Chương 1 : Phép nhiệm mầu ...
Tôi biết bạn nghĩ gì khi đọc đầu đề chương này. Bạn bĩu môi: "Vô lý thượng hạng! Nồng nặc mùi quảng cáo của bọn bán cao đơn hoàn tán và của các "mét" coi chỉ tay đoán vận mạng".
Nếu bạn nghĩ như vậy, tôi không dám cãi. Mười lăm năm trước, có lẽ tôi cũng như vậy, khi đọc một câu như vậy. Bạn hoài nghi ư? Càng tốt! Tôi yêu những người hoài nghi. Tôi gốc gác ở Missouri: như vậy bạn đủ hiểu... Tư tưởng của loài người sở dĩ tiến được chính nhờ bọn tò mò, nhờ các vị thánh Thomas hay ngờ vực, nhờ hết thảy những người không chịu tin vì chưa có chứng cớ rõ ràng.
Tôi muốn thành thực hỏi bạn hai chữ "mầu nhiệm" đó dùng có đúng không? Không - Không được đúng lắm, vì còn ở dưới sự thực xa. Vài bức thư chép lại trong chương này đã có kết quả mà có người cho rằng bội phần mầu nhiệm kia. Và người đó là ai? Chính là ông Ken R.Dyke, một nhà chuyên môn có danh nhất về nghề bán hàng ở Mỹ. Ông trước làm giám đốc thương mãi tại xí nghiệp Johns Manville, hãng làm những mái nhà phòng hỏa và bây giờ chỉ huy phòng quảng cáo tại công ty Palmolive Peet, lại đồng thời làm hội trưởng "Liên đoàn" các nhà quảng cáo nữa. Cứ 100 bức thư mà ông Dyke thường gởi cho các tiệm bán lẻ hàng hãng ông sản xuất, để hỏi thăm tình hình, thì ông chỉ nhận từ 5 tới 8 thư hồi âm, nghĩa là từ 5 tới 8 phần 100. Cho nên ông cho rằng được 15 phần trăm đã là kỳ dị và nếu được 20 phần 100 thì thật là có phép mầu nhiệm.
Vậy mà một bức thư của ông gởi đi có chép lại ở dưới đây, đã được 42 phần trăm thư hồi âm! Nghĩa là mầu nhiệm tới gấp hai. Đó là những chứng cớ mà người ta không thể nhún vai mà không công nhận được. Vả lại không phải chỉ một bức thư đó được cái may mắn bất ngờ đó đâu; cả chục bức thư khác cũng thành công vậy.
Nguyên do ở đâu? Ông Ken Dyke đích thân chỉ cho bạn đây: "Sau khi học những lớp giảng của ông Dale Carnegie, tôi làm cho những bức thư tôi gởi để dò tình hình, công hiệu tăng lên một cách lạ lùng. Tôi hiểu rằng những lý lẽ mà tôi dùng từ trước tới nay hoàn toàn vô ích. Tôi thực hành những quy tắc đã học được, và làm cho công hiệu của những bức thư tôi gởi tăng lên từ 500 tới 800 phần trăm".
Đây, bức thư mầu nhiệm đó đây. Nó làm cho người nhận được vui thích, vì trong thư đã xin người này giúp một việc, một việc nó làm cho người đó thấy sự quan trọng của mình.
Sau mỗi đoạn, tôi có bình phẩm.
"Ông Blank thân mến.
Ông có thể làm ơn giúp tôi vượt một nỗi khó khăn không?
(Ta thử tưởng tượng cảnh đó: một người buôn bán tầm thường ở arizona nhận được một bức thư của một nhà quảng cáo lớn nhất ở Nữu Ước, mà trong thư đó ngay từ câu đầu, nhà quảng cáo đó cậy một việc. Tôi tưởng tượng nhà buôn đó tự nhủ: "Nếu ông ta đương gặp sự khó khăn, thì có thể nhờ cậy mình được. Mình vẫn thích giúp kẻ khác... Nào, coi xem nào, có chuyện chi khó khăn đây?).
Năm ngoái, tôi đã khuyên các ông giám đốc của công ty tôi rằng cách hiệu nghiệm nhất để tăng số hàng bán lẻ là mở một cuộc tuyên truyền kịch liệt suốt một năm để bán trực tiếp, và phí tổn cuộc vận động đó do công ty sản xuất chịu hết.
(Nhà buôn chắc tự nhủ: "Thì đúng rồi, cố nhiên họ phải gánh những phí tổn đó chứ, vì họ thu cả triệu bạc lời, trong khi mình nai lưng ra làm để kiếm từng xu... Rồi sao nữa?).
Mới rồi, tôi gởi một tờ phỏng vấn có nhiều câu hỏi cho 1.000 nhà đại lý đã hưởng lời trong cuộc tuyên truyền đó, và vài trăm bức thư hồi âm tôi đã nhận được chứng tỏ rằng những nhà đại lý rất hài lòng về cách hợp tác đó.
Cho nên chúng tôi đã lập một kế hoạch cổ động mới mà tôi biết rằng sẽ làm ông vui lòng hơn kế hoạch năm rồi nữa.
Nhưng sáng nay, ông hội trưởng của chúng tôi đã nghiên cứu với tôi những tờ báo cáo về kết quả cuộc tuyên truyền trước và cậy tôi cho biết cuộc tuyên truyền đó đã giúp cho hội tăng gia được số hàng bán là bao nhiêu. Vì lẽ đó nên tôi phải nhờ cậy ông giúp tôi trả lời câu hỏi đó.
Câu này tuyệt: "Tôi phải nhờ cậy ông giúp tôi trả lời câu hỏi đó". Nhà buôn ở arizona nghĩ rằng ông lớn đó biết điều lắm và biết sự xét đoán của thân chủ là có giá trị. Bạn nên nhớ rằng Ken Dyke không hề phí thì giờ khoe sự trọng của ông ta. Trái lại, ông vội vàng tỏ ra rằng ông trông cậy ở sự giúp đỡ của nhà buôn đó nhiều lắm. Ông nhận ngay rằng không có sự giúp đỡ ấy, ông không thể nào viết bài báo cáo cho ông hội trưởng được. Lời lẽ như vậy, thì làm sao nhà buôn ở arizona không hài lòng được? Vì dù sao ông ta cũng chỉ là một người phàm như chúng ta).
Tôi muốn xin ông giúp tôi như vầy:
1. Biên lên bản đồ đính theo đây, tổng số nóc nhà mới hoặc nóc nhà sửa lại mà ông cho là đã bán được, nhờ cuộc cổ động năm ngoái.
2. Cho tôi biết số hàng đã bán như vậy tổng cộng bao nhiêu tiền: con số ông cho càng đúng càng hay.
Nếu ông giúp tôi việc đó, tôi sẽ lấy làm quý hóa lắm và mang ơn ông vô cùng.
Kính chào...
(Bạn nên để ý rằng, trong đoạn cuối đó, hai chữ "tôi" và "ông" quan trọng khác nhau. Chữ "tôi" phải đọc nho nhỏ mà chữ "ông" phải đọc lớn tiếng. Rồi lại không tiếc lời cám ơn. Nào "lấy làm quý hóa lắm", nào "mang ơn ông vô cùng").
Bức thư thường lắm, phải không? Vậy mà nó "mầu nhiệm" lạ lùng. Tại sao? Tại người viết đã xin người nhận bạn cho một ân huệ nhỏ, mà như vậy tất nhiên người nhận thư tự thấy mình quan trọng lắm.
Chiến thuật vô hại đó luôn luôn có kết quả. Benjamin Franklin vì dùng nó mà làm cho một kẻ thù biến thành bạn thân suốt đời của ông.
Franklin hồi thiếu thời, đem hết số tiền để dành được, đặt vào một nhà in nhỏ. Ông được bầu làm thư ký hội nghị ở Philadelphie, do đó mà được độc quyền lãnh in hết thảy những công văn trong các sở. Địa vị đó rất có lợi cho ông và ông quyết giữ nó. Chẳng may ông có một kẻ thù trong hội nghị: người đó là một nhà giàu có, và có quyền thế trong tỉnh. Người đó ghét ông tới nỗi đã có lần công kích ông trước công chúng trong một bài diễn văn.
Cái đó mới thật nguy hại. Cho nên Franklin quyết chinh phục được lòng thiện cảm của kẻ thù. Nhưng không phải dễ. Kiếm cách thi ân với người đó sao? Không được. Phương pháp đó gợi lòng ngờ vực của người ta và có lẽ người ta còn khinh bỉ nữa.
Franklin khôn ngoan, khéo léo lắm, không dại dột vậy đâu. Ông làm trái hẳn lại: Ông xin kẻ thù ông giúp ông một việc.
Bạn cứ yên lòng: Ông không hỏi mượn tiền người đó đâu. Không. Ông xin một ân huệ, một ân huệ mà người kia vui lòng cho, vì xin như vậy là tỏ ra một cách khéo léo rằng ông khâm phục người đó có tài cao học rộng.
Xin bạn nghe chính ông Franklin kể chuyện lại:
"Tôi nghe người ta nói rằng trong tủ sách ông ta có quyển sách rất hiếm, quý, tôi bèn viết cho ông vài hàng tỏ ý ước ao được đọc cuốn ấy lắm và xin ông làm ơn cho mượn trong vài ngày.
Ông ta cho mang lại nhà tôi liền và khoảng một tuần lễ sau, tôi cho người mang trả với một bức thư trong đó tôi tỏ ý cám ơn ông lắm.
Khi chúng tôi lại gặp nhau ở hội nghị, ông ta trò chuyện với tôi, có lễ độ lắm (trước kia không khi nào ông nói với tôi nửa lời). Rồi từ đó ông sốt sắng giúp tôi, bất kỳ trong cơ hội nào, thành thử chúng tôi trở nên đôi bạn rất thân cho tới khi ông mất".
Franklin đã khuất một trăm rưỡi năm rồi mà triết lý của ông vẫn còn có những kết quả dị thường. Một người học trò của tôi Albert B. Amsel đã áp dụng nó một cách khéo léo.
Ông Amsel làm đại lý cho một nhà bán ống chì và lò sưởi bằng đồng, từ lâu nay vẫn kiếm cơ hội bán hàng cho một xí nghiệp đúc chì lớn ở Brooklyn. Xí nghiệp đó vừa có nhiều khách hàng, vừa được tin cậy. Nhưng ông không tiến được một bước nào hết. Vì ông chủ xí nghiệp đó là hạng người lạ lùng, lúc nào cũng hầm hầm, nói năng thì cục cằn thô lỗ. Ngồi sau chiếc bàn làm việc, ngậm điếu sì gà lớn trong góc miệng, mỗi lần trông thấy mặt Amsei, ông ta nói như chó sủa: "Hôm nay không mua chi hết. Đừng uổng công làm mất thì giờ tôi! Đi chơi!".
Nhưng một hôm ông Amsel dùng một chiến thuật khác, một chiến thuật mà kết quả là bán được một số hàng lớn, được thêm một khách hàng thành bạn thân của ông và sau cùng được nhiều vụ làm ăn khác nữa.
Hãng ông Amsel đang điều đình để mua một chi điếm mới ở làng Queens, tại Long Island. Miền đó, ông chủ xí nghiệp đúc chì biết rõ lắm và có nhiều khách hàng ở đó. Khi ông Amsel trở lại thăm nhà doanh nghiệp, ông vội nói ngay:
- Thưa ông C, hôm nay tôi không lại để cậy ông mua hàng cho tôi đâu. Tôi chỉ xin ông chỉ giùm tôi một điều thôi... Ông có thể tiếp tôi một lát được không?
- Hừ! Sao! Ông C vừa đáp vừa lăn điếu xì gà từ mép này qua mép kia - Nói thử coi!
- Hãng tôi tính mở một chi điếm ở làng Queens. Mà không ai biết nơi đó rõ hơn ông. Cho nên tôi tự tiện lại hỏi ý kiến ông. Ông nghĩ ý định đó của tôi có được không. Nên làm hay không?
Tình thế thay đổi hẳn. Đã từ lâu, nhà đúc chì quen tỏ sự quan trọng của mình bằng giọng thô lỗ với người lại bán hàng cho ông và la ầm lên, mời họ "cút". Nhưng lần này ông Amsel lại hỏi ý ông. Tốt lắm! Người thay mặt cho một hãng lớn lại hỏi ý kiến ông để về trả lời cho những viên giám đốc của y!
Ông C bèn kéo ghế mời ngồi, rồi trong một giờ đồng hồ ông diễn thuyết về những cái lợi buôn bán ở làng Queens. Không những tán thành nơi lựa làm kho hàng, mà còn vạch cho cả một chương trình để mua cửa hàng đó, dự trữ hàng hóa và khai trương xí nghiệp mới. Để tỏ ra mình là một người quan trọng, ông ta lại còn khuyên nên quản lý xí nghiệp ra sao. Sau cùng, ông nói về đời tư của ông, và kể lể cả tâm sự về nỗi buồn bực trong gia đình ông nữa...".
Ông Amsel nói:
"Chiều hôm đó, khi từ biệt ông ta, không những ông đặt mua một số hàng quan trọng mà còn bắt đầu thành bạn thân của tôi nữa. Bây giờ tôi đánh quần với thằng cha mà hồi trước chưa trông thấy tôi, y đã nhe nanh ra chỉ chực cắn. Nguyên do sự thay đổi đó chỉ vì tôi nhờ cậy ông ta một việc, nó làm thỏa tính tự phụ của ông ta".
Chúng ta nghiên cứu bức thư sau này nữa của Ken Dyke, bức thư mà trong đó chánh sách "xin Ngài làm ơn" được áp dụng một cách khéo léo làm sao!
Cách đây vài năm, ông Dyke thất vọng lắm vì ít khi ông nhận được hồi âm những bức thư ông gởi cho các thân chủ của ông: thầu khoán, thương gia, kiến trúc sư, để xin họ cho biết tình hình buôn bán. Thường thường một trăm bức thư mới được một bức trả lời. ít quá. Nếu được hai bức, ông đã cho là khá, còn được ba bức thì thật là tốt lắm. Mà nếu một trăm bức được mười bức trả lời thì ông phải cho là một sự lạ.
Vậy mà bức thư sau này được 50 phần trăm thư trả lời, có phải là năm lần mầu nhiệm hơn không? Và những bức thư hồi âm dài tới hai ba trang, tràn trề tình thân ái, lòng hăng hái và những lời khuyên có ích!
Bức thư đó đây. Bạn nhận thấy rằng nó gần như bức thư trên kia. Bạn đọc đi rồi thử tưởng tượng tình cảm của người nhận được, thử kiếm lẽ tại sao bức thư đó "kết quả năm lần hơn một phép mầu".
Ông Doe thân ái,
Ông giúp tôi một việc nhỏ được không?
Đã gần một năm, tôi khuyên công ty tôi in một cuốn tổng mục các khí cụ và vật liệu với cách dùng đồ đó, để các kiến trúc sư dễ tra cứu. Tôi xin gởi một bản theo đây biếu ông. Đó là cuốn thứ nhất trong loại ấy.
Nhưng những cuốn tổng mục ấy phân phát gần hết rồi. Ông giám đốc công ty đồng ý với tôi rằng chỉ nên tái bản nếu có chứng cớ chắc chắn rằng cuốn đó in ra có lợi cho chúng tôi. Chúng tôi định lập một hội đồng để xem xét có nên tái bản cuốn tổng mục đó chăng, và xin ông vui lòng nhận chân trong hội đồng đó cùng với 49 vị kiến trúc sư trong các miền khác, để giúp ý kiến chúng tôi.
Để cho công việc của ông được dễ dàng, tôi đã biên đàng sau bức thư này ít câu hỏi rất giản dị. Ông sẽ ban riêng cho tôi một ơn lớn nếu ông vui lòng trả lời những câu hỏi đó và thêm vài lời bình phẩm mà ông cho là có ích rồi bỏ bức thư vào trong bao thư có dán cò sẵn tôi gởi theo đây.
Tôi không cần phải thưa với ông rằng ông không chịu trách nhiệm gì về những lời chỉ bảo của ông hết. Vậy tôi xin để ông tự ý định đoạt xem cuốn tổng mục nên bỏ đi, hay nên tái bản và chúng tôi sẽ cải cách theo lời khuyên của ông.
Dù sao cũng xin ông tin rằng tôi hoan nghênh sự cộng tác của ông lắm...
Tôi cảm tạ ông và kính chúc ông...
Giám đốc phòng thương vụ
Ken R. Dyke
Và bây giờ, tôi xin dặn bạn điều này. Tôi do kinh nghiệm mà biết rằng sau khi đọc bức thư đó, có vài bạn đã dùng phương pháp đó như cái máy thiếu hẳn vẻ tự nhiên: họ không dùng những lời khen tặng thành thật mà lại dùng một lối nịnh hót dối trá và ti tiện.
Như vậy tất nhiên là không thành công.
Thật vậy, chúng ta ai cũng khát khao được người khen ngợi và quý mến, nhưng chúng ta rất sợ lời nịnh hót.
Tôi xin nhắc lại: những phương pháp chỉ trong cuốn này chỉ có kết quả khi nó được áp dụng một cách chân thành, tự đáy lòng mà ra.
Những điều tôi chỉ cho bạn, không phải là những thuật xảo thủ, những mánh khóe để thành công đâu.
Không. Đó là một quan niệm mới về về nhân sinh, một triết lý mới.
Đọc tiếp:
Phần VI : Bảy lời khuyên để tăng hạnh phúc trong gia đình
Tôi biết bạn nghĩ gì khi đọc đầu đề chương này. Bạn bĩu môi: "Vô lý thượng hạng! Nồng nặc mùi quảng cáo của bọn bán cao đơn hoàn tán và của các "mét" coi chỉ tay đoán vận mạng".
Nếu bạn nghĩ như vậy, tôi không dám cãi. Mười lăm năm trước, có lẽ tôi cũng như vậy, khi đọc một câu như vậy. Bạn hoài nghi ư? Càng tốt! Tôi yêu những người hoài nghi. Tôi gốc gác ở Missouri: như vậy bạn đủ hiểu... Tư tưởng của loài người sở dĩ tiến được chính nhờ bọn tò mò, nhờ các vị thánh Thomas hay ngờ vực, nhờ hết thảy những người không chịu tin vì chưa có chứng cớ rõ ràng.
Tôi muốn thành thực hỏi bạn hai chữ "mầu nhiệm" đó dùng có đúng không? Không - Không được đúng lắm, vì còn ở dưới sự thực xa. Vài bức thư chép lại trong chương này đã có kết quả mà có người cho rằng bội phần mầu nhiệm kia. Và người đó là ai? Chính là ông Ken R.Dyke, một nhà chuyên môn có danh nhất về nghề bán hàng ở Mỹ. Ông trước làm giám đốc thương mãi tại xí nghiệp Johns Manville, hãng làm những mái nhà phòng hỏa và bây giờ chỉ huy phòng quảng cáo tại công ty Palmolive Peet, lại đồng thời làm hội trưởng "Liên đoàn" các nhà quảng cáo nữa. Cứ 100 bức thư mà ông Dyke thường gởi cho các tiệm bán lẻ hàng hãng ông sản xuất, để hỏi thăm tình hình, thì ông chỉ nhận từ 5 tới 8 thư hồi âm, nghĩa là từ 5 tới 8 phần 100. Cho nên ông cho rằng được 15 phần trăm đã là kỳ dị và nếu được 20 phần 100 thì thật là có phép mầu nhiệm.
Vậy mà một bức thư của ông gởi đi có chép lại ở dưới đây, đã được 42 phần trăm thư hồi âm! Nghĩa là mầu nhiệm tới gấp hai. Đó là những chứng cớ mà người ta không thể nhún vai mà không công nhận được. Vả lại không phải chỉ một bức thư đó được cái may mắn bất ngờ đó đâu; cả chục bức thư khác cũng thành công vậy.
Nguyên do ở đâu? Ông Ken Dyke đích thân chỉ cho bạn đây: "Sau khi học những lớp giảng của ông Dale Carnegie, tôi làm cho những bức thư tôi gởi để dò tình hình, công hiệu tăng lên một cách lạ lùng. Tôi hiểu rằng những lý lẽ mà tôi dùng từ trước tới nay hoàn toàn vô ích. Tôi thực hành những quy tắc đã học được, và làm cho công hiệu của những bức thư tôi gởi tăng lên từ 500 tới 800 phần trăm".
Đây, bức thư mầu nhiệm đó đây. Nó làm cho người nhận được vui thích, vì trong thư đã xin người này giúp một việc, một việc nó làm cho người đó thấy sự quan trọng của mình.
Sau mỗi đoạn, tôi có bình phẩm.
"Ông Blank thân mến.
Ông có thể làm ơn giúp tôi vượt một nỗi khó khăn không?
(Ta thử tưởng tượng cảnh đó: một người buôn bán tầm thường ở arizona nhận được một bức thư của một nhà quảng cáo lớn nhất ở Nữu Ước, mà trong thư đó ngay từ câu đầu, nhà quảng cáo đó cậy một việc. Tôi tưởng tượng nhà buôn đó tự nhủ: "Nếu ông ta đương gặp sự khó khăn, thì có thể nhờ cậy mình được. Mình vẫn thích giúp kẻ khác... Nào, coi xem nào, có chuyện chi khó khăn đây?).
Năm ngoái, tôi đã khuyên các ông giám đốc của công ty tôi rằng cách hiệu nghiệm nhất để tăng số hàng bán lẻ là mở một cuộc tuyên truyền kịch liệt suốt một năm để bán trực tiếp, và phí tổn cuộc vận động đó do công ty sản xuất chịu hết.
(Nhà buôn chắc tự nhủ: "Thì đúng rồi, cố nhiên họ phải gánh những phí tổn đó chứ, vì họ thu cả triệu bạc lời, trong khi mình nai lưng ra làm để kiếm từng xu... Rồi sao nữa?).
Mới rồi, tôi gởi một tờ phỏng vấn có nhiều câu hỏi cho 1.000 nhà đại lý đã hưởng lời trong cuộc tuyên truyền đó, và vài trăm bức thư hồi âm tôi đã nhận được chứng tỏ rằng những nhà đại lý rất hài lòng về cách hợp tác đó.
Cho nên chúng tôi đã lập một kế hoạch cổ động mới mà tôi biết rằng sẽ làm ông vui lòng hơn kế hoạch năm rồi nữa.
Nhưng sáng nay, ông hội trưởng của chúng tôi đã nghiên cứu với tôi những tờ báo cáo về kết quả cuộc tuyên truyền trước và cậy tôi cho biết cuộc tuyên truyền đó đã giúp cho hội tăng gia được số hàng bán là bao nhiêu. Vì lẽ đó nên tôi phải nhờ cậy ông giúp tôi trả lời câu hỏi đó.
Câu này tuyệt: "Tôi phải nhờ cậy ông giúp tôi trả lời câu hỏi đó". Nhà buôn ở arizona nghĩ rằng ông lớn đó biết điều lắm và biết sự xét đoán của thân chủ là có giá trị. Bạn nên nhớ rằng Ken Dyke không hề phí thì giờ khoe sự trọng của ông ta. Trái lại, ông vội vàng tỏ ra rằng ông trông cậy ở sự giúp đỡ của nhà buôn đó nhiều lắm. Ông nhận ngay rằng không có sự giúp đỡ ấy, ông không thể nào viết bài báo cáo cho ông hội trưởng được. Lời lẽ như vậy, thì làm sao nhà buôn ở arizona không hài lòng được? Vì dù sao ông ta cũng chỉ là một người phàm như chúng ta).
Tôi muốn xin ông giúp tôi như vầy:
1. Biên lên bản đồ đính theo đây, tổng số nóc nhà mới hoặc nóc nhà sửa lại mà ông cho là đã bán được, nhờ cuộc cổ động năm ngoái.
2. Cho tôi biết số hàng đã bán như vậy tổng cộng bao nhiêu tiền: con số ông cho càng đúng càng hay.
Nếu ông giúp tôi việc đó, tôi sẽ lấy làm quý hóa lắm và mang ơn ông vô cùng.
Kính chào...
(Bạn nên để ý rằng, trong đoạn cuối đó, hai chữ "tôi" và "ông" quan trọng khác nhau. Chữ "tôi" phải đọc nho nhỏ mà chữ "ông" phải đọc lớn tiếng. Rồi lại không tiếc lời cám ơn. Nào "lấy làm quý hóa lắm", nào "mang ơn ông vô cùng").
Bức thư thường lắm, phải không? Vậy mà nó "mầu nhiệm" lạ lùng. Tại sao? Tại người viết đã xin người nhận bạn cho một ân huệ nhỏ, mà như vậy tất nhiên người nhận thư tự thấy mình quan trọng lắm.
Chiến thuật vô hại đó luôn luôn có kết quả. Benjamin Franklin vì dùng nó mà làm cho một kẻ thù biến thành bạn thân suốt đời của ông.
Franklin hồi thiếu thời, đem hết số tiền để dành được, đặt vào một nhà in nhỏ. Ông được bầu làm thư ký hội nghị ở Philadelphie, do đó mà được độc quyền lãnh in hết thảy những công văn trong các sở. Địa vị đó rất có lợi cho ông và ông quyết giữ nó. Chẳng may ông có một kẻ thù trong hội nghị: người đó là một nhà giàu có, và có quyền thế trong tỉnh. Người đó ghét ông tới nỗi đã có lần công kích ông trước công chúng trong một bài diễn văn.
Cái đó mới thật nguy hại. Cho nên Franklin quyết chinh phục được lòng thiện cảm của kẻ thù. Nhưng không phải dễ. Kiếm cách thi ân với người đó sao? Không được. Phương pháp đó gợi lòng ngờ vực của người ta và có lẽ người ta còn khinh bỉ nữa.
Franklin khôn ngoan, khéo léo lắm, không dại dột vậy đâu. Ông làm trái hẳn lại: Ông xin kẻ thù ông giúp ông một việc.
Bạn cứ yên lòng: Ông không hỏi mượn tiền người đó đâu. Không. Ông xin một ân huệ, một ân huệ mà người kia vui lòng cho, vì xin như vậy là tỏ ra một cách khéo léo rằng ông khâm phục người đó có tài cao học rộng.
Xin bạn nghe chính ông Franklin kể chuyện lại:
"Tôi nghe người ta nói rằng trong tủ sách ông ta có quyển sách rất hiếm, quý, tôi bèn viết cho ông vài hàng tỏ ý ước ao được đọc cuốn ấy lắm và xin ông làm ơn cho mượn trong vài ngày.
Ông ta cho mang lại nhà tôi liền và khoảng một tuần lễ sau, tôi cho người mang trả với một bức thư trong đó tôi tỏ ý cám ơn ông lắm.
Khi chúng tôi lại gặp nhau ở hội nghị, ông ta trò chuyện với tôi, có lễ độ lắm (trước kia không khi nào ông nói với tôi nửa lời). Rồi từ đó ông sốt sắng giúp tôi, bất kỳ trong cơ hội nào, thành thử chúng tôi trở nên đôi bạn rất thân cho tới khi ông mất".
Franklin đã khuất một trăm rưỡi năm rồi mà triết lý của ông vẫn còn có những kết quả dị thường. Một người học trò của tôi Albert B. Amsel đã áp dụng nó một cách khéo léo.
Ông Amsel làm đại lý cho một nhà bán ống chì và lò sưởi bằng đồng, từ lâu nay vẫn kiếm cơ hội bán hàng cho một xí nghiệp đúc chì lớn ở Brooklyn. Xí nghiệp đó vừa có nhiều khách hàng, vừa được tin cậy. Nhưng ông không tiến được một bước nào hết. Vì ông chủ xí nghiệp đó là hạng người lạ lùng, lúc nào cũng hầm hầm, nói năng thì cục cằn thô lỗ. Ngồi sau chiếc bàn làm việc, ngậm điếu sì gà lớn trong góc miệng, mỗi lần trông thấy mặt Amsei, ông ta nói như chó sủa: "Hôm nay không mua chi hết. Đừng uổng công làm mất thì giờ tôi! Đi chơi!".
Nhưng một hôm ông Amsel dùng một chiến thuật khác, một chiến thuật mà kết quả là bán được một số hàng lớn, được thêm một khách hàng thành bạn thân của ông và sau cùng được nhiều vụ làm ăn khác nữa.
Hãng ông Amsel đang điều đình để mua một chi điếm mới ở làng Queens, tại Long Island. Miền đó, ông chủ xí nghiệp đúc chì biết rõ lắm và có nhiều khách hàng ở đó. Khi ông Amsel trở lại thăm nhà doanh nghiệp, ông vội nói ngay:
- Thưa ông C, hôm nay tôi không lại để cậy ông mua hàng cho tôi đâu. Tôi chỉ xin ông chỉ giùm tôi một điều thôi... Ông có thể tiếp tôi một lát được không?
- Hừ! Sao! Ông C vừa đáp vừa lăn điếu xì gà từ mép này qua mép kia - Nói thử coi!
- Hãng tôi tính mở một chi điếm ở làng Queens. Mà không ai biết nơi đó rõ hơn ông. Cho nên tôi tự tiện lại hỏi ý kiến ông. Ông nghĩ ý định đó của tôi có được không. Nên làm hay không?
Tình thế thay đổi hẳn. Đã từ lâu, nhà đúc chì quen tỏ sự quan trọng của mình bằng giọng thô lỗ với người lại bán hàng cho ông và la ầm lên, mời họ "cút". Nhưng lần này ông Amsel lại hỏi ý ông. Tốt lắm! Người thay mặt cho một hãng lớn lại hỏi ý kiến ông để về trả lời cho những viên giám đốc của y!
Ông C bèn kéo ghế mời ngồi, rồi trong một giờ đồng hồ ông diễn thuyết về những cái lợi buôn bán ở làng Queens. Không những tán thành nơi lựa làm kho hàng, mà còn vạch cho cả một chương trình để mua cửa hàng đó, dự trữ hàng hóa và khai trương xí nghiệp mới. Để tỏ ra mình là một người quan trọng, ông ta lại còn khuyên nên quản lý xí nghiệp ra sao. Sau cùng, ông nói về đời tư của ông, và kể lể cả tâm sự về nỗi buồn bực trong gia đình ông nữa...".
Ông Amsel nói:
"Chiều hôm đó, khi từ biệt ông ta, không những ông đặt mua một số hàng quan trọng mà còn bắt đầu thành bạn thân của tôi nữa. Bây giờ tôi đánh quần với thằng cha mà hồi trước chưa trông thấy tôi, y đã nhe nanh ra chỉ chực cắn. Nguyên do sự thay đổi đó chỉ vì tôi nhờ cậy ông ta một việc, nó làm thỏa tính tự phụ của ông ta".
Chúng ta nghiên cứu bức thư sau này nữa của Ken Dyke, bức thư mà trong đó chánh sách "xin Ngài làm ơn" được áp dụng một cách khéo léo làm sao!
Cách đây vài năm, ông Dyke thất vọng lắm vì ít khi ông nhận được hồi âm những bức thư ông gởi cho các thân chủ của ông: thầu khoán, thương gia, kiến trúc sư, để xin họ cho biết tình hình buôn bán. Thường thường một trăm bức thư mới được một bức trả lời. ít quá. Nếu được hai bức, ông đã cho là khá, còn được ba bức thì thật là tốt lắm. Mà nếu một trăm bức được mười bức trả lời thì ông phải cho là một sự lạ.
Vậy mà bức thư sau này được 50 phần trăm thư trả lời, có phải là năm lần mầu nhiệm hơn không? Và những bức thư hồi âm dài tới hai ba trang, tràn trề tình thân ái, lòng hăng hái và những lời khuyên có ích!
Bức thư đó đây. Bạn nhận thấy rằng nó gần như bức thư trên kia. Bạn đọc đi rồi thử tưởng tượng tình cảm của người nhận được, thử kiếm lẽ tại sao bức thư đó "kết quả năm lần hơn một phép mầu".
Ông Doe thân ái,
Ông giúp tôi một việc nhỏ được không?
Đã gần một năm, tôi khuyên công ty tôi in một cuốn tổng mục các khí cụ và vật liệu với cách dùng đồ đó, để các kiến trúc sư dễ tra cứu. Tôi xin gởi một bản theo đây biếu ông. Đó là cuốn thứ nhất trong loại ấy.
Nhưng những cuốn tổng mục ấy phân phát gần hết rồi. Ông giám đốc công ty đồng ý với tôi rằng chỉ nên tái bản nếu có chứng cớ chắc chắn rằng cuốn đó in ra có lợi cho chúng tôi. Chúng tôi định lập một hội đồng để xem xét có nên tái bản cuốn tổng mục đó chăng, và xin ông vui lòng nhận chân trong hội đồng đó cùng với 49 vị kiến trúc sư trong các miền khác, để giúp ý kiến chúng tôi.
Để cho công việc của ông được dễ dàng, tôi đã biên đàng sau bức thư này ít câu hỏi rất giản dị. Ông sẽ ban riêng cho tôi một ơn lớn nếu ông vui lòng trả lời những câu hỏi đó và thêm vài lời bình phẩm mà ông cho là có ích rồi bỏ bức thư vào trong bao thư có dán cò sẵn tôi gởi theo đây.
Tôi không cần phải thưa với ông rằng ông không chịu trách nhiệm gì về những lời chỉ bảo của ông hết. Vậy tôi xin để ông tự ý định đoạt xem cuốn tổng mục nên bỏ đi, hay nên tái bản và chúng tôi sẽ cải cách theo lời khuyên của ông.
Dù sao cũng xin ông tin rằng tôi hoan nghênh sự cộng tác của ông lắm...
Tôi cảm tạ ông và kính chúc ông...
Giám đốc phòng thương vụ
Ken R. Dyke
Và bây giờ, tôi xin dặn bạn điều này. Tôi do kinh nghiệm mà biết rằng sau khi đọc bức thư đó, có vài bạn đã dùng phương pháp đó như cái máy thiếu hẳn vẻ tự nhiên: họ không dùng những lời khen tặng thành thật mà lại dùng một lối nịnh hót dối trá và ti tiện.
Như vậy tất nhiên là không thành công.
Thật vậy, chúng ta ai cũng khát khao được người khen ngợi và quý mến, nhưng chúng ta rất sợ lời nịnh hót.
Tôi xin nhắc lại: những phương pháp chỉ trong cuốn này chỉ có kết quả khi nó được áp dụng một cách chân thành, tự đáy lòng mà ra.
Những điều tôi chỉ cho bạn, không phải là những thuật xảo thủ, những mánh khóe để thành công đâu.
Không. Đó là một quan niệm mới về về nhân sinh, một triết lý mới.
Đọc tiếp:
Phần VI : Bảy lời khuyên để tăng hạnh phúc trong gia đình
Chương 1 : Chôn sống hạnh phúc gia đình cách nào lẹ nhất?
Chương 2 : Tùy Ngộ Nhi An
Chương 3 : Thương nhau chín bỏ làm mười
Chương 4 : Làm cho người ở chung quanh mình được sung sướng là điều dễ dàng
Chương 5 : Cái gì làm cảm động một người đàn bà
Chương 6 : Phu phụ tương kính như tân
Chương 7 : Những kẻ thất học trong hôn nhân
Chương 2 : Tùy Ngộ Nhi An
Chương 3 : Thương nhau chín bỏ làm mười
Chương 4 : Làm cho người ở chung quanh mình được sung sướng là điều dễ dàng
Chương 5 : Cái gì làm cảm động một người đàn bà
Chương 6 : Phu phụ tương kính như tân
Chương 7 : Những kẻ thất học trong hôn nhân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét