Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Giáo dục thai nhi trong 9 tháng 10 ngày

Tiếp theo ...... Thiên tài từ 280 ngày

Giáo dục thai nhi là một công việc rất cụ thể, nó không chỉ bao gồm yếu tố sinh lý và sinh lý mà nó còn bao gồm sự phối hợp của người mẹ với thai nhi. Nó dựa vào những thao tác cụ thể tỉ mỉ của người bố và người mẹ theo từng ngày, từng giai đoạn trong quá trình người vợ mang thai. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho những ông bố bà mẹ về kiến thức chăm sóc thai nhi trong từng tháng khi mang thai. Và đưa ra phương pháp giáo dục thi nhi tương ứng, để cho hai vợ chồng có thể tiến hành giáo dục thai nhi một cách cụ thể, tỉ mỉ và hoàn chỉnh

1- Giáo dục thai nhi trong tháng thứ nhất. từ ( 0 – 3 tuần tuổi)

• Tình trạng của thai nhi:

Sau khi trứng và tinh trùng hoàn thành quá trình thụ tinh, thì kích thước của trứng được thụ tinh chỉ 0,2mm, sau khi thụ tinh khoảng 3 tuần thì bắt đầu hình thành phôi thai.
Lúc này phôi thai dài từ 5mm – 1cm, nặng không đến 1g. Nhìn bên ngoài thân thể được chia làm 2 phần, phần đầu phôi thai rất to, dài tới quá một nửa thân và có một cái đuôi dài, hình thành của phôi thai hơi giống một con Hải cẩu con. Cánh tay và đùi đã hình thành nên do còn nhỏ nên rất khó nhận ra. Não bộ, tủy sống, hệ thống thần kinh và hệ thống tuần hoàn máu về cơ bản đã hình thành. Tim bắt đầu hình thành từ cuối tuần thứ 2 kể từ khi hình thành phôi thai phôi thai và tim bắt đầu từ tuần thứ 3, đồng thời làm cho máu lưu thông trên toàn thân của thai nhi. Gan cũng bắt đầu hình thành từ giai đoạn này.

• Trạng thái của người mẹ - Sự thay đổi cơ thể của người mẹ:

Trong tháng đầu tiên mang thai, thì biểu hiện có bầu của người phụ nữ thường không rõ ràng, chỉ có nhiệt độ cơ thể trả lời chính xác xem người phụ nữ đó có bầu hay chưa. Vào sáng sớm mỗi ngày tiến hành đo nhiệt độ cơ thể của người vợ, nếu thấy nhiệt độ ở vào khoảng 370C và kéo dài liên tục trong bòng 2 tuần trở lên thì nên nghĩ ngay đến dấu hiệu mang thai. Tất nhiên, dấu hiệu có bầu ở môi người phụ nữ là khác nhau, chậm kinh cũng là một biểu hiện thường thấy khi phụ nữ có bầu. Cũng có người sau khi có bầu cảm thấy đau đầu hoa mắt, sốt, phần bụng dưới hơi đau hoặc càm thấy trong người khó chịu, dễ nổi cáu, vú căng ra xoa nhẹ vào cũng thấy đau, tất cả những biểu hiện đó đều là dấu hiệu của sự mang bầu ở người phụ nữ.

Những người phụ nữ sau khi kết hôn, nếu không áp dụng các biện pháp tránh thai thì bất cứ lúc nào cũng có khả năng có thai. Vì vậy nếu cảm thấy trong người khó chịu thì trước tiên hãy nghĩ đến khả năng mang bầu. Không nên cho rằng những biểu hiện như đau đầu chóng mặt, hoa mắt là triệu chứng của bệnh cảm cúmvà uống thuốc cảm, và khi bị đau phần bụng dưới thì không nên cho đó là chứng đau bụng mà uống thuốc, tất cả những loại thuốc đó là chứng đau bụng mà uống thuốc, tất cả những loại thuốc đó đều gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Chíng bì thế sau khi cưới, người vợ phải thường xuyên chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình và lưu ý đến nhiệt độ trung bình của cơ thể. Sớm nhận biết được dấu hiệu có bầu, không chỉ là niềm vui cho gia đình mà còn cho nguời mẹ nắm được thời cơ để thiế hangh các phương pháp giáo dục và chăm sóc thai nhi.

Tâm lý của người mẹ:

Đối với những phụ nữ lần đầu tiên mang bầu và những phụ nữ rất mong đợi mang bầu, khi họ biết được chính xác là mình mang bầu qua sự chuẩn đoán của bác sĩ thì họ sẽ vừa cảm thấy vô cùng vui mừng nhưng cũng rất hồi hộp và lo lắng, điều này cũng rất dễ hiểu.

Nhưng cũng không ít phụ nữ không biết nên bắt đầu tìm hiểu và tiến hành chăm sóc, giáo dục “Cục cưng” trong bụng của mình từ khi nào, nên đã nảy sinh tâm lý lo lắng. Tâm trạng lo lắng này là bình thường nhưng nếu không kịp thời điều chỉnh thì sẽ không có lợi cho thai nhi.

Bình thường, khi người phụ nữ nhận biết được mình đã có bầu, thì thai nhi đã được hai tháng tuổi. Trong khoảng thời gian đó thì thai nhi trong bụng mẹ đã có rất nhiều sự thay đổi. Và môi trường trong cơ thể của người mẹ là vô cùng quan trọng đối với thai nhi, đặc biệt là trạng thái tâm lý của người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng môi trường bên trong cơ thể. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị mang bầy, người phụ nữ nên giữ trạng thái tâm lý tốt, đây là điều vô cùng quan trọng.

Chúng ta thường nói, giáo dục thai nhi phải bắt đầu thừ khi chưa mang bầu. Do những phụ nữ chuẩn bị mang bầu chưa hề có một chút kiến thức về mang bầu, nên tốt nhất trứoc khi mang bầu, người phụ nữ nên đọc những cuốn sách về lĩnh vực này, hoặc thỉnh giáo người khác, chuẩn bị tốt về mặt tâm lý. Nếu như có bầu khi chưa chuẩn bị tốt cho việc mang thai, thì cũng không nên lo lắng, lúc này người phụ nữ phải điều chỉnh tốt trạng thái tâm lý, phải nhận thức được rằng những dấu hiệu của sự có bầu là hiện tượng sinh lý bình thường, phải xử lý tốt, phải luôn giữ cho tinh thần thoải mái, và có những biện pháp nhất định thì sẽ giảm bớt được những phản ứng không tốt từ việc có bầu. Ngoài ra, phải theo sự hướng dẫn của bác sỹ khoa sản về những thuốc mang thai, tìm hiểu quá trình mang thai và chăm sóc thai nhi, làm tốt công tác chuẩn bị về mặt tâm lý và tư tưởng. Cũng có thể học hỏi về việc chuẩn bị tư tưởng từ những người đã làm mẹ, vì họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, tiếp thu những kinh nghiệm đó là rất tốt, tất cả chuẩn bị tâm lý rất tốt cho việc tiến hành giáo dục thai nhi.

• Nguyên tắc dinh dưỡng và tư vấn thực đơn cho thời kỳ đầu mang thai.

Thời kỳ đầu mang thai, tức 3 tháng đầu, các khí quan chủ yếu của thai nhi bắt đầu hình thành, nhưng tốc độ sinh trưởng châm, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ về cơ bản giống như trước khi mang thai. Mỗi ngày người mẹ chỉ cần tăng 209 Calo (50 Kcalo) là có thể được. Nhưng do biểu hiện có bầu ở mỗi người phụ nữ nặng nhẹ khác nhau, ví dụ như đau đầu, nôn khan, cơ thể khó chịu, chán ăn, buồn ngù, đau vú, thèm ăn chua hoặc ăn nhạt. Tất cả đều ảnh hưởng và tiêu hao chất dinh dưỡng của người mẹ, nên người mẹ phải tích cực ăn uống để tăng chất dinh dưỡng: Thịt lợn nạc, gan lợn, đậu phụ, rau xanh, đồ biển, hoa quả… Đều là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đậu tương, gạo kê, là những chất dễ tiêu hóa, nên người mẹ cũng phải ăn nhiều thức ăn loại này.

Trong 3 tháng đầu mang thai, tuy lượng nhu cầu dinh dưỡng không tăng, nhưng chất dinh dưỡng lại đòi hỏi cao, thức ăn vừa phải, đủ dinh dưỡng nhưng phải phong phú, nên người mẹ phải ăn những chất giàu chất protein như: Trứng, sữa, các loại đậu có như vậy mới đủ chất dinh dưỡng và nhiều loại hoa quả và rau xanh để bổ sung vitamin, muối vô cơ và nước, đặc biệt phải bổ sung vitamin B mới có thể giảm bớt những phản ứng khi mang thai. Tóm lại, chỉ có điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý trong thời kỳ đầu mang thai thì mới có thể bổ xung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người mẹ.

Trong giai đoạn này, do hệ thống tuyến nội tiết có sự thay đổi, chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa đã làm cho người phụ nữ có những phản ứng về mặt sinh lý như: Nôn khan, chán ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ. Khi đó người mẹ đừng quá lo lắng, chỉ cần hạn chế ăn những thức ăn nhiều đạm, ăn nhiều loại thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng và những thức ăn hợp khẩu vị. Ví dụ, vào buổi sáng thường ăn bánh bao, bánh mì để có thể giảm bớt cảm giác khó chịu của dạ dày. Những bữa ăn chính thì có thể ăn mì hoặc cơm, ăn thức ăn phụ như ăn đậu phụ, trứng gà luộc, hạt dẻ, táo. Để chống nôn khan, người phụ nữ cần chuẩn bị một ít đồ ăn dễ tiêu hóa như bánh bao, bánh mì từ tối hôm trước. Sau khi ngủ dậy khỏi giường, trước tiên uống một cốc nước lọc, sau đó là ăn những thức ăn này và nằm nghỉ một lát rồi mới dậy. Làm như vậy vừa chống hoặc giảm hiện tượng nôn khan, vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Bảng thực đơn cho thời kỳ đầu người mẹ mang thai:

- Thực đơn 1:

Bữa sáng: Một cốc sữa bò; một nửa chiếc bánh mì; một quả trứng gà luộc. Tương hoa quả Sơn Tra.
Bữa trưa: 3 bát cơm, rau cải trắng tôm khô, nộm ngó sen, cánh trứng gà nấu với tôm nõn và cà chua.
Bữa tối: 3 bát cơm, cà, đỗ xanh xào với đậu phụ, canh tảo cao nấu với tôm khô.

- Thực đơn 2:

Bữa sáng: Một cốc sữa đậu nành, 4 cái bánh ngọt, trứng gà một quả, một quả quýt.
Bữa trưa: 3 bát cơm, rau cải bắp xào thịt, gan lợn, canh cải bẹ.
Bữa tối: 3 bát cơm, rau xanh, cải cúc xào, canh thịt cà chua.

- Thực đơn 3:

Bữa sáng: Một cốc sữa bò, 1 đến 2 quả trứng, một bánh mì, một quả quýt.
Bữa trưng: Một cốc hoặc nửa cốc sữa chua, sinh tốt hoa quả tươi, các loại rau luộc hoặc rau xào, trứng vị hoặc trứng gà luộc.
Bữa tối: Thịt, cá, rau xanh, hoa quả tươi, thuốc bổ theo nhu cầu của mỗi người.

• Tư vấn về thức ăn dinh dưỡng cần thiết cho người mẹ trong thời đầu mang thai:

+ Cá chép hấp.
Nguyên liệu: Cá chép tươi, 1 con (khoảng 0,5kg)
Cách làm: Đánh sạch vẩy, chặt vây, đuôi và mổ bụng cá chép, cho rau vào và dùng muối sát nhẹ vào bên ngoài con cá sau đó cho vào nồi hấp từ 15 – 20 phút và ăn nóng. Không được dùng dầu ăn và muối cùng.

+ Đậu sốt cà chua.
Nguyên liệu: Cà chua 0,25 kg, 2 thanh đậu phụ.
Cách làm: Dùng nước sôi trần qua đậu phụ, cắt lát đậu phụ khoảng 3mm. Cho dầu ăn vào nồi sau đó đặt nồi lên bếp cho nóng dầu ăn, cho cà chua vào và sau đó cho đậu phụ vào và các loại gia vị khác.

• Cách dùng thuốc khi bị bệnh trong tháng đầu mang thai.

Sau khi mang thai người mẹ không được tùy tiện dùng thuốc. Có một số phụ nữ không biết mình mang thai thường là 1 – 2 tuần đầu tiên, bởi giai đoạn này thường ít biểu hiện ở phụ nữ nên đã dùng thuốc tùy tiên, đã làm cho ngươi mẹ lo lắng bởi ít nhiều nó cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Trong tháng đầu tiên mang thai, nếu người mẹ đã bị mắc một bệnh mãn tính nào đó, thì sẽ không phải vì thế mà sinh ra một loại bệnh khác trong thời kỳ mang thai. Tất nhiên nếu sức khỏe của người mẹ không tốt hoặc cơ thể người mẹ có sự thay đổi nhỏ nhưng người mẹ không chú ý giữ gìn sức khỏe thì rất có thể bị cảm và những bệnh thông thường khác. Do khả năng miễn dịch lúc này của người mẹ tương đối kém, nên sau khi cảm cúm nên người mẹ rất dễ bị sốt. Trong tháng đầu mang thai, người mẹ bị cảm cúm, không những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi mà những độc tố do dối loạn cơ thể sinh ra có thể làm thu nhỏ tử cung gây ra hiện tượng đẻ non. Vì vậy, khi người mẹ bị cảm cúm thì không được coi thường và nếu dùng thuốc phải hết sức cẩn thận.

Đối với những bệnh cảm cúm nhẹ thì không nhất thiết phải uống thuốc, có thể nghỉ ngơi và uống nhiều nước sôi, hoặc có thể dùng thuốc cảm liều nhẹ, Vitamin. Khi người mẹ sốt cao, buồn nôn thì phải lập tức đưa đến bệnh viện để điều trị, dùng khăn ướt đắp lên trán của người mẹ, nếu như người mẹ vẫn sốt cao thì có thể dùng thuốc hạ sốt. Theo phân tích kết quả thực nghiệm, thì tỷ lệ sinh con dị tật ở những người phụ nữ dùng thuốc không cao.
Kể từ khi có dấu hiệu mang thai, người mẹ phải tiến hành kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. 

Định kỳ kiểm tra được phân theo quá trình phát triển của thai nhi và đặc điểm biến đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ. Mục đích của việc kiểm tra này là nhằm kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi và phát triển của người mẹ để sớm phát hiện và kịp thời những vấn đề không tốt cho thai nhi và sức khỏe của người mẹ để sớm phát hiện và kịp thời điều trị những vấn đề không tốt cho thai nhi và người mẹ.

Trong thời kỳ mang thai người mẹ thường phải kiểm tra sức khỏe từ 9 – 13 lần. Lần kiểm tra đầu tiên là trong vòng 3 tháng đầu kể từ khi dừng kinh 3 tháng, sau đó cách từ 1 – 2 tháng kiểm tra 1 lần. Khi mang thai được 6 đến 8 tháng thì mỗi tháng kiểm tra 1 lần. Tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai thì 1 tuần kiểm tra một lần. Nếu như phát hiện thấy có dấu hiệu không bình thường, thì phải thường xuyên đi kiểm tra chuẩn đoán theo chỉ định của bác sỹ.
Kiểm tra định kỳ có thể quan sát, tìm hiểu tình hình sức khỏe của người mẹ và quá trình phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Ví dụ, có thể biết được thai nhi có phát triển bình thường hay không, tình trạng dinh dưỡng của người mẹ có đảm bảo hay không. Cũng có thể phát hiện ra những loại bệnh thường thấy ở phụ nữ khi mang thai, vị trí của thai nhi thường xuyên thay đổi, nếu phát hiện thấy vị trí đầu của thai nhi không ở vị trí bình thường thì có thể kịp thời điều chỉnh. Vì vậy kiểm tra trước khi sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết với người mẹ và thai nhi.

Khi kiểm tra, bác sỹ sẽ hỏi người mẹ và chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Ví dụ tiền sử sinh sản không bình thường, đề phòng cảm cúm và bệnh nổi mề đay trong hai tháng đầu mang thai, mắc bệnh di truyền hay cao huyết áp. Kiểm tra tình trạng sức khỏe người mẹ rất quan trọng, bởi vì qua việc kiểm tra này có thể phát hiện những ảnh hưởng có thể nảy sinh đối với tình trạng sức khỏe của người mẹ và thai nhi, nếu như người mẹ mắc những chứng bệnh thường thì có thể kịp thời dùng thuốc điều trị và tẩm bổ dinh dưỡng. Nếu như người mẹ mắc bệnh những bệnh nghiêm trọng về lục phũ ngũ tạng không thích hợp cho việc sinh nở thì có thể tìm ra biện pháp kịp thời tránh gây ra những ảnh hưởng đáng tiếc đối với sức khỏe người mẹ, thậm trí còn đe dọa tính mạng của hai mẹ con.

• Sinh hoạt tình dục trong tháng đầu tiên mang thai:

Trong 3 tháng đầu mang thai, tốt nhất người mẹ không nên quan hẹ tình dục. Rất nhiều ví dụ thực tế cho thấy, quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu mang thai, do tử cung bị thu nhỏ lại, dễ gây ra hiện tượng đẻ non. Đặc biệt đối với phụ nữ không sinh nở sau nhiều năm kết hôn và những phụ nữ có tiền sử đẻ non thì càng cần tránh quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu mang thai.

• Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ nhất:

Trước sau khi được thụ tinh thì phát triển rất nhanh, đến cuối tháng thứ nhất đã dài khoảng 1cm, lúc này máu của người mẹ bắt đầu được lưu thông trong cơ thể bào thai. Tim của thai nhi bắt đầu hình thành và hoạt động. Vì vậy, giáo dục thai nhi trong tháng đầu tiên chủ yếu là về mặt tinh thần và dinh dưỡng của người mẹ.

Ngoài việc điều chỉnh tốt cuộc sống hàng ngày cho người mẹ, hai vợ chồng cũng bắt đầu định ra kế hoạch giáo dục thai nhi, phân chia thời gian giáo dục thai nhi cho từng ngày, phân chia trách nhiệm của người bố và người mẹ và bẳt đầu ghi nhật ký giáo dục thai nhi.

+ Cách tính thời kỳ sinh nở:
Lấy số tháng có kinh cuối cùng cộng với 9. Nếu sau khi cộng với 9 kết quả vượt quá 13, thì lấy số tháng đó trừ đi 3. Kết quả của phép tính này sẽ cho biết tháng sinh nở của người phụ nữ.

Lấy số ngày bị tắc kinh cuối cùng cộng với 7 thì ra ngày phụ nữ sinh nở.
Ví dụ : Ngày tắc kinh là ngày 10 tháng 2 thì có thể tính ngày, tháng sinh nở như sau:
2 + 9 = 11; 10 + 7 = 17

Vậy ngày sinh nở của người phụ nữ này là ngày tháng 17 tháng 11
Nếu ngày tắc kinh là ngày 18 tháng 12 thì có thể tính như sau:
12 – 3 = 9; 18 + 7 = 25

Vậy ngày sinh nở của người phụ nữ này là ngày 25 tháng 9
Nếu ngày tắc kinh là ngày 30 tháng 8 thì có thể tính như sau
8 – 3 = 5; 30 + 7 = 37 ( 1 tháng 6 ngày)

Vậy ngày sinh nở của người phụ nữ này là ngày 6 tháng 6.
Cách tính ngày sinh nở như trên chủ yếu dựa vào ngày dừng kinh của người phụ nữ, chứ không dựa vào ngày rụng trứng tuy nhiên ở mỗi nơi mỗi khác nên cách tính trên chỉ là tham khảo để tính thời kỳ sinh nở của người mẹ.

Tất nhiên, bạn có thể dùng cách khác để tính ngày và sinh nở của người phụ nữ mang thai. Nhưng chính xác nhất là nên theo dõi nhiệt độ cơ thể của người vợ để xác định ngày rụng trứng, lấy ngày dụng trứng cộng với 266 ngày thì sẽ ra ngày sinh nở. trước khi mang thai, nếu có thể tiếp tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của người mẹ thì càng tính chính xác được ngày rụng trứng. Nếu như ngày dừng kinh cuối cùng của người vợ không rõ ràng, hoặc sau khi bụng to mới đến bác sỹ để khám thì rất khó tính chính xác thời kỳ sinh nở.
Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp tính ngày sinh nở của phụ nữ, kiểm tra bằng phương pháp siêu âm, căn cứ vào kích thước to hay nhỏ của thai nhi hoặc kích thước to nhỏ của bộ phận đầu thai nhi để tính ngày sinh nở.

• Nhật ký giáo dục thai nhi trong tháng đầu tiên.

1. Ghi lại ngày có kinh cuối cùng của người vợ để tính ngày sinh nở

2. Ghi lại những phản ứng ban đầu của cơ thể người mẹ như trạng thái bình thường, khác thường và loại thuốc dùng.

3. Ghi lại những chứng bệnh mà người mẹ mắc phải và loại thuốc dùng ( Nếu có bệnh ) và thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể.

4. Ghi lại cảm giác ban đầu của người bố và người mẹ cũng như những hi vọng của mình đối với “cục cưng” của mình.

2 – Giáo dục thai nhi trong tháng thứ 2:

a) Trạng thái của thai nhi:

Sau khi mang thai được 5 tuần, phôi thai có thể dễ dàng nhìn thấy qua hệ thống thiết bị siêu âm, đường kính từ 10mm phát triển thành 20mm, chiều dài của thai nhi từ 1 – 11. Tuần thứ 7, đường kính của bào thai từ 31mm phát triển thành 50mm. Chiều dài của phôi thai từ đầu đến chân là từ 8mm, 9mm phát triển thành 14mm. Lúc này phần đầu và phần thân của thai nhi phân tách rõ ràng, nặng khoảng 4g, đuôi dài dần dần được thu ngắn lại về cơ bản đã phát triển thành hình người. Tay, chân rõ thậm chí 5 ngón tay và 5 ngón chân đã hình thành, ngay cả móng tay cũng bắt đầu hình thành; mắt, tai, mồm bắt đầu xuất hiện. Ruột phát triển gần như hoàn chỉnh. Phổi đã hình thành nhưng vẫn còn là các khối đặc. 80% não bộ và các tế bào thần kinh cũng bắt đầu hình thành. Nhịp tim khoảng 130 – 150 lần / phút. Gan cũng hiện dần đầy đủ.
Nhưng lúc này 2 mắt còn mọc hai bên của mặt, các bắp thịt và các sợi dây thần kinh vẫn chưa hình thành, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu hình thành, nhưng vẫn chưa phân biệt được giới tính. Trong khoang ối của người mẹ có chứa rất nhiều nước ối, thai nhi dường như được nổi ở trong đấy.

a) Tình trạng của người mẹ:

Những thay đổi cơ thể của người mẹ.

Khi mang thai được 4 – 5 tuần, thì niệu đạo sẽ tiết ra kích tố , đây chính là dấu hiệu của sự mang thai. Nếu người phụ nữ cảm thấy hình như mình có thai thì nên nhanh chóng đến khoa sản của các bệnh viện để kiểm tra, chậm kinh trong thời gian dài cũng nên đi khám. Nếu như kết quả kiểm tra khẳng định là đã có thai, thì ngay từ ngày hôm đó người bố và người mẹ phải bắt đầu cho việc chăm sóc một sinh mạng mới. Điều muốn nhắc nhở cho bà mẹ là ngay sau khi khẳng định mình có thai thì phải tiến hành kiểm tra các bộ phận sau: Kiểm tra nhóm máu, tình trạng thiếu máu, kiểm tra bệnh giang mai, sức đề kháng viên gan B.

Đại đa số phụ nữ cho rằng, buồn nôn là dấu hiệu của mang thai. Đối với một số phụ nữ, hiện tượng “Nôn ọe” là rất khó chịu, nhưng nó không phải là một chứng bệnh và chỉ cần người phụ nữ biết cách khống chế là có thể sẽ dễ chịu ngay không nên vì hiện tượng “nôn ọe” mà làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày, càng không nên vì thế mà lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ khi mang thai.

Mặc dù là như vậy, nhưng rất nhiều bà mẹ khi biết mình mang thai đã đặt rất nhiều hy vọng cho đứa con trong bụng của mình, mong rằng đứa trẻ sớm được ra đời. Nhưng cũng có một số người do vô cùng khó chịu với hiện tượng “Nôn ọe” nên nhiều khi đã trách móc người chồng, khóc lóc tìm đến bác sỹ, mong sớm được thoát khỏi tình trạng như vậy, thậm trí có người còn không muốn có con, coi việc mang thai là một gánh nặng. Trạng thái tâm lý đó là rất không tốt nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển trong thời kỳ đầu của thai nhi.

Nếu người phụ nữ cảm thấy “Nôn ọe” thực sự rất khó chịu thì phải đến bác sỹ để chuẩn đoán xem đó có phải hiện tượng khác thường do việc mang thai đem lại hay không. Ví dụ, do như nôn ọe mà do không uống được nước, thậm chí nôn ra máu, giảm cân nếu như người mẹ có thể chịu được thì rất có thể cũng sẽ sinh ra được đứa trẻ không khỏe mạnh. Người mẹ mang thai phải đặc biệt chú ý đến điều này. Nếu do người mẹ nôn nhiều dẫn đến thiếu nước, thì cũng không thể coi thường, phải tiến hành tiếp nước.

Vậy thì nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên? Theo như lời bác sỹ thì cơ thể là do những kích tố được tiết ra khi người phụ nữ mang thai gây nên. Sau khi tế bào trứng sau khi được thụ tinh trong nội mạc tử cugn thì nó sẽ tiết ra nội tiết tố, do đây là những kích tố chưa từng xuất hiện ở người phụ nữ trước lúc mang thai, nên khi có các nội tiết tố này xuất hiện, cơ thể người mẹ không thể thích ứng một cách nhanh chóng, do vậy mà người phụ nữ cảm thấy khó chịu. 

Một nguyên nhân nữa, là cơ thể người vợ đã nhận được gen di truyền từ người chồng, do vậy có thể người vợ đã xuất hiện một loại protein khác, lượng protein mới này ngay lập tức không thể được hấp thụ bởi cơ thể người vợ đã có những phản ứng về mặt sinh lý. Về cơ bản, hiện tượng này đã kéo dài cho đến hết tháng thứ nhất và tháng thứ 2 mang thai.

Ngoài ra, trong thời kỳ đầu mang thai, bàng quang của người phụ nữ chịu hai tác động, một mặt bị tử cung to dần chèn ép, mặt khác bị các nội tiết tố làm thay đổi. Do đó bàng quang có xu hướng tống xuống nước tiểu ra ngoài dù là lượng ít, nên chỉ cần sau khi thụ thai, người phụ nữ sẽ muốn đi tiểu nhiều hơn trước. Nếu đi tiểu không gắt, buốt thì không cần phải đến bác sỹ. Vào khoảng tuần thứ 12, tử cung vượt khỏi khung chậu nên sức ép lên bàng quang sẽ giảm trong vài tháng tới.

Trong thời kỳ đầu mang thai nếu người phụ nữ phát hiện thấy hiện tượng ra máu, đặc biệt là do đau bụng nên bị ra máu, thì rất có thể bị sẩy thai, thai nhi bị chết trong bào thai hoặc chửa ngoài dạ con. Khi đó người phụ nữ phải nhanh chóng tìm đến bác sỹ chuyên khoa để khám và xét nghiệm.

Tháng thứ 2 mang thai, các bộ phận truyền dinh dưỡng từ người mẹ sang thai nhi như dây rốn ngày càng phát triển, nếu người phụ nữ không biết mình đã có thai mà thường xuyên làm việc mệt nhọc hoặc vận động quá sức thì sẽ rất rễ đến bị sẩy thai. Để đề phòng hiện tượng này, chúng tôi muốn nhắc nhở các bà mẹ rằng, không được quên đi sự tồn tại của thai nhi trong bụng mình.

Tâm lý người phụ nữ mang thai.

Trong thời kỳ đầu mang thai, đa số những người phụ nữ mang thai đều rất vui vì sắp được làm mẹ, họ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào. Những trạng thái tâm lý này rất có lợi cho quá trình giáo dục thai nhi. Nhưng cũng có một số phụ nữ, do sự thay đổi của tuyến nội tiết, lại thêm những phản ứng sinh lý khi mang thai đã gây tâm lý căng thẳng cho họ. Đồng thời những hiện tượng như: nôn ọe, đau đầu, chóng mặt, chán ăn sẽ làm cho người phụ nữ mang thai thêm lo lắng. Lo lắng khi sinh nở, thậm chí chán ghét mang thai, lo lắng bị sẩy thai, hoặc thai nhi bị dị dạng.Tất cả tạo ra tâm lý, sinh đẻ cho người phụ nữ mang thai.

Người vợ phải nhận thức được và có thể điều chỉnh những trạng thái tâm lý trên tích cực chủ động nghĩ về những sự việc tốt đẹp, đọc những mẫu chuyện vui, nghe những bản nhạc vui nhộn, tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn khi mang thai. Đó là do thần kinh bị dối loạn, tinh thần căng thẳng, từ đó biết cách chấn an tinh thần, không bị căng thẳng, thoải mái về tâm lý, nói chuyện với những người mình quý mến, để quên đi những phiền toái và những phản ứng sinh lý khó chịu do việc mang thai đem lại.

Lúc này người chồng sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người vợ, vậy nên người chồng cần phải biết chăm sóc, động viên, quan tâm an ủi và chia sẽ nổi cực nhọc khi người vợ mang thai, biết chăm sóc sức khỏe cho người vợ. Ví dụ biết nấu những món ăn ngon, hợp khẩu vị và dễ tiêu hóa cho người vợ, thường xuyên tâm sự, kể những chuyện hài và chuyện cười, làm cho người vợ cảm thấy thoải mái dễ chịu.Nếu như lúc này người vợ có hay cáu gắt, trách móc hoặc có thái độ không tốt với người chồng thì đó là đều dễ hiểu bởi lẽ lúc này người vợ đang bị căng thẳng về tâm lý do mang thai, vì vậy có thể sẽ làm sứt mẻ tình cảm vợ chồng thì người chồng cũng không nên cố chấp, trách mắng vợ mình. Phải nhớ rằng tình yêu, sự quan tâm chăm sóc và chia sẻ của người chồng chính là phương thuốc hữu hiệu để xóa đi tâm lý căng thẳng lo âu của người vợ. Tình yêu có thể giúp người vợ vượt qua nhứng ngày mang thai khó nhọc.

c) Tư vấn về thức ăn cần thiết cho người mẹ trong tháng thứ 2 mang thai:

Trong tháng thứ 2 mang thai, người mẹ nên ăn thức ăn có chứa nhiều Protêin, mỡ, canxi, chất sắt, vitamin (A, B, C, D, E ) và vitamin B11. Có như vậy mới có thể làm cho thai nhi phát triển bình thường. Nếu không thì rất rễ dẫn đến hiện tượng đẻ non, sẩy thai, thai nhi dị dạng, thai nhi bị chết. Người mẹ phải nhớ rằng, thời kỳ thai nhi rất cần đủ chất dinh dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều chất mỡ, đặc biệt là mỡ động vật bởi như vậy người mẹ nhanh chóng bị béo phì dẫn đến khó sinh nở.

e) Do việc hình thành các khí quan của cơ thể thai nhi được hoàn thiện từ tuần thứ đến tuần thứ 15, nên nếu người mẹ dùng thuốc chữa bệnh trong giai đoạn này sẽ rất rễ gây dị tật cho thai nhi. Trong đó từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 là thời kỳ hình thành các khí quan quan trọng của cơ thể thai nhi và là thời kỳ nguy hiểm dễ tạo ra dị tật cho thai nhi nhất nếu người mẹ dùng thuốc trong giai đoạn này. Người mẹ phải đặc biệt kiêng kỵ khi dùng thuốc, đặc biệt là những loại thuốc an thần, sẽ làm cho tay chân của thai nhi, và sự phát triển của nơron thần kinh bị cản trở và không phân loại được. Trong tháng thứ 2, các khí quan sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành, nếu như lúc này trong bụng người mẹ là một bé gái mà người mẹ dùng thuốc ketone chống đẻ non, do lại kích tố này có tác dụng nam tính hóa giới tính của thai nhi kéo dài cho đến tháng thứ 5. Vì vậy trong thời kỳ đầu mang thai, người phụ nữ không được dùng thuốc tùy tiện, nếu không thì rất có thể bị đẻ non.

Nếu trong thời kỳ đầu mang thai mà người mẹ mắc chứng nổi mề đay thì tỷ lệ dị tật mắt, tai , chân, tay và tim của thai nhi là 33% - 58%, ngừng phân hóa trong quá trình phát triển. Ngoài ra, các chất kích thích như: Rượu, thuốc lá, chè...cũng sẽ cản trở quá trình phát triển bình thường của thai nhi.

Tóm lại thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ đặc biệt quan trọng đối với thai nhi, lúc này, rất nhiều bà mẹ đã quên đi sự có mặt của thai nhi trong bụng mình nên đã coi thường, rất nhiều việc làm cho thai phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Vì vậy, những người phụ nữ mang thai cần phải thường xuyên chú ý, mọi lúc mọi nơi phải giữ gìn sức khỏe cho mình, khi cơ thể khó chịu hoặc mắc bệnh thì phải thận trọng dùng thuốc.

Trong giai đoạn này, chứng bệnh người phụ nữ mang thai thường mắc đó là chứng nôn khan. Khi người phụ nữ mang thai được khoảng 6 tuần, thì thường mắc chứng kém ăn, chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, tất cả đều là phản ứng sinh lý bình thường. Nhưng nếu sau khi ngủ dậy hoặc ăn xong lại buồn nôn, mà hiện tượng này lặp lại nhiều lần, thậm chí không muốn ăn, thì làm cho cơ thể mất cân bằng sinh lý, đó lại là một chứng bệnh, thường gọi là bệnh “Nôn khan”. Nôn khan sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm cho thai nhi ngừng phát triển, vì vậy cần phải khám và điều trị kịp thời. Phương pháp để chữa chứng bệnh này chủ yếu là tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn thần kinh, giải quyết vấn đề tư tưởng, ăn ít, ăn làm nhiều bữa, tránh những kích thích về tâm lý, không ăn những món ăn không hợp khẩu vị. Đối với người phụ nữ mắc bệnh này quá nặng thì phải vào viện điều trị và đơn thuốc phải dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Thuốc uống điều trị và đơn thuốc phải làm theo chỉ dẫn của bác sỹ. Thuốc uống điều trị và đơn thuốc phải dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Thuốc uống điều trị gồm những loại sau:

+ Bổ sung và điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Tiếp vào tĩnh mạch Vitamin C, nước muối có từ 5% - 10% đường Glucô, căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu có thể cho uống thêm một lượng thích hợp những loại thuốc có tính kiềm.

+ Bổ sung Vitamin.
Thường thì có thể dùng Vitamin B1, B6, dùng phối hợp1trong 2 loại Vitamin B và Vitamin C. Mỗi lần 2 viên, mỗi ngày 3 lần. Uống theo chỉ dẫn của bác sỹ.

+ Sử dụng thuốc an thần.
Tất cả loại thuốc an thần đều ảnh hưởng đến thai nhi nên hết sức tránh dùng. Trong trường hợp nhất thiết phải dùng thì hỏi ý kiến của bác sỹ.

Trong thời kỳ đầu mang thai ( từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12) rất dễ xảy ra hiện tượng đẻ non, thai nhi bị chết, hoặc bị dị tật, chửa ngoài dạ con, thai nhi bị bệnh. Triệu chứng chủ yếu là không ra máu bình thường, đau phần bụng dưới, đau lưng, sốt nguyên nhân của chứng bệnh này là do có thể người mẹ hoặc thai nhi. Hiện tượng đẻ non có thể do cường độ làm việc quá sức hoặc trạng thái sinh hoạt hàng ngày của người mẹ gây ra, nên cần phải kiểm tra xem người mẹ có thể ung thư cổ tử cung hay không hoặc có thể do nhóm máu giữa của thai nhi và người mẹ không hợp nhau. Nguyên nhân hiện tượng đẻ non do thai nhi gây ra cũng có thể do nhiễm sắc thể dị thường. Một khi những hiện tượng này xuất hiện thì thông thường không có cách nào để cứu được thai nhi.

Tóm lại, cần phải đặc biệt lưu ý hiện tượng ra máu trong thời kỳ mang thai, trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất huyết bất bình thường trong thời kỳ đầu mang thai thì, đẻ non chiếm 94%, thai nhi dị tật chiếm 0,8%, chửa ngoài dạ con chiếm 5%. Nguyên nhân gây ra hiện tượng sẩy thai rất phức tạp, cụ thể có một số nguyên nhân sau:

- Do nhiễm sắc thể dị thường.
- Do người mẹ lao đọng quá nặng nhọc.
- Do tác động mạnh từ bên ngoài vào bụng mẹ.
- Do thai nhi bị dị tật cũng gây ra tình trạng xuất huyết nhiều, nên cũng dễ dẫn đến hiện tượng đẻ non. Vì vậy cần phải khám thai nhi theo định kỳ, bằng phương pháp siêu âm có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nếu như hiện tượng chửa ngoài dạ con bị phát hiện muộn, thì sẽ gây cơn choáng cho người mẹ, thậm chí còn đe dọa tính mạng của người mẹ. Vì vậy khi thấy hiện tượng khác thường cần phải tìm đến bác sỹ chuyên khoa.

Ngoài ra trong thời kỳ đầu mang thai còn hay xảy ra hiện tượng xuất huyết nhưng không phải là do hiện tượng đẻ non, sẩy thai gây ra, mà là do máu được chảy ra từ cơ quan sinh dục của người mẹ khi quan hệ tình dục do cổ tử cung bị viên loét. Đối với hiện tượng này thì có thể điều trị là khỏi được.

Như vậy, trong thời kỳ đầu mang thai ( từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 11), do thai nhi chưa được ổn định nên phải tiến hành kiểm tra thường xuyên đối với tình trạng sức khỏe của thai nhi, thường là 1 – 2 tuần kiểm tra một lần.

f) Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ 2:

Khi thai nhi được 2 tháng tuổi, thì bộ não của thai nhi được hình thành khoảng 80%, tế bào nơron thần kinh cũng được phát triển nhiều, lúc này có thể tiến hành thai nhi một cách sơ khai.
Trước khi bắt đầu giáo dục thai nhi chúng tôi khuyên các ông bố bà mẹ rằng nên đặt cho đứa trẻ trong bụng một cái tên, như vậy trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai nhi bố mẹ đều có thể gọi tên bé, tăng cường tình cảm thân thiết giữa bố mẹ và thai nhi

+ Vuốt ve thai nhi.

Thực nghiệm đã chứng minh, khi thai nhi khoảng được 2 thàng tuổi là đã bắt đầu có cảm giác. Khi đó người mẹ nếu thường xuyên vuốt ve thai nhi từ bên ngoài bụng mẹ thì có thể kích thích tính tích cực hoạt động của thai nhi, tăng cường thể chất và đồng thời có lợi cho quá trình phát triển trí lực của thai nhi.

Phương pháp vuốt ve thai nhi cụ thể trong tháng thứ 2 là: Người mẹ có thể dùng hai tay xoa nhẹ lên bụng mình, vừa xoa vừa gọi tên đứa trẻ, còn có thể nói chuyện với thai nhi, làm cho đứa trẻ trong bụng mẹ lúc nào cũng cảm thấy sự hiện diện của người mẹ trong cuộc sống của chúng, nói chung những công việc những người mẹ đang làm hoặc đang làm với thai nhi cho thai nhi. Đồng thời người bố nên thường xuyên vuốt ve thai nhi qua bụng mẹ theo mốc thời gian đã định, dùng tay xoa bụng người mẹ. Làm như vậy, có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho thai nhi, kích thích tính tích cực vận động của thai nhi.

Phương pháp này không chỉ rèn luyện cảm giác cho thai nhi mà còn có thể kích thích hoạt động và phản ứng của thai nhi, làm cho thai nhi phản ứng linh hoạt hơn khi được sinh ra.
Nhưng cần phải chú ý, phương pháp này không được áp dụng đối với những phụ nữ hay mắc chứng bệnh đau bụng.

+ Gọi tên thai nhi.
Nếu bố mẹ đã đặt tên cho thai nhi một cái tên, thì hàng ngày hai người phải thường xuyên gọi tên “Cục cưng” của mình. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục thai nhi về sau này.

Ví dụ, trước khi dời khỏi giường, người mẹ có thể xoa nhẹ vào bụng và nói: “Dậy đi thôi cục cưng của mẹ”. Khi đi đường, cũng có thể miêu tả một cảnh sinh động cảnh sắc thiên nhiên cho thai nhi nghe. Ví dụ: “ EEi, người đi đường đông quá, không khí thật là trong lành, trời quang mây tạnh”. Trước khi đi ngủ, người bố có thể dùng tay xoa lên bụng vợ nói: “Cục cưng của bố, bố đến thăm con đây!”. Bằng phương pháp gọi tên thai nhi, có thể kích thích quá trình phát triển của bộ não thai nhi. Bởi vì tháng thứ 2 là giai đoạn vô cùng quan trọng và là giai đoạn não thai nhi phát triển nhanh nhất. Gọi tên thai nhi có thể làm cho thai nhi phản ứng cố định, đặc biệt là gọi tên thai nhi có mối liên hệ mật thiết và đặc biệt với bố mẹ.

+ Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc trong tháng thư 2:
Có 2 phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Phương pháp thứ nhất là để trực tiếp nghe nhạc và phương pháp thứ 2 là để cho người mẹ thưởng thức âm nhạc.

Do lúc này một số hệ thống cảm giác của thai nhi chưa hoàn toàn phát triển nên phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc tháng thứ 2 này chủ yếu là để cho người mẹ thưởng thức âm nhạc. Người mẹ thưởng thức những bản nhạc hay, êm dịu để điều chỉnh trạng thái tâm lý của mình. Từ đó sinh ra những ý thức tốt đẹp và truyền những ý nghĩa tốt đẹp đó cho thai nhi qua hệ thống thần kinh của người mẹ. Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc đều có lợi cho cả 2 mẹ con. Nghe nhạc có thể bằng nhiều cách, người mẹ có thể đeo tai nghe, có thể không hoặc vừa nghe vừa hát. Tùy thuộc vào sở thich và hoàn cảnh sống của mỗi phụ nữ mang thai. Tóm lại người mẹ mang thai nên dành một chút thời gian để thưởng thức âm nhạc, có thể vừa nghe vừa hình dung ra dáng vẻ vui vẻ của thai nhi, tạo ra sự đồng cảm cao của 2 mẹ con, mỗi ngày có thể nghe nhạc từ một đến 2 lần.

Do cường độ, âm hưởng, tiết tấu của mỗi bản nhạc khác nhau nên những cảm xúc mà âm nhạc mang lại cho cơ con người là khác nhau. Vì vậy, khi lựa chọn phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc người mẹ phải căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân mình, chọn những bản nhạc phù hợp với sở thích của mình từ đó đạt được hiệu quả cao trong giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Do trong 2 tháng đầu mang thai người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi với những thay đổi sinh lý, đặc biệt hiện tượng buồn nôn dẫn đến tình trạng chán ăn. Người mẹ nên nghe những bản nhạc kích thích thèm ăn, những bản nhạc này thường rất vui nhộn đem lại cho người mẹ cảm giác thoải mái, như chìm đắm trong từng nốt nhạc và quên đi cảm giác khó chịu khi bị thai nghén và tạo cho người mẹ khẩu vị tốt khi ăn.

g) Ghi lại nhật ký trong giáo dục thai nhi trong tháng thứ 2:

1. Ghi lại kết quả kiểm tra lần đầu tiên của người mẹ và những điều cần chủ ý theo chỉ dẫn của bác sỹ.

2. Ghi lại thời điểm bắt đầu có phản ứng từ cơ thể người mẹ.

3. Ghi lại cho quá trình giáo dục thai nhi và những phản xạ của thai nhi.

4. Ghi lại cảm tưởng của bố mẹ và kế hoạch cho quá trình giáo dục thai nhi ở giai đoạn tiếp theo.

3- Giáo dục thai nhi tháng thứ 3.( Tuần thứ 8 – tuần thứ 11)

a) Tình trạng của thai nhi:

Phôi thai lúc này đã phát triển thành thai nhi. Khoảng 1 – 2 tuần sau cuống rốn bắt đầu phát triển tạo ra rất nhiều kích tố. Cuống rốn chịu trách nhiệm truyền chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ cho thai nhi. Đồng thời chuyển chất thải của cơ thể thai nhi sang người mẹ và bài tiết ra ngoài.

Thời kỳ này, thai nhi dài khoảng 7cm – 9cm, nặng khoảng 2,8g, tăng gấp 3 – 4 lần so với tháng thứ 2. Về cấu tạo cơ thể có hình thành phần đầu, não bộ , phần bụng. Phần đầu dài khoảng 1/3 thân. Về hệ thống thần kinh trung khu, thần kinh tủy sống bắt đầu xuất hiện sự phân hóa về cơ năng. Cơ bắp hoặc dây thần kinh, đầu mút dây thần kinh tủy sống về sau mới bắt đầu dần dần hình thành. Não của thai nhi trong cơ thể người mẹ, bình quân mỗi ngày sinh ra 50 đến 60 triệu tế bào thần kinh.

Đầu tuần thứ 8, phần cổ nối giữa đầu với thân bắt đầu được hình thành, thai nhi có thể quay trước quay sau, quay trái quay phải. Vào giữa tuần thứ 8, mặc dù tay, chân của thai nhi chưa phát triển hoàn toàn nhuưng tay thai nhi bắt đầu cử động. Đến cuối tuần thứ 8, chân, đầu, thân bắt đầu cử động. Đồng thời do người mẹ hắt xì hơi, ho hoặc cười gây ra áp lực phần bụng, sẽ kích thích cho thai nhi cử động. Da của thai nhi cũng đã có cảm giác “đau”, “ngứa”, da bị kích thích cũng giúp não bộ phát triển.

Cuối tháng thứ 9, toàn bộ khí quan của cơ thể thai nhi cơ bản hình thành, hệ thống thần kinh trung khu bắt đầu hoạt động.

Tuần thứ 10, hình dáng của thai nhi ngày càng rõ nét, phần đuôi của phôi thai mất dần, phần thân và phần đùi dài ra, cổ và phần mặt ngày càng phát triển, mũi, lợi, dây thanh quản được hình thành, mắt mí cũng xuất hiện vào giai đoạn này.

Tuần thứ 11, da trong suốt có thể nhìn thấy bộ ngực, các khí quan trong bụng thai nhi như: Tim, gan, dạ dày, ruột cùng phát triển. Trong giai đoạn này niệu đạo của thai nhi đã hình thành, thai nhi có thể bài tiết ra một lượng nhỏ.

Trong tháng thứ 3 này, thai nhi thường hay có nhiều cử động, duỗi chân duỗi tay, đầu thường quay trái quay phải, toàn thân co như con tôm, lúc co lúc duỗi, cử động lúc nhanh lúc chậm và cựa quậy trong bầu nước ối.

b) Tình trạng của người mẹ:

+ Sự thay đổi cơ thể người mẹ.

Trong giai đoạn này người mẹ về cơ bản đã quen dần với hiện tượng “buồn nôn”, cơ thể người mẹ chưa có những thay đổi lớn, đại đa số phụ nữ chưa có cảm giác thực chất được làm mẹ. Lúc này chỉ dùng công cụ siêu âm mới có thể quan sát được trạng thái và tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Nhưng lúc này, thai nhi đã thực sự phát triển trong bụng mẹ. Đối với những phụ nữ sau khi mang thai vẫn tiếp tục phải đi làm, thì một mặt phải khắc phục được những phản ứng trong thời kỳ đầu mang thai, mặt khác phải tạo điều kiện làm việc thật tốt, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ như: Không mang vác nặng, không bị cảm lạnh, không bị vội vàng khi đi xe, không được làm việc quá sức, để tạo môi trường phát triển tốt cho thai nhi, và cũng có thể làm cho những phản của cơ thể người mẹ giảm tới mức thấp.

+ Tâm lý người mẹ.

Sau khi biết tin mình có thai các bà mẹ thường có tâm trạng vừa vui vừa lo lắng. Trước những phản ứng sinh lý khi mang thai như “Nôn ọe”, chóng mặt các bà mẹ thường cảm thấy rất khó chịu. Đại đa số phụ nữ mang thai đều có thể điều chỉnh được tâm lý của mình, và dần dần thích nghi, nhưng cũng không ít phụ nữ sẽ có tâm lý tiêu cực, từ chỗ lo lắng, khó chịu sinh ra cáu gắt, bực bội.

Bực tức là trạng thái tâm lý được nảy sinh do con người quá căng thẳng. Lúc này người chồng phải hiều nguyên nhân thay đổi tâm lý của người vợ, tránh để người vợ bị kích thích mạnh, tạo ra môi trường và không khí thoải mái để làm bớt đi tâm lý lo lắng, căng thẳng của người vợ, giúp người vợ tự điều chỉnh tâm lý, biết cách thư giãn và cân bằng trạng thái tâm lý của mình. Đồng thời, người chồng cũng phải thường xuyên động não, làm phong phú thêm đời sống của người vợ, nâng cao khả năng thích nghi của người vợ.

Nếu như sau khi mang thai người vợ không biết cách loại bỏ tâm lý phiền muộn, lo lắng và căng thẳng, hay cáu gắt, luôn tìm cớ để trách móc người chồng, đôi co với vợ mà phải biết cách nhẫn nại chịu đựng. Vì đứa con của mình, người chồng phải biết cách khống chế bản thân mình, sau đó khuyên bảo vợ kiềm chế và dần thích nghi. Người chồng phải thường xuyên nhắc nhở người vợ rằng nổi cáu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng tôi tin rằng, khi ý thức được điều này mỗi người vợ sẽ yêu thương đứa con trong bụng mình hơn và không cáu gắt khi mang thai.

c) Tư vấn về dinh dưỡng cần thiết cho người mẹ trong tháng thứ 3 mang thai.

Trong thời gian này, nhu cầu Prôtêin sẽ tăng khoảng 50%. Trong một ngày bạn cần ăn 3 quả trứng, uống nửa lít sữa, cá hoặc thịt nạc sẽ đủ lượng Prôtêin cho bạn. Các món này đều chứa một số ít loại Axitamin do đó cần dùng chung với Protein động vật hoặc chế biến từ lúa mì để bạn có được protein hoàn chỉnh. Protein thực vật có trong các loại đậu, các loại mì để bạn có được protein hoàn chỉnh. Protein có trong loại hạt và quả hạnh. Ngoài ra cần ăn nhiều thức ăn có chứa Vitamin và khoáng chất để giúp bạn có đủ số lượng Vitamin cho cơ thể mà không cần bổ sung thêm.

d) Cách dùng thuốc khi bị bệnh trong tháng thứ 3 mang thai:

Các khí quan của thai nhi về cơ bản đã được hình thành trước tuần thứ 7. Sau tuần thứ 7 đến tuần thứ 15 là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các khí quan này. Mặc dù người mẹ dùng thuốc trong thời gian này sẽ không ảnh hưởng lớn như trong từ 4 đến 7 tuần đầu. Nhưng do mỗi thai nhi có quá trình phát triển khác nhau, có những thai nhi đến tuần thứ 8 rồi nhưng một số khí quan trọng mới bắt đầu phát triển hoặc đang hình thành (giai đoạn này là thời kỳ phát triển và hoàn thiện của khí quan sinh dục thai nhi, nên nếu người mẹ dùng thuốc chữa bệnh trong giai đoạn này thì sẽ có thể gây ra những di tật vòm họng hoặc cơ quan sinh dục của thai nhi). Vì vậy, khi dùng thuốc vào thời gian này người mẹ phải đặc biệt thận trọng.

Hiện tượng đẻ non vào tuần thứ 9, thường là nguyên nhân thường là do trứng sau khi thụ tinh đã bị bệnh hoặc do khuyết thiếu một bộ phận nào đó, làm cho trứng đã được thụ tinh nhưng không thể tiếp tục phát triển được. Vì vậy hiện tượng đẻ non trong thời kỳ đầu mang thai, nếu nguyên nhân mà do thai nhi mà không phải do cơ thể người mẹ, thì cũng phải tuân theo “Quy luật đào thải tự nhiên”. Còn nếu nguyên nhân của hiện tượng đẻ non thuộc về người mẹ, hoặc do nguyên nhân từ lần sẩy thai trước, hoặc những phụ nữ thường xuyên bị sẩy thai, thì phải thường xuyên kiểm tra cơ thể, để yên tâm chờ đón lần mang thai tiếp theo.

Một loại bệnh nữa mà người mẹ thường bị mắc trong thời kỳ đầu mang thai mà người mẹ cần chú ý, đó là bệnh viên gan. Mặc dù nếu chỉ đơn thuần do mang thai mà gây ra bệnh về gan đối với người mẹ thì rất hiếm, nhưng người ta đã tìm thấy 2% - 3% tác nhân gây viên gan trong cơ thể người phụ nữ mang thai, chỉ có điều những tác nhân này còn tiềm ẩn dưới dạng mầm bệnh, hơn nữa nó không thể gây ra bằng những triệu chứng cụ thể nên vẫn chưa lập tức gây ra bệnh về gan. Khi trong cơ thể có vi khuẩn HB (vi khuẩn gây viên gan), tuy chưa gây ra hiện tượng đẻ non, thai nhi bị dị tật, nhưng phải đề phòng trong quá trình sinh nở hoặc sau khi sinh nở đứa trẻ sẽ bị nhiễm siêu vi trùng này từ trong bụng cơ thể của người mẹ mà trở thành người mang mầm bệnh. Vì vậy trong quá trình mang thai người mẹ phải thường xuyên khám súc khỏe và phải tiến hành xét nghiệm máu về viên gan.

Nếu người mắc bệnh viên gan trong thời kỳ đầu mang thai, thì sẽ tăng thêm phản ứng sinh lý khi mang thai và dễ gây ra hiện tượng đẻ non. Nếu người mẹ bị viên gan vào giai đoạn cuối thời kỳ mang thai thì phải chú ý hiện tượng thiếu máu, tụ máu, để tránh hiện tượng xuất huyết sau khi sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Mặc dù người mẹ có thể sinh con ra một cách thuận lợi nhưng tỷ lệ tử vong của những đứa trẻ này cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ được sinh ra bởi những người mẹ khỏe mạnh. Sức đề kháng và trí lực của chúng cũng rất kém.

Đối với phụ nữ sau khi mang thai mà mắc bệnh viên gan B, thì đại đa số các học giả cho rằng trong điều kiện bình thường phụ nữ này vẫn có thể tiếp tục mang thai nhưng phải chú ý nghỉ ngơi nhiều, kết hợp với điều trị của bác sỹ. Ngoài việc dùng nhiều thuốc Vitamin và thuốc chữa bệnh gan, người mẹ còn có thể điều trị bằng đông y. Thường thì chỉ cần điều trị là tình trạng bệnh tật sẽ tiến triển tốt dần. Chỉ có một số người bị bệnh quá nặng, nếu tiếp tục mang thai thì sẽ làm tăng gánh nặng cho gan bệnh tình sẽ xấu đi. Vì vậy trước tiên cần phải có một thời gian điều trị ngắn, sau đó mới nạo thai, phải tranh thủ nạo thai vào thời gian đầu mang thai.

e) Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ 3:

Khi thai nhi được 3 tháng tuổi thì hệ thống trung khu thần kinh của thai nhi bắt đầu phân hóa, hoàn thiện và có những phản ứng của cơ thể. Lúc này bố mẹ có thể tăng cường tiến hành các biện pháp giáo dục mang tính kích thích đối với thai nhi, để kích thích thúc đẩy hệ thống thần kinh của thai nhi được hoàn thiện hơn nữa.

+ Phương pháp đối thoại.

Bố mẹ tiến hành đối thoại với thai nhi trong bụng mẹ bằng các động tác và âm thanh. Đây là một biện pháp giáo dục thai nhi mang tính tích cực. Trong quá trình đối thoại, thai nhi có thể cảm nhận được lời nói của bố mẹ qua cơ quan thính giác và xúc giác. Điều này rất có lợi cho quá trình phát triển của thai nhi.

Khi thai nhi được 3 tháng tuổi, thì bố mẹ có thể tiến hành phương pháp giáo dục thai nhi bằng đối thoại. Hằng ngày nên nói chuyện với thai nhi theo thời gian quy định. Thời gian nói chuyện cho mỗi lần là 30 phút, nội dung nói chuyện là xoay quanh cuộc sống thực tế hàng ngày nhưng phải tuyệt đối đơn giản hóa về mặt nội dung. Ví dụ vào các buổi sáng sớm hàng ngày, người mẹ có thể vừa xoa bụng mình vừa nói: “Đã đến lúc dậy rồi, cục cưng của mẹ”. Khi người mẹ rửa mặt chải đầu, có thể miêu tả, ánh nắng mặt trời và không khí cho thai nhi: “Ánh nắng mặt trời hôm nay ấm áp quá, không khí thì trong lành”. Khi ăn cơm có thể giới thiệu cho cục cưng: “Mùi thơm của sữa bò”. Khi đi dạo bộ, có thể vừa đi vừa giải thích cho thai nhi: “chim đang hót, cỏ cây hoa lá đang vẫy chào, những làn gió mát dịu”. Người bố cũng có thể vuốt ve thai nhi từ bên ngoài bụng mẹ và nói: “Cục cưng của bố, bố đến thăm con đây, con hãy duỗi tay va dơ chân lên đi”.

Khi tiến hành phương pháp giáo dục thai nhi bằng đối thoại, có thể thay đổi nội dung của đối thoại theo sự thay đổi của hoàn cảnh sống, tốt nhất mỗi lần mở đầu hoặc kết thúc buổi nói chuyện với thai nhi thì nên dùng những câu văn giống nhau để tạo ấn tượng với thai nhi.
Cuối cùng, điều mà muốn nhắc nhở mọi người là, thai nhi chỉ biết được tần suất của âm thanh, mà chưa thể nhận biết được thế giới, không hiểu được nội dung của cuộc nói chuyện. Hơn nữa thai nhi không phải là hoàn toàn nghe bằng tai mà nó còn cảm nhận bằng bộ não của mình, đón nhận tình cảm từ người mẹ. Vì vậy khi nói chuyện với thai nhi, bố mẹ phải hết sức tập trung, không nghĩ lung tung, trong lòng chỉ nghĩ về thai nhi trong bụng mẹ, coi thai nhi như một là đứa trẻ đang ở bên cạnh mình, có như vậy mới phát huy được phương pháp này.

+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng vuốt ve:

Khi bố mẹ vuốt ve thai nhi qua bụng mẹ thì đã tạo ra cảm giác cho thai nhi. Trước tiên người mẹ nằm ngửa lên giường, đầu không gối quá cao, toàn thân thả lỏng sau đó người mẹ dùng tay xoa nhẹ lên bụng để tạo cảm giác cho thai nhi. Cách làm cụ thể như sau: Dùng một ngón tay ấn nhẹ vào bụng sau đó lại thả ra, ấn nhẹ ngón tay lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Lúc mới bắt đầu, thường không có phản ứng gì, lúc này người mẹ không nên nản lòng, và cũng không nên sốt ruột. Kiên trì vuốt ve sẽ tạo cảm giác cho thai nhi và tạo cơ sở cho quá trình giáo dục thai nhi bằng phương pháp vận động sau này. Khi vuốt ve tạo áp lực cho thai nhi, người mẹ phải chú ý phản ứng của thai nhi. Vuốt ve thai nhi thường tiến hành vào ban đêm, mỗi lần từ 5 – 10 phút, mỗi ngày từ 1 – 2 lần.

+ Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.

Khi mang thai được 3 tháng, đại đa số phụ nữ mang thai vẫn còn có những phản ứng về mặt sinh lý như: Buồn nôn, chóng mặt làm cho họ cảm thấy khó chịu, lo lắng và căng thẳng. Sự mất cân bằng về tâm lý của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy lúc này, phương pháp giáo dục thai nhi tốt nhất chính là giải tỏa tâm lý cho người mẹ. Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc có thể giúp người mẹ lấy được trạng thái cân bằng về tâm lý.

Lúc này, người mẹ có thể thưởng thức những bản nhạc êm dịu, du dương, ví dụ như những bài hát dân ca, những bài hát trữ tình ca ngợi tình mẫu tử tùy theo sở thích âm nhạc của mỗi bà mẹ. Khi nghe nhạc người mẹ không nên chỉ chú trọng vào thưởng thức âm nhạc mà mình phải biết làm phong phú thêm sắc thái tình cảm của mình. Điều này có nghĩa là, khi nghe nhạc, người mẹ phải biết điều chỉnh và thay đổi trạng thái tâm lý và tình cảm của mình theo từng điệu nhạc, tạo ra nhiều sự liên tưởng khác nhau ví dụ: Hình dung về biển, thủy triều, Mặt trời mọc, Mặt trời lặn, những ngọn núi cao, thác nước, những dòng suối trong xanh, rừng cây, thảm cỏ xanh, những con Tuấn mã, những đàn Dê trắng. Tất cả những hình ảnh này xuất hiện trong đầu của người mẹ, có thể kích thích khả năng hình tượng hóa của thai nhi.

Ngoài ra, khi nghe nhạc người mẹ phải để tâm hồn mình chìm đắm vào từng lời ca điệu nhạc, quên đi âu lo muộn phiền và để cho những cảm hứng của mình truyền cho thai nhi.

+ Nhật ký của thai nhi trong tháng thứ 3.

1- Ghi lại những phản ứng của cơ thẻ người mẹ, phản ứng thông thường, bất thường và những loại thuốc đã dùng trong tháng.
2- Ghi lại kết quả mỗi lần kiểm tra tình trạng sức khỏe của người mẹ và thai nhi
3- Ghi lại tiến trình giáo dục thai nhi trong tháng 3 và những phản ứng của thai nhi
4- Ghi lại cảm tưởng của bố mẹ và những hy vọng của mình đối với thai nhi trong thời gian sắp tới

4- Giáo dục thai nhi trong tháng thứ 4.(Tuần thứ 2 đến tuần thứ 15)

a) Tình trạng của thai nhi:

Khi thai nhi được 4 tháng tuổi thì trọng lượng của thai nhi lúc này khoảng từ 110 – 120g, toàn thân dài khoảng 15cm. Da của thai nhi trở nên hồng hào và dầy hơn. Lúc này, cánh tay và đùi của thai nhi cũng có thể cử động nhẹ. Nội tạng của thai nhi cũng bắt đầu phát triển hoàn thiện, nhịp tim đập ngày càng khỏe, bộ máy tiêu hóa, bộ máy tiết niệu bắt đầu đi vào hoạt động. Hệ thống trí nhớ quan trọng trong bộ não cũng bắt đầu hình thành, bộ não cũng bắt đầu đầy kín hộp sọ và sản sinh ra chất miễn dịch. Khuôn mặt hình thành rõ ràng, miệng ngày càng hoàn thiện. Do dây rốn phát triển và gắn chặt với người mẹ hơn, khả năng đẻ non giảm. Do dây rốn phát triển nên lượng chất dinh dưỡng mà người mẹ cung cấp cho thai nhi ngày càng phát triển nhanh hơn. Nhau thai ngày càng chắc, lượng nước ối ngày càng nhiều.

Lúc này, thai nhi có thể vận động toàn thân, ngón tay, ngón chân, bàn tay cử động ngày càng mạnh. Đồng thời, tay cũng có thể chạm đến các bộ phận của cơ thể. Ví dụ, xoa đầu gối, cuống rốn, hai tay có thể cử động trước mặt, có thể dùng tay gãi đầu, gãi mặt...

Có thể thai nhi vẫn chưa có những phản ứng mạnh trước những kích thích từ bên ngoài, miệng có thể mở rộng, bộ máy hô hấp phát triển nhưng hai lá phổi chưa hoạt động. Từ tháng thứ 4 trở đi tai của thai nhi có thể nghe rõ những âm thanh từ bên ngoài tử cung. Nếu đột nhiên có tiếng động mạnh thì thai nhi có thể ngay lập tức có phản ứng. Lúc này mối liên hệ giữa tình cảm của người mẹ và sự vận động của thai nhi đã bắt đầu nảy sinh. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5, sự thay đổi về tình cảm của người mẹ dẫn tới sự thay đổi môi trường trong cơ thể người mẹ sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu như người mẹ nghe bản nhạc mà mình yêu thích thì thai nhi cũng cảm nhận được niềm vui từ người mẹ và sẽ cử động thể hiện sự thích thú. Nếu như người mẹ nghe những bản nhạc không yêu thích, về cơ bản không muốn thưởng thức thì thai nhi trong bụng mẹ cũng ngừng cử động. Điều này cho thấy, sự vui buồn của người mẹ đã gián tiếp tạo ảnh hưởng tới thai nhi.

b) Trạng thái của người mẹ:

+ Sự thay đổi sức khỏe người mẹ.

Lúc này bụng của người mẹ hơi to, tử cung to dần, nước tiểu nhiều, vùng xương chậu nhiều máu, đại tràng thường có hiện tượng đau nhức. Lúc này, hai bầu vú của người mẹ to dần. Người mẹ phải luôn giữ sạch núm vú. Nếu thấy đầu vú bị lõm vào đặc biệt phải chú ý đến vấn đề vệ sinh núm vú và tìm đến bác sỹ chuyên khoa để kịp thời điều trị, chuẩn bị tốt cho việc cung cấp sữa cho con sau này. Chú ý trong thời kỳ đầu mang thai, không nên xoa bóp bầu vú quá nhiều, tránh những kích thích làm cho tử cung thu hẹp lại dẫn đến hiện tượng đẻ non.

+ Tâm lý người mẹ.

Khi mang thai được 4 tháng, những phản ứng sinh lý thời kỳ đầu mang thai dần dần mất đi, lúc này mọi suy nghĩ và tình cảm của người mẹ đều dành cho đứa con trong bụng của mình, đồng thời những phỏng đoán và sự lo lắng cũng dần xuất hiện ở người mẹ. Đứa con sẽ giống bố hay giống mẹ, lo lắng con mình có bị dị tật hay không? thông minh lanh lẹ hay yếu ớt đần độn? là nam hay là nữ? Tất cả những lo lắng đó đều tạo áp lực tâm lý cho người mẹ. Những bà mẹ có trạng thái tâm lý tốt khi mang thai sẽ cảm nhận được thi vị ngọt ngào khi được làm mẹ; với những người thường lo lắng quá sẽ áp lực về tâm lý, dễ sinh bi quan tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Người mẹ phải vui vẻ thoải mái cảm nhận niềm vui khi được làm mẹ, loại bỏ những yếu tố tâm lý ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Trong thời gian này, người chồng phải giúp vợ mình trong mọi việc, làm nhiều việc khiến vợ cảm thấy vui vẻ, tạo ra cho người vợ cảm thấy trạng thái tâm lý tốt, làm cho người vợ có những hy vọng tốt trước sự giúp đỡ tích cực cho người chồng, giúp thai nhi được phát triển trong sự hy vọng tốt đẹp của người mẹ.

c) Nguyên tắc dinh dưỡng trong tháng thứ 4 và thực đơn cho người mẹ:

Bắt đầu từ thời kỳ giữa mang thai, tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 thai nhi đang ở vào giai đoạn phát triển tương đối nhanh. Lúc này, bộ xương và não thai nhi đòi hỏi bổ sung một lượng lớn nhất có chứa phốt pho và canxi, một lượng nhất định I - ốt, kẽm, các loại Vitamin và một lượng lớn Protein. Người mẹ cũng cần rất nhiều Protein cho sự phát triển của tử cung, dạ con và vú. Lúc này, người mẹ phải kịp bổ sung chất dinh dưỡng tăng lượng Protein đặc biệt những chất có chứa nhiều Protein đặc biệt cần thiết phát triển cho thai nhi đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể người mẹ và thai nhi.

Như vây, người mẹ phải ăn uống như thế nào để đảm bảo đúng nguyên tắc về dinh dưỡng trong tháng thứ 4?

Trước tiên người mẹ phải ăn nhiều loại thức ăn, ăn nhiều tim, gan, cật những món nội tạng động vật. Ngoài ra cần bổ sung trứng, đường, chất khoáng, Vitamin. Nói một cách cụ thể, hàng ngày người mẹ phải ăn cả chất tanh, chất xơ và chất bột, ăn nhiều những món ăn được chế biến từ đậu, gạo, bột mì, mỗi ngày được 400g trở lên. Người mẹ cũng phải ăn thật nhiều hoa quả và rau xanh để bổ sung Ca-rô-tin và Vitamin. Mỗi ngày nên ăn 500g rau xanh, vào những mùa rau khan hiếm thì có thể ăn giá đỗ để bổ sung Vitamin C. Do tử cung ngày càng nở to chèn đường ruột nên dễ gây ra hiện tượng bí đại tiện. Rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất Xenlulô, có thể kích thích hệ thống tiêu hóa làm việc nhiều, tạo thuận lợi cho quá trình đại tiểu tiện của người mẹ. Từ giai đoạn này trở đi, lượng máu lưu thông và gánh nặng của tim ngày càng tăng nên phải phòng chống bệnh phù thũng do ứ đọng dịch thể. Ngoài ra cần phải ăn nhiều canh để bổ sun lượng nước.

Trong thời kỳ này, người mẹ chú ý nên ăn ít một và ăn làm nhiều bữa, tích cực bổ sung Canxi. Sau tháng thứ 5, chân của người mẹ hay bị co giật, hiên tượng này là do lượng canxi trong máu của người mẹ giảm. Vì vậy, lúc này người mẹ phải ăn những loại thức ăn có chứa nhiều chất canxi như: Sữa bò, sữa đậu nành, những loại thực phẩm được chế biến từ đậu, tôm, cua, hải sản. Và cũng cần tăng cường độ vận động cơ thể như: Đi bộ, tắm nắng để tăng Vitamin D trong cơ thể để hấp thụ canxi.

Ngoài ra, người mẹ cũng tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều mỡ và đường. Bởi vì người mẹ quá gầy hoặc quá béo thì đều không có lợi cho thai nhi, những người mẹ không ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng kém thì thường sinh ra những đứa trẻ nhỏ, khuyết tật bẩm sinh. Còn đối với những bà mẹ quá béo thì thường sẽ sinh ra những đứa trẻ quá to, dễ dẫn đến hiện tượng khó đẻ, bản thân người mẹ cũng dễ mắc bệnh huyết áp cao. Tóm lại, người mẹ phải ăn uống điều độ, hợp lý và có tính khoa học.

+ Thực đơn cho người mẹ trong thời kỳ giữa khi mang thai.

- Thực đơn 1: Sáng: Sữa đậu nành ngọt 1 cốc, một chiếc bánh nướng, 1 chiếc bánh bao và 1 quả trứng gà.
Trưa: 3 bát cơm, 1 bát cháo đỗ, thịt nạc xào rau chân vịt, thịt bò chiên đậu phụ.
Tối: 3 bát cơm, thịt lợn, rau cải trắng, rau hẹ xào tôm khô, một bát canh hải đới.
- Thực đơn 2: Sáng: Một cốc sữa bò, 2 bánh bao, trứng 1 quả
Trưa: 3 bát cơm, dưa chuột xào gan, rau chân vịt và canh trứng rau
Tối: 2 bát vằn thắn, 2 cái bánh bao, rau oa cự xào, rau cải trắng xào tôm tươi bóc vỏ.
- Thực đơn 3: Sáng: Một cốc sữa đậu nành, ¼ hoặc một nửa cốc mạch nha có pha thêm sữa bò, một quả trứng gà.
Trưa: Một đến 2 cốc sữa chua, rau xào lẫn hải sản, thịt, trứng, nội tạng động vật, các loại rau.
Tối: 3 bát cơm, canh thịt hoặc sữa 1 cốc, rau xanh, rau xào thịt và ăn những món ăn theo sở thích của từng người.

d) Các chứng bệnh và cách dùng thuốc khi bị bệnh trong tháng 4 mang thai.

Khi phụ nữ mang thai được 3 tháng thì lượng máu trong cơ thể người phụ nữ tăng (Cho đến giai đoạn cuối thì lượng máu thường tăng từ 35% - 55%). Nhưng thành phần hữu hình trong máu thường tăng ít, vì thế không cân bằng với lượng máu tăng nên rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu. Nếu như sắc tố trong máu của người mẹ thấp hơn 10g thì đó là triệu chứng thiếu máu mang tính sinh lý.

Vào thời kỳ giữa va cuối quá trình mang thai, người phụ nữ mang thai rất có thể thấy hiện tượng hậu môn bị ngứa, đau và đi tiện ra máu, thì đó là hiện tượng bất thường. Bởi vì do áp lực tạo ra từ phần đầu của thai nhi làm cho các mạch máu xung quanh hậu môn bị sưng lên, khi phải dùng lực để đi đại tiện sẽ làm cho bệnh trĩ tăng lên thêm nặng. Muốn phòng tránh bệnh trĩ, người phụ nữ mang thai phải phòng chống hiện tượng bí đại tiện, ngoài ra không nên đứng quá lâu. Nếu bị bệnh trĩ thì có thể dùng túi đá chườm vào phần bị trĩ thì sẽ đỡ bị rát, nếu bệnh trĩ tiếp tục kéo dài thì phải đến bác sỹ kê đơn điều trị.

Ngoài ra, trong khi mang thai, ruột của người mẹ bị nén lại, sự co giãn của ruột cũng giảm, tử tượng bí đại tiện. Vì vậy trong khi mang thai người mẹ phải tích cực ăn rau, hoa quả và vận động một cách hợp lý như: Đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, và đi đại tiện theo thời gian quy định. Nếu sau khi đã tiến hành các phương pháp trên mà hiện tượng bí đại tiện vẫn diễn ra thì có thể dùng thuốc theo chỉ cung và thi nhi đè nén trực tràng, lượng vận động của cơ thể người mẹ giảm, nên rất dễ gây ra hiện dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không được dùng thuốc tiêu chảy, để tránh hiện tượng xảy thai và đẻ non..

e) Sinh hoạt tình dục trong tháng thứ 4 mang thai:

Vào thời kỳ giữa của quá trình mang thai phải nên có chế độ sinh hoạt tình dục một cách hợp lý, nhưng phải khống chế về số lần, nếu số lần sinh hoạt tình dục quá nhiều, động tác quá mạnh thì rất có thể làm vỡ bào thai, nước ối bị rò rỉ từ đó sẽ gây ra hiện tượng ngạt thở cho thai nhi hoặc thai nhi bị chết, không có lợi cho việc sinh nở...

f) Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ 4.

Khi thai nhi được 4 tháng tuổi, đã cơ bản hình thành thị giác, chỉ có điều mắt chưa được mở. Thời gian này, bộ não của thai nhi cũng đang trong quá trình phát triển. Vì vậy có thể bắt đầu tiến hành rèn luyện cho thai nhi về thị lực và trí lực.

+ Giáo dục cho thai nhi bằng phương pháp chiếu sáng.

Hàng ngày bố mẹ phải tiến hành giáo dục thai nhi theo thời gian quy định, bằng cách dùng đèn pin chiếu và thai nhi qua bụng mẹ. Cách lam cụ thể như sau: Trong phòng ấm, dùng ánh sáng chiếu vào phần bụng của người mẹ, mỗi lần chiếu khoảng 5 phút, trước khi kết thúc có thể tắt và bật đèn pin, để cho thai nhi có một khoảng thời gian thích ứng, tránh để xảy ra sự kích thích không tốt chi thai nhi, tuyệt đối không được dùng ánh sáng quá mạnh. Một thời gian sau có thể dùng ánh sáng nhiều màu, chiếu vào phần bụng của người mẹ, 1 – 2 lại thay đổi ánh sáng một lần, ánh sáng phải sinh động, chiếu từ gần sau đó xa dần, dùng các hình thức chiếu sáng khác nhau. Người mẹ cũng có thể vừa đón ánh sáng vừa đi bộ, để ánh sáng mặt trời ấm áp rọi vào phần bụng của mình, kích thích sự phát triển thị giác của thi nhi.

y học hiện đại đã chứng minh rằng, thai nhi trong bụng mẹ là một cơ thể sống, có thể nghe, nhìn và cảm nhận. Mỗi sự cảm nhận của người mẹ đối với sự vật bên ngoài đều có thể chuyển hóa thành những kích thích mang thông tin, trực tiếp tác động đến thai nhi qua một con đường nào đó. Vì vậy, lúc này người mẹ phải nắm lấy cơ hội, tích cực chủ động và tăng cường sự giao lưu với thai nhi, tạo ra những kích thích tốt cho thai nhi bằng ngôn ngữ, để tác dộng đến đời sống tinh thần cho thai nhi.

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ có thể là mở băng cho thai nhi nghe hoặc kể chuyện cho thai nhi. Khi mở băng đài cho thai nhi nghe chú ý phải chọn những câu chuyện có từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và hóm hỉnh hoặc những bài hát dành cho thiếu nhi hoặc những bài dân ca. Khi kể chuyện cho thai nhi, người mẹ có thể tùy chọn những câu chuyện vui diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng phải ngắn gọn, câu chữ đơn giản, dễ hiểu, không nên kể những câu chuyện có nội dung không tốt. Lưu ý khi kể chuyện hoặc đọc chuyện cho thai nhi nghe giọng điệu của người mẹ phải diễn cảm, ngữ điệu chậm, khoan thai, ấm áp, thân thieert và đầy tình yêu thương. Ngoài ra, người mẹ có thể đọc cho thai nhi nghe những bài thơ, bài tản văn, bài vè, vui nhộn, hài hước.

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ mỗi ngày có thể tiến hành 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 1 phút, lưu ý nên tiến hành khi thai nhi vừa tỉnh dậy(tức là lúc thai nhi cựa quậy).
+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.

Người mẹ có thể căn cứ vào trạng thái tâm lý đặc thù của mình để lựa chọn những bản nhạc phù hợp, có thể giải tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng của mình. Thường là những bản nhạc êm dịu, lãng mạn, tiết tấu nhẹ nhàng, có thể giải tỏa những phiền muộn của người mẹ. Hoặc những bài hát đem lại hưng phấn về tinh thần cho người mẹ như những bản nhạc vui nhộn, hài hước.

Cách làm cụ thể của người mẹ trong việc tiến hành giáo dục thai nhi bằng âm nhạc:
- Chọn những bài hát mà mình yêu thích, quen thuộc. Trước khi nghe nhạc có thể nói với thai nhi rằng: “Mẹ con mình cùng nghe nhạc nhé con yêu”. Âm lượng vừa phải, Giữ khoảng cách nhất định đối với đài.

Người mẹ phải ở tư thế nửa ngồi nửa nằm, tốt nhất là ngồi ở sa lông hoặc ghế nằm, không nên nằm nhiều, tránh đê tử cung to dần và chèn ép tĩnh mạch, làm thai nhi thiếu ooxxi.

- Mỗi ngày nghe nhạc 3 lần (sáng, trưa, tối), mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Nếu không đủ thời gian thì ít nhất một ngày cũng phải nghe nhạc 2 lần (sáng và tối).
- Khi nghe nhạc, nên có những liên tưởng tốt theo từng bản nhạc và có thể truyền cảm nhận của mình khi nghe nhạc cho thai nhi.
- Mỗi lần nghe nhạc không nên nghe nhiều lần và không nên nghe những bản nhạc phức tạp.
Cần lưu ý, những loại nhạc như giao hưởng, nhạc disco điều không phù hợp với người phụ nữ mang thai. Bởi vì thể loại nhạc này thường có âm lượng lớn, tiết tấu phức tạp, âm thanh chối tai, có thể làm cho thai nhi giật mình bất an, hệ thống thần kinh và hệ thống tiêu hóa của thai nhi có những phản ứng không tốt. Và có thể làm cho cơ thể người mẹ sinh ra một số nhân tố bất lợi nguy hại đến người mẹ và thai nhi. Vì vậy, những người mẹ vốn yêu thích các thể loại nhạc trên thì hãy suy nghĩ đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mình và nên chọn nghe những bản nhạc phù hợp, giải tỏa được tâm lý căng thẳng của người mẹ.

+ Phương pháp vận động.

Ngay từ tuần thứ 7, thai nhi đã bắt đầu có thể “vận động” ví dụ như: Chép miệng, nắm tay, đạp chân, chuyển động cơ thể, bơi. Trong quá trình phát triển của thai nhi xương và cơ bắp và các khí quan của thai nhi không ngừng được luyện tập và phát triển trong vận động, thai nhi lớn dần trong sự vận động.

Giáo dục thai nhi bằng phương pháp vận động là người mẹ giúp đỡ thai nhi huấn luyện và kích thích cho thai nhi vận động trên cơ sở tự vận động phát triển của thai nhi. Điều đó nghĩa là, phải kích thích sự vận động của thai nhi một cách kịp thời, thúc đẩy sự phát triển về thể chất và tâm hồn của thai nhi.

Cách làm cụ thể như sau: Khi người mẹ nằm, toàn thân thả lỏng, trước tiên dùng tay xoa lên bụng, sau đó dùng ngón tay ấn nhẹ ở các vị trí khác nhau trên bụng mẹ và quan sát những phản ứng của thai nhi. Lúc đầu, động tác phải nhẹ nhàng, thời gian tiến hành ngắn, sau vài tuần, khi thai nhi dần dần thích nghi, sẽ có những phản ứng tích cực. Lúc này có thể tăng lượng vận động cho thai nhi mỗi lần khoảng 5 phút.

+ Phương pháp vuốt ve đối thoại.

Trong giai đoạn này, ngoài việc tiến hành phương pháp giáo dục thai nhi ở trên, bố mẹ còn phải tiếp tục những phương pháp giáo dục thai nhi ở giai đoạn trước như phương pháp vuốt ve và đối thoại với thai nhi.

Giáo dục thai nhi bằng phương pháp đối thoại trong giai đoạn này, đòi hỏi có sự tham gia tích cực của bố mẹ. Có thể nói, sự liên hệ giữa người mẹ và thai nhi được bắt đầu ngay từ tháng đầu tiên, đã có sự trao đổi thông tin về sinh lý, hành vi và tình cảm giữa hai mẹ con, hỗ trợ tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Còn mãi tới tháng thứ 4 người bố mới cảm nhận được sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ. Lúc này đòi hỏi người bố phải dùng những tác động nhẹ nhàng âu yếm vuốt ve thai nhi qua bụng mẹ, để thai nhi có những phản ứng tích cực và vận dộng dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của người bố. Đồng thời người bố cũng phải thăm hỏi, gọi và “nói chuyện” với thai nhi. Sự tham gia giáo dục thai nhi của người bố và phản ứng của thai nhi sẽ làm cho thực tiễn giáo dục thai nhi trong các giai đoạn sau đạt hiệu quả cao, và có ý nghĩa.
h) Nhật ký giáo dục thai nhi trong tháng thứ 4.

1) Ghi lại những phản ứng của cơ thể người mẹ, triệu chứng bệnh và cách dùng thuốc.

2) Ghi lại tình hình kiểm tra sức khỏe của người mẹ lần thứ trước khi sinh.

3) Ghi lại sự vận động lần thứ nhất của thai nhi (thường xuất hiện vào tuần thứ 16) như bụng, huyết áp, trọng lượng cơ thể.

4) Ghi lại quá trình giáo dục thai nhi và những phản ứng của thai nhi.

5) Ghi lại cảm tưởng của bố mẹ và những dự định cho quá trình giáo dục thai nhi trong giai đoạn sau.

5- Giáo dục thai nhi trong tháng thứ 5 ( Từ tuần 16 đến tuần thứ 19)

a) Tình trạng của thai nhi:

Trong thời gian này, thai nhi phát triển rất nhanh, thân dài từ 18 – 27cm, nặng từ 250 – 300g. Thai nhi bắt đầu mọc tóc, lông mày, móng tay, lông tơ toàn thân, da bắt đầu có màu hồng, xúc giác của da tương đối mẫn cảm, và bắt đầu tiết mỡ ở dưới da. Tai ngoài, dạ dày tiết ra tế bào niêm dịch, các bộ phận bên trong cơ thể dần dần được hoàn thiện. Não vẫn chưa xuất hiện nếp nhăn, não giữa phát triển. Vì vậy thai nhi có thể vận động trong bào thai và có những phản xạ phức tạp. Đây là lúc người mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng sự vận động của thai nhi, có thể nghe thấy nhịp tim đập mạnh của thai nhi.

Thai nhi trong giai đoạn này, đã có một vài sự vận động nhẹ, hai tay có thể nắm ở trước mặt, tay xoa mặt, ngậm ngón tay vào miệng và há miệng ra, từ những phản xạ này dần dần chuyển thành sự vận động tự nhiên. Chân của thai nhi có thể đạp vào thành tử cung, thay đổi tư thế trong nước ối. Hệ thống trí nhớ của thai nhi bắt đầu hoạt động, có thể nhớ được những lời nói thường xuyên của người mẹ. Do sự vận động nhẹ của thai nhi trong khu thần kinh, nên mối liên hệ giữa người mẹ và thai nhi trong cuộc sống ngày càng phức tạp. Những kích thích mà người mẹ phải chịu sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của thai nhi.

b) Trạng thái của người mẹ.

Trong thời gian này , tử cung của người mẹ ngày càng to đến cung xương chậu, bụng ngày càng lớn dần lên. Đây là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong quá trình mang thai, người mự có thể cảm nhận được những cử động của thai nhi. Đối với những phụ nữ mới mang thai thì sự cảm nhận trên thường hơi muộn (khoảng đến tuần thứ 20 mới có thể cảm nhận được).

Vào thời gian này, thể trọng của người mẹ tăng từ 10 – 12kg, trong đó 5kg là trọng lượng của nhau thai, nước ối và thai nhi, 6kg còn lại là trọng lượng của lớp mỡ, bầu vú và lượng máu tăng trong cơ thể người mẹ. Thường thì từ trước khi mang thai đến sau khi mang thai trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng khoảng 10kg. Vào thời kỳ đầu mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ không tăng, sau khi mang thai được 4 tháng, thể trọng của người mẹ mới bắt đầu tăng, đến tháng thứ 7 (tuần thứ 28) tăng khoảng 10kg là bình thường, có nghĩa là 4 tuần tăng khoảng 500g thì phải khống chế thể trọng có thể là hạn chế ăn uống, nhưng cũng cần phải tính đến việc đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi nên khống chế thể trọng của người mẹ trong điều kiện thai nhi có đầy đủ chất dinh dưỡng. Chủ yếu là hạn chế ăn những loại thức ăn có nhiều đường, mỡ động vật phải tuân thủ nguyên tắc “ chất quan trọng hơn lượng”.

Khi mang thai được 19 tuần, có những phụ nữ sẽ tiết ra một loại niêm dịch giống như nước. Lúc này bác sỹ phải nói rõ cho người phụ nữ mang thai rằng đó chính là nước ối giả. Nếu nước ối nhiều, thai nhi trong bào thai sẽ vận động liên tục, điều này sẽ không tốt cho người mẹ. Vì vậy, một ít nước ối sẽ tự chảy ra, không cần phải đến bệnh viện để điều trị.

+ Tâm lý người mẹ.

Khi mang thai được 5 tháng, bụng của người mẹ to dần ra lúc này người mẹ thường có tâm lý xấu hổ, không muốn xuất hiện trước mặt nhiều người, thậm trí có những bà mẹ thấy căng thẳng trước những thay đổi về ngoại hình khi mang thai. Có những người phụ nữ không thể giải tỏa tâm lý xấu hổ, luôn cảm thấy phiền phức, lo lắng.

Theo báo cáo của chuyên gia nghiên cứu về sinh sản của người phụ nữ của Anh, thì bệnh cao huyết áp của người mẹ sẽ có ảnh hưởng không tốt với thai nhi. Lúc này nếu người mẹ liên tục bị căng thẳng, sẽ làm cho huyết áp tăng cao, tăng sự ảnh hưởng đối với thai nhi gấp 6 lần. Hơn nữa nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người mẹ mất ngủ, chán ăn, các khí quan hoạt động kém, hệ thống thần kinh thực vật rối loạn, làm cho lượng máu lưu thông kém, chức năng hoạt động của não cũng kém, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy lúc này người vợ đặc biệt cần sự an ủi và sự quan tâm của người chồng.

Giúp người vợ điều chỉnh tâm lý là nhiệm vụ của người chồng lúc này. Nếu như người vợ e ngại xấu hổ nên không muốn xuất hiện trước đám đông, không muốn nói chuyện với người khác, thì người chồng phải thường xuyên đưa người vợ đi dạo, giúp người vợ làm những việc mà người vợ thích. Người chồng cũng có thể mời bạn bè thân thiết, người thân rong gia đình đến để động viên, đoàn tụ để tạo không khí gần gũi ấm áp trong gia đình. Đồng thời, người chồng cũng không nên quá lo lắng và bực tức trước những thay đổi tâm lý của vợ mình mà phải biết thông cảm, thấu hiểu và cùng vợ mình giải tỏa về mặt tâm lý, giúp vợ thêm yêu thai nhi trong bụng mình. Những việc làm đó của chồng rất có lợi cho việc điều chỉnh tâm lý của vợ và càng có lợi cho việc phát triển của thai nhi.

Người mẹ cũng không nên vì quá xấu hổ mà sống khép mình, mà phải chon làm những công việc mà mình vốn yêu thích. Ví dụ: Hát, xem phim, tán gẫu với bạn bè. Thường xuyên nói chuyện với những người vui tính, lạc qua, nói hết những phiền muộn và băn khoăn trong lòng mình.

Tóm lại: Trong lòng người mẹ chàn đầy tình yêu thương với thai nhi, và sẵn sàng giúp thai nhi cảm nhận được tình yêu đó sẽ làm cho thai nhi được lớn lên trong tình yêu thương của cả bố và mẹ.

c) Những chất dinh dưỡng cho người mẹ trong tháng thứ 5 mang thai.

Khi mang thai được 5 tháng, mỗi ngày người mẹ phải bảo đảm 1,5g Canxi, Vitamin A, Glucô 6mg, và 100mg Vitamin C. Thai nhi ngày càng lớn, nên người mẹ thường hay bị táo bón. Để cải thiện tình trạng này, hãy ăn nhiều chất xơ để giúp mật hoạt động tốt. Khẩu phần ăn hàng ngày của người mẹ nên có các loại thực phẩm cung cấp chất xơ như rau quả tươi sống, cơm, các loại đậu. Trong khoảng thời gian này người mẹ sẽ tăng cân rất nhanh vì vậy trong chế độ ăn uống cũng cần phải lưu ý hạn chế ăn những loại thức ăn có nhiều đường hoặc mỡ động vật. Vì những loại thức ăn này dễ làm người mẹ tăng cân nhanh. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.

d) Cách dùng thuốc khi bị bệnh trong tháng thứ 5 mang thai:

Sau khi mang thai được 16 tuần, các khí quan của thai nhi hầu như đã hình thành, nếu dùng thuốc trong giai đoạn này về cơ bản sẽ không gây ra dị tất ở thai nhi. Nhưng thời gian này là giai đoạn các chức năng của các khí quan ở thai nhi đang từng bước được hoàn thiện, nên nếu dùng những loại thuốc dễ gây dị tật ở thai nhi sẽ gây ra sự bất bình thường đối với các chức năng khí quan của thai nhi. Vì thế, cần phải thận trọng khi dùng thuốc chữa bệnh trong cả quá trình mang thai.

Trong giai đoạn này, lượng sắc tố trong máu của người mẹ là 11 – 12g/ml, đến tháng thứ 8 thì lượng sắc tố này giảm xuống chỉ còn khoảng 10g/ml. Vì vậy, để bảo đảm hàm lượng sắc tố trong máu, ngay từ tháng thứ 5 mang thai người mẹ phải thường xuyên ăn những thức ăn có chứa sắt. Lúc này, mỗi ngày cơ thể người mẹ cần khoảng 1mg chất sắt. Có những phụ nữ mang thai, khi uống thuốc bổ để tăng hàm lượng sắt trong máu, thì thường bị đau bụng, chán ăn gây cảm giác khó chịu, không bằng ăn những thức ăn có chứa chất sắt. Do tỷ lệ hấp thụ chất sắt của cơ thể người mẹ chỉ được 10% - 15% nên thực tế mỗi ngày người mẹ phải ăn những loại thức ăn có chứa 8mg chất sắt trở lên thì mới đảm bảo cung cấp đủ 1mg chất sắt theo nhu cầu của cơ thể.

Trong lượng chất dinh dưỡng mỗi ngày , thì cứ 2000 Calo nhiệt lượng mới chứa 12mg chất sắt, vì vậy mỗi ngày người mẹ phải ăn đủ 2000 Calo nhiệt lượng thì mới đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể. Tốt nhât nên ăn những thức ăn những thức ăn có nhiệt lượng thấp nhưng giàu chất sắt ví dụ: tim, gan...

Thời kỳ giữa của quá trình mang thai, mặc dù là giai đoạn ổn định nhất, nhưng lại rất dễ gây ra hiện tượng đẻ non hoặc sẩy thai. Đối với những phụ nữ lần đầu tiên mang thai thì ít xảy ra hiện tượng sẩy thai hoặc đẻ non vào thời kỳ giữa của quá trình mang thai, nhưng đối với phụ nữ còn trẻ tuổi thì hiện tượng này rất dễ xảy ra nếu như người phụ nữ đó vận động quá sức hoặc không chú ý giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy người mẹ cần phải đặc biệt chú ý.

Đối với sản phụ cao tuổi, thì ngoài những nguyên nhân trên, thì còn một nguyên nhân nữa đó là hiện tượng tử cung thu nhỏ cũng rất dễ dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non. Kể cả với những không phải mang thai lần đầu, cũng rất dễ bị sẩy thai nếu như để tử cung thu nhỏ quá mức bình thường.

Nếu phát hiện thấy cổ tử cung bị lỏng thì khi mang thai được 4 tháng hoặc 5 tháng, để tăng độ chắc của cổ tử cung, phải làm một phẫu thuật nhỏ có như vậy mới phòng tránh được hiện tượng đẻ non.

Tóm lại, trong thời kỳ giữa của quá trình mang thai hiện tượng sẩy thai hoặc đẻ non do những thay đổi bất thường của thai nhi. Nhưng khi xảy ra hiện tượng đẻ non hoặc xảy thai ở thời kỳ giữa của quá trình mang thai, người mẹ phải tích cực đến bác sỹ để điều trị.

Ngoài ra, có một số phụ nữ sau khi mang thai thì da bị nổi mẫn và ngứa, có người bị nổi thành từng đám, lúc nổi lúc lặn, bệnh này được gọi là bệnh mề đay, có người còn bị nổi những mun nước và rất ngứa, có người chỉ thấy ngứa chứ không thấy nổi mẩn. Tất cả những triệu trứng đều được gọi là bệnh ngoài ra khi mang thai. Cách điều trị chứng bệnh này thường tương đối khó, thường phải dùng các loại thuốc trị ngứa, có người dùng Vitamin B6 lại hiệu quả, đối với những người mắc bệnh nặng thì phải dùng thuốc Ađrênalin, nhưng thời gian dùng thuốc không được quá dài.

e) Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ 5:

Khi thai nhi được 5 tháng tuổi, thì các khí quan của thai nhi về cơ bản đã hình thành và cảm giác của da và thính giác động tác phức tạp. Vì vậy, huấn luyện thính giác và khả năng vận động trong bào thai cho thai nhi là mục tiêu chủ yếu của công tác giáo dục thai nhi trong tháng thứ 5.

+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng trò chơi

Khi mang thai được 5 tháng, người mẹ đã bắt đầu cảm nhận được rõ ràng sự vận động của cơ thể thai nhi, điều này đã tạo tiền đề cho phương pháp giáo dục thai nhi bằng chò chơi. Cách làm cụ thể như sau: Khi thai nhi bắt ngờ đạp nhẹ vào thành bụng của người mẹ, thì người mẹ nhanh chóng vỗ nhẹ vào cái vào chỗ thai nhi đạp, đợi đến cho thai nhi đạp lần thứ 2, người mẹ vào tiếp tục vào chỗ đó. Cứ như vậy, thai nhi đạp thì người mẹ lại vỗ vào chỗ thai nhi đạp. Lúc đầu, thai nhi sẽ không có phản ứng trước những cái “vỗ” của người mẹ, và sẽ thôi không đạp và sẽ không đạp vào thành bụng mẹ nữa. Nhưng sau vài lần vỗ như vậy, thai nhi dần dần sẽ cảm nhận được sự đáp lại của người mẹ với mình và có những phản ứng lại. Khi thai nhi đã quen, thì người mẹ có thể chủ động nhằm lúc thai nhi tỉnh dậy và vỗ nhẹ vào bụng mình, thai nhi sẽ cảm nhận thấy được người mẹ đang đùa giỡn với mình và sẽ đạp chân vào thành bụng chỗ người mẹ vỗ. Lần đầu giữa người mẹ và thai nhi có thể chơi trò chơi với nhau.

+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng vuốt ve.

Khi mang thai được 5 tháng hoặc khi bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi thì người mẹ có thể tiến hành vuốt ve thai nhi. Cách làm cụ thể như sau:

Người mẹ nằm ngửa trên giường, đầu khong được gối quá cao, toàn thân thả lỏng, sau đó dùng hai tay xoa xoa lên bụng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Sau đó dùng một ngón tay tạo áp lực nhẹ đối với thai nhi bằng cách ấn nhẹ ngón tay đó vào bụng. Khi vuốt ve thai nhi, cần phải chú ý những phản ứng của thai nhi, nếu thai nhi cảm thấy khó chịu trước những kích thích của người mẹ và dùng lực chân tay đạp vào bụng mẹ thì ngay lập tức ngừng vuốt ve và tạo áp lực với thai nhi. Nếu như thai nhi chịu sự vuốt ve và tạo áp lực của người mẹ, thì một lúc sẽ có phản ứng nhẹ, lúc này người mẹ tiếp tục vuốt ve va dùng ngón tay tạo áp lực nhẹ với thai nhi trong vài phút lại dừng chuyển sang kích thích bằng lời nói hoặc bằng âm nhạc. Thời gian vuốt ve và tạo áp lực cho thai nhi thường vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc vào sáng sớm khi tỉnh dậy. Mỗi lần vuốt ve là từ 5 – 10 phút, mỗi ngày từ 1 – 2 lần.

+ Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.

Khi thai nhi được 5 tháng tuổi, đã cơ bản hình thành thính lực, có thể tiến hành kích thích mạnh bằng âm nhạc. Nhưng lúc đó chức năng thính giác của thai nhi mới đầu hình thành nên cần phải có sự bảo vệ. Vì vậy giáo dục thai nhi bằng âm nhạc không chỉ là để cho người mẹ nghe nhạc mà chủ yếu là để cho người mẹ hát. Cách làm cụ thể như sau: Mỗi ngày người mẹ có thể hát một vài bài. Tốt nhất nên chọn hát những bài hát trữ tình hoặc những bài dân ca, khi hát người mẹ phải thể hiên sắc thái tình cảm của bài hát, hát nhẹ nhàng, khoan thai, vừa hát vừa tưởng tượng ra thai nhi đang lắng nghe mình hát và cảm nhận tình yêu thương của người mẹ dành cho nó. Dùng phương pháp này thì trong cơ thể người mẹ sẽ nảy sinh hiện tượng cộng hưởng vật lý, khiến cả người mẹ và thai nhi đều cùng thưởng thức âm nhạc. Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất trong phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.
f) Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ:

Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển não của thai nhi cùng với sự huấn luyện về thính lực cho thai nhi cùng với sự huấn luyện về thính lực cho thai nhi, thì cần phải tiến hành phương pháp giáo dục cho thai nhi bằng ngôn ngữ. Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ có thể là để người mẹ kể chuyện cho thai nhi nghe hoặc cũng có thể mở băng những câu chuyện vui hóm hỉnh, lời văn sinh động, dễ nghe, giàu sức truyền cảm, nội dung, tình tiết câu truyện đơn giản, dễ hiểu. Có như vậy mới thúc đẩy được sự phát triển não bộ của thai nhi. Khi mở băng kể chuyện cho thai nhi nghe, người mẹ lưu ý không được để đài ở quá gần bụng. Có rất nhiều tư liệu khoa học đã chứng minh, những loại băng có chất lượng kém, nội dung không hay và nhiều tạp âm sẽ làm tổn hại đến thính lực của thai nhi. Đồng thời người mẹ phải nghe, theo dõi những tình tiết của câu chuyện, để kích thích thai nhi bằng âm thanh bên ngoài và bằng cả tâm hồn của người mẹ.

g) Nhật ký giáo dục thai nhi trong tháng thứ 5:

1) Ghi lại cử động của thai nhi, trọng lượng cơ thể của người mẹ

2) Ghi lại những phản ứng cơ thể người mẹ, triệu trứng bệnh và cách dùng thuốc.

3) Ghi lại kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ của người mẹ trước khi sinh nở.

4) Ghi lại quá trình giáo dục thai nhi và những phản ứng của thai nhi.

5) Ghi lại cảm tưởng của bố mẹ và những kế hoạch cho quá trình giáo dục thai nhi trong giai đoạn sau.

6- Giáo dục thai nhi trong tháng thứ 6: (tuần thứ 20 đến tuần thứ 23).

a) Tình trạng thai nhi:

Thai nhi dài khoảng từ 28cm – 34 cm, nặng 660g, khung xương phát triển hoàn thiện, xương cốt tương đối chắc. Lông và tóc ngày càng nhiều, lớp mỡ ở dưới da còn ít, nếp nhăn ở ra rất nhiều, toàn thân thai nhi được bao bọc bởi lớp màng, lượng nước ối lên tới 350ml. Mao mach ở phổi tăng, bộ xương chắc cứng.

Chức năng của thận và tim bắt đầu phát huy tác dụng, có thể bài tiết. Cơ thể bắt đầu chịu sự chi phối của hệ thống thần kinh. Trung khu thần kinh bắt đầu có những bệnh phức tạp, có thể tiếp nhận những thông tin từ đầu mút dây thần kinh. Sức nhớ của não ngày càng phát triển, không chỉ nhớ được tiếng nói củ người mẹ , mà bước đầu có thể cảm nhận được hơi thở của người mẹ và ghi nhớ trong não.

Lúc này, thai nhi đã mang hình hài của một đứa trẻ, lông mày và lông mi đã mọc. Hai tay vẫn đặt ở phía trước mặt, động tác linh hoạt. Tất cả các ngón tay đều cử động được, thỉnh thoảng lại chạm vào dây rốn, chân, tay có thể đưa lên miệng để mút. Có thể thấy rõ bàn chân của thai nhi cử động, miệng mở rộng ra ngoài như người ngáp ngủ. Vị trí của thai nhi thường xuyên thay đổi, hay dùng chân đạp vào thành bụng của người mẹ.
Thi nhi có thể cảm nhận được sự thay đổi tâm lý của người mẹ, khứu giác đã hình thành và hoàn thiện, thị giác có thể phản ánh vào não giữa, trung khu thần kinh cơ thể điều khiển và khống chế toàn thân. Lúc này thai nhi thường uống nước ối và bài tiết, có thể tự vận hành hoạt động tự do trong bào thai.
b) Tình trạng của người mẹ:
+ Sự thay đổi cơ thể người mẹ.
Lúc này, bụng của người mẹ phình to ra, cử động của thai nhi ngày càng rõ ràng, trọng lượng cơ thể tăng. Vì vậy, người mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, phần lưng và eo thấy đau, tĩnh mạch ở phần cơ thể phía dưới phải chịu áp lực nên người mẹ dễ mắc bệnh trĩ. Vào thời gian này tinh thần của người mẹ ổn định nhất, người mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được những cử động của thai và rút ngắn khoảng cách với thai nhi, do vậy tình yêu của người mẹ dành cho thai nhi sẽ sâu sắc hơn.
+ Tâm lý người mẹ.

Trong tháng thứ 6 này, sự thèm ăn của người mẹ ngày càng nhiều, trọng lượng của cơ thể ngày càng tăng. Vì vậy, người mẹ cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt là đối với những phụ nữ vừa mang thai vừa phải đi làm, thì sau khi đi làm về lại phải tiến hành các phương pháp giáo dục thai nhi và quá hy vọng vào thai nhi của mình, nên thường là đến ngày thứ 2 sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, rất dễ căng thẳng về tâm lý. Trước tình hình đó người mẹ phải biết điều chỉnh trạng thái tâm lý của mình, bảo đảm ăn ngủ, nghỉ điều độ, không nên làm việc quá sức, không nên quá đặt hy vọng vào việc giáo dục thai nhi mà phải phù hợp với thực tế. Cũng không được lo lắng và làm nhiều việc trong gia đình dẫn đến sự phát triển của thai nhi.
Lúc này, vai trò người chồng đặc biệt quan trọng. Người chồng không chỉ giúp đỡ người vợ về mặt tinh thần, không để người vợ hy vọng quá cao vào việc giáo dục thai nhi, mà người chồng phải biết động viên an ủi, quan tâm chăm sóc người vợ trong cuộc sống, và làm bớt công việc gia đình cho người vợ, để người vợ nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe. Tất nhiên người mẹ cũng phải tự nhận thức được những việc nên làm phù hợp với mình để tăng cường vận động. Ví dụ như: Dạo bộ, mua đồ, mua đồ cho trẻ em để thúc sự phát triển của thai nhi.
Khi người vợ tiến hành các biện pháp giáo dục thai nhi, người chồng không được khoanh tay đứng nhìn, không những tích cực tham gia giáo dục thai nhi mà còn giúp người vợ trong bố trí cách thức giáo dục thai nhi. Khi người vợ tiến hành những biện pháp giáo dục thai nhi quá mức cho phép, thì người chồng có thể kịp thời ngăn cản, đảm bảo đúng thời gian và cường độ. Đồng thời phải thường xuyên nhắc nhở người vợ chú ý phản ứng của thai nhi. Người chồng có thể thông quá sự quan tâm chăm sóc người vợ để thể hiện tình yêu đối với thai nhi, để thai nhi có thể cảm nhận được tình yêu từ người bố và tạo ra mối liên hệ gần gũi thân thiết với thai nhi.
c) Tư vấn dinh dưỡng cho người mẹ trong tháng thứ 6 mang thai:
Trong thời gian mang thai, người mẹ và thai nhi đều cần có một lượng Vitamin nhất định. Chỉ có ăn thức ăn có đủ chất dinh dưỡng thì mới có thể đảm bảo hàm lượng Vitamin cho cơ thể người mẹ và thai nhi. Chất sắt cũng là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người mẹ. Bởi vì chất sắt là một khoáng chất rất cần thiết, cơ thể sản sinh ra huyết sắc tố, mà huyết sắc tố có thể truyền oxi cho tế bào. Khi người mẹ ăn thức ăn chứa chất sắt thì thai nhi cũng có thể hấp thụ được chất sắt từ người mẹ, để đáp ứng nhu cầu về chất sắt của bản thân thai nhi. Do vậy, trong quá trình mang thai người mẹ phải ăn nhiều loại thức ăn có chứa nhiều chất sắt, ví dụ: Rau chân vịt, lòng đỏ trứng gà, đậu phụ, hạt vừng, sữa bò, thịt, rau xanh và hoa quả...
d) Cách dùng thuốc khi bị bệnh trong tháng thứ 6 mang thai.
Thời kỳ giữa của quá trình mang thai, nhu cầu về máu trong cơ thể người mẹ tăng nhanh, hơn nữa lượng hồng cầu tạo ra không đủ nên rất dễ dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Có thể căn cứ vào lượng hồng cầu trong máu hoặc lượng huyết sắc tố trong hồng cầu để phát hiện ra hiện tượng thiếu máu. Hồng cầu được tạo thành bởi Protein và chất sắt, thiếu một trong hai nhân tố đó thì không hồng cầu. Chức năng chủ yếu của huyết sắc tố là chuyển oxi vào trong cơ thể và tiết khí cacbonic. Nếu như cơ thể bị thiếu hồng cầu hoặc thiếu huyết sắc tố thì oxi sẽ được chuyển vào cơ thể. Người mẹ mang thai cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khi đứng lên thì mắt hoa, khó thở. Những bà mẹ thiếu máu trầm trọng thì khi sinh nở bị xuất huyết rất nhiều, thậm chí bị nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, bệnh thiếu máu còn dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm khác trong quá trình mang thai, trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, để ăn những thức ăn có chứa nhiều chất sắt, ví dụ như: Tim gan, rau xanh, rau chân vịt, khoai lang. Nếu như ăn các loại thức ăn này mà không có hiệu quả, thì người mẹ có thể dùng thuốc bổ máu theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên nếu thường xuyên dùng thuốc bổ máu sẽ không tốt cho dạ dày và có một số phụ nữ không hấp thụ được những loại thuốc này, nên phương pháp tốt nhất vẫn là ăn những thức ăn có chứa nhiều chất sắt bổ máu.
Trong giai đoạn này, do thai nhi ngày càng lớn, tạo áp lực đối với khung xương chậu của người mẹ, làm cho khung xương chậu của người mẹ nhiều máu, hơn nữa do sự thay đổi kích tố trong cơ thể người mẹ, âm đạo thường xuyên tiết ra nước, làm viên nhiễm niêm mạc dao bị viên đỏ, làm rát và ngứa, khi đi tiểu thấy rát và đau, nghiêm trọng hơn nữa là dẫn đến bị viên âm đạo. Lúc này cần đến bác sỹ để điều trị.
Nếu người phụ nữ mang thai phát hiện thấy âm đạo tiết ra nước màu trắng, khi đi tiểu thấy đau, ngứa ngoài âm đạo, và có chất giống như bã đậu phụ thì đó chính là bệnh viêm đạo do nấm mốc. Bệnh này có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mang thai và nó liên quan đến sự thay đổi kích tố trong cơ thể người phụ nữ.
Mặc dù bệnh chỉ xảy ra ở một bộ phận của cơ thể nhưng đã ảnh hưởng đến toàn thân. Rất nhiều phụ nữ mắc bệnh viên âm đạo đứng ngồi không yên vì ngứa, thậm trí ảnh hưởng đến công việc và giấc ngủ. Vì vậy trước khi sinh nở phải tiến hành điều trị dứt điểm. Để đề phòng viêm âm đạo do nấm mốc ở người phụ nữ mang thai, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày người mẹ không được mặc đồ lót bằng nilon hoặc bằng những chất liệu có hoạt tính kích thích cao dễ gây viên nhiễm. Khi phát hiện bị viên âm đạo thì ngay lập tức phải ngừng vệ sinh âm đạo bằng nước lã, mà phải đến bác sỹ để kiểm tra và dùng thuốc rửa theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Ngoài ra trong thời kỳ mang thai lượng đường trong nước tiểu tăng cao, làm cho chân khuẩn phát triển nhanh chóng. Vì vậy, người phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh ngoài âm đạo, khi quan hệ tình dục cũng thấy đau và khó chịu. Điều trị viên âm đạo chân khuẩn, thì việc chọn thuốc điều trị rất chính xác và cũng rất quan trọng. Thông thường người ta dùng thuốc kháng chân khuẩn để điều trị. Ngoài ra cần lưu, bệnh viên âm đạo chân khuẩn có thể lây qua đường tình dục, vì vậy trong thời gian điều trị nên tránh quan hệ tình dục, và hai vợ chồng cần điều trị. Sau khi kết thúc điều trị, trước khi sinh cần phải tiếp tục điều trị một lần nữa để tránh gây biến chứng đối với thai nhi.
Viên âm đạo trùng roi là bệnh thường thấy ở những phụ nữ mang thai. Khoảng 3% - 15% âm đạo của phụ nữ bình thường có trùng roi, nó sống ký sinh ở niệu đạo, nhưng không phải lúc nào cũng gây ra bệnh viêm âm đạo. Sau khi mang thai, do nồng độ kiềm của âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho trùng roi phát triển nhanh, nên triệu trứng của bệnh ngày càng tăng, biểu hiện lâm sàng rất rõ ràng. Phần ngoài âm đạo thường bị ngứa đau rát. Khi kiểm tra sẽ thấy niêm mạc cổ tử cung và âm đạo đỏ lên, có thể phát hiện thấy trùng roi trong những chất do âm đạo thải ra. Để đề phòng bệnh viêm âm đạo trùng roi trước khi mang thai người phụ nữ nên đi kiểm tra, nếu phát hiện thấy trùng roi thì phải kịp thời điều trị ngay. Nếu đã mắc bệnh viêm âm đạo trùng roi trong thời kỳ mang thai thì phải dùng thuốc kháng sinh trùng roi, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ cần vệ sinh âm đạo sạch sẽ và phải điều trị 10 ngày. Sau khi điều trị xong, để tránh mắc bệnh lại thì phải hấp các quần áo lót 5 – 10 phút để loại bỏ nguồn gốc nấm mốc của bệnh. Đồng thời không nên dùng buồng tắm công cộng, không nên tắm bể bơi, mặc quần áo chung để tránh lây nhiễm gián tiếp.
Lúc này, người mẹ phải duy trì những thói quen quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần điều kiện sức khỏe cho phép, người mẹ có thể đi bộ bơi lội hoặc đi đạp xe, nhưng không đựơc vân động quá sức hoặc tham gia những môn thể thao nguy hiểm. Chú ý khi đi bơi nhiệt độ nhiệt độ của nước trong bể bơi không được quá cao hoặc quá thấp để tránh xảy ra hiện tượng sẩy thai hoặc đẻ non. Cuối cùng điều muốn nhắc nhở các bà mẹ ở đây là từ giai đoạn này trở đi, người phụ nữ mang thai bắt đầu kiểm tra mình, ngoài việc cân trọng lượng, độ co giãn của tử cung, do vòng bụng thì người mẹ thì người mẹ phải tự theo dõi cử động, vị trí, nhịp tim của thai nhi.
+ Tự theo dõi cử động của thai nhi.
Khi thai nhi được 6 – 7 tháng tuổi , cử động của thai nhi tương đối nhiều, mỗi ngày bình quân 3 – 5 lần. Cách theo dõi số lần cử động của thai nhi rất đơn giản. Mỗi ngày ghi lại số lần cử động của thai nhi vào buổi sáng, trưa, tối, mỗi lần một tiếng, tỏng cộng là 3 tiếng. Cộng tất cả số lần cử động của thai nhi trong 3 tiếng đó lại rồi đem nhân với 4 (thì sẽ ra số lần cử động của thai nhi trong 12 tiếng). Nếu như trong nhiều ngày liên tục số lần cử động của thai nhi vào khoảng 30 – 40 lần thì chứng tỏ tình trạng của thai nhi trong bụng mẹ là tốt. Nếu số lần cử động quá nhiều hoặc quá ít thì cần phải chú ý. Nếu ít hơn 20 lần thì là bất bình thường, còn nếu ít hơn 10 lần thì chứng tỏ thai nhi trong bụng mẹ bị thiếu ôxi cần phải đến bác sỹ để khám. Nếu trong quá trình theo dõi cử động của thai nhi, người mẹ phát hiện thấy cường độ cử động thay đổi hoặc cường độ càng về sau càng yếu đi cũng là hiện tượng bất thường, cần đến bác sỹ để khám.
+ Tự người mẹ thay đổi vị trí của thai nhi trong tử cung. Theo dõi vị trí của thai nhi chủ yếu là theo dõi vị trí đầu của thai nhi, dưới sự hướng dẫn của bác sỹ người mẹ có thể tiến hành tự kiểm tra bụng mình. Trong quá trình ấn nhẹ tay vào bụng nếu thấy cứng và tròn thì đó là đầu thai nhi, vị trí đầu của thai nhi bình thường là ở giữa bụng mẹ, chân quay lên trên. Nếu nắn bụng thấy đầu thai nhi ở phần bụng phía trên thì vị trí của thai nhi bị đảo ngược. Nếu thấy đầu thai nhi nằm ngửa phần cạnh bụng thì thai nhi đang ở vị trí nằm ngang. Thai nhi nằm ngược và nằm ngang đầu là vị trí bất thường. Trong quá trình theo dõi nếu người mẹ phát hiện thấy vị trí của thai nhi bất bình thường thì phải lập tức đến bệnh viện để khám và điều chỉnh lại vị trí của thai nhi.
+ Tự theo dõi nhịp tim của thai nhi:
Nhịp tim của thai nhi thể hiện sự tồn tại của thai nhi. Sau khi mang thai đựơc 6 tháng có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi qua phần bụng của người mẹ. Người mẹ có thể dùng thiết bị theo dõi để nghe nhịp tim của thai nhi. Người mẹ nằm ngửa trên giường, tâm lý thoải mái, người vợ hoặc chồng tiến hành nghe ở 4 vị trí khác nhau trên bụng ở phía trên, dưới, trái, và phải. Mỗi ngày nghe một lần, mỗi lần nghe 1 phút, người nghe phải chú ý loại bỏ âm thanh của tử cung và âm thanh động mạch ở phần bụng của người mẹ. Nhịp tim bình thường của thai nhi là từ 102 – 160 nhịp trên 1 phút, quá nhanh hoặc quá chậm hoặc đập không theo quy luật thì đều là bất bình thường cần phải đến bác sỹ khám và điều trị.

e) Giáo dục thai nhi trong tháng thứ 6 mang thai.
Khi mang thai được 6 tháng tuổi, thính giác và bộ não đã hoàn thiện hơn. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thai nhi tháng thứ 6 là huấn luyện thính giác cho thai nhi, từ đó thúc đẩy sự phát triển về trí lực của thai nhi.
+ Giáo dục thai nhi bằng đối thoại.
Khi mang thai được 5 tháng (tuần thứ 20), thính giác của thai nhi được hình thành và hoàn thiện, không chỉ nghe được tiếng nói của người mẹ mà còn cảm nhận được nhịp đập trong lồng ngực của người mẹ. Lời nói êm dịu của người mẹ sẽ tạo ra kích thích tốt cho thai nhi, đồng thời, giọng trầm của người bố truyền qua tử cung khá dễ, cũng tạo ra kích thích tốt cho thai nhi. Vì vậy cả hai vợ chồng cùng tiến hành giáo dục thai nhi bằng đối thoại thì mới đạt hiệu quả cao.
Như đã trình bày ở phần trên, bố mẹ nên đặt cho thai nhi một cái tên, khi bắt đầu giáo dục thai nhi bằng đối thoại, bố mẹ có thể thường xuyên gọi tên “Cục cưng” của mình, làm cho thai nhi có sự ghi nhớ. Khi giáo dục thai nhi bằng đối thoại, bố mẹ phải coi thai nhi là một đứa trẻ, thường xuyên nói chuyện, tán gẫu với thai nhi. Có thể miêu tả cuộc sống hàng ngày trong gia đình cho thai nhi nghe, ví dụ: Hôm nay bố làm gì, nói chuyện những gì, làm gì cho “Cục cưng”, có dự định gì cho “Cục cưng”. Chú ý nội dung đối thoại không được phức tạp, nói đi nói lại vài câu trong thời gian ngắn, làm cho bộ não thai nhi có sự ghi nhớ. Kiên trì giáo dục thai nhi bằng đối thoại không chỉ có lợi cho sự phát triển của bộ não của thai nhi mà còn làm cho thai nhi cảm nhận được tình thương yêu từ bố mẹ.
+ Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.
Khi mang thai được 6 tháng tuổi, đã cơ bản hình thành thính lực, có thể tiến hành giáo dục thai nhi kích thích bằng âm nhạc. Vài năm trở lại đây, kỹ thuật siêu âm đã cho thấy, những tiếng động bên ngoài đặc biệt là những tiếng động mạnh, đột ngột đã làm tăng nhịp đập của tim thai nhi. Vì vậy trong quá trình phát triển não của thai nhi ở giai đoạn này rất cần đến sự kích thích của những bản nhạc, để thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh. Phương pháp giáo dục thai nhi trong giai đoạn này có thể cho thai nhi tự nghe nhạc. Cách làm cụ thể như sau: Dùng đài để mở nhạc và đặt đài cách bụng mẹ từ 2 – 5cm và đồng thời thay đổi liên tục phương hướng của đài, để âm thanh truyền qua bụng mẹ cho thai nhi. Mỗi ngày mở nhạc một vài lần theo thời gian quy định, lúc mới bắt đầu tiến hành thì thời gian có thể ngắn hơn một chút, sau đó có thể kéo dài thời gian cho thai nhi nghe nhạc, nhưng không nên dài quá, thông thường chỉ khoảng 5 – 10 phút, âm lượng cần phải vừa phải, không nên mở quá to hoặc quá nhỏ. Người mẹ phải có tư thể thích hợp, tinh thần và cơ thể phải thả lỏng, tập trung cao độ để thưởng thức âm nhạc cùng thai nhi.
Âm nhạc cho thai nhi nghe phải là thể loại nhạc trong sáng. Vào buổi sáng sớm thường cho thai nhi nghe những bản nhạc vui nhộn, làm cho thai nhi cảm thấy sảng khoái, vào buổi tối trước khi đi ngủ thường cho thai nhi nghe những bản nhạc êm dịu, du dương. Chú ý khi thai nhi thưởng thức âm nhạc, thì người mẹ cũng phải tập trung tinh thần thưởng thức âm nhạc, không nên mất tập trung, hoặc nghĩ ngợi lung tung hoặc làm những việc không liên quan đến việc thưởng thức âm nhạc. Bởi nếu như vậy sẽ không đạt được hiệu quả của phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.
+ Giáo dục thai nhi bằng sự vận động.
Sau khi mang thai được 23 – 24 tuần người mẹ có thể xác định được ví trí đầu, lưng và cơ thể của thai nhi từ ngoài bụng. Từ lúc này, vào mỗi buổi tối người mẹ có thể nằm trên giường, thả lỏng phần bụng và vỗ nhẹ tay vào bụng mình tiến hành giúp thai nhi cử động. Động tác vỗ tay vào bụng phải nhẹ nhàng, mỗi lần từ 5 – 10 phút, lặp đi lặp lại nhưng không được vỗ nhanh quá.
Khi vỗ tay vào bụng mình, người mẹ cũng có thể dùng tay giúp thai nhi vận động, làm cho thai nhi bị mỏi chân thì người mẹ thì người mẹ phải biết cách an ủi vuốt ve thai nhi từ bên ngoài, nếu như kết hợp với phương pháp giáo dục thai nhi bằng hội thoại hoặc phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc thì hiêu quả thai nhi tốt hơn rất nhiều. Huấn luyện thai nhi lặp đi lặp lại như vậy, có thể làm cho thai nhi có những phản xạ điều kiện hữu hiệu và có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp của cơ thể thai nhi. Nhưng cần phải chú ý, khi phát hiện thai nhi có dấu hiệu mệt mỏi thì lập tức dừng động tác kích thích và vuốt ve thai nhi để tránh xảy ra hậu quả xấu. Thường không nên giáo dục tiến hành thai nhi bằng vận động vào thời kỳ đầu mang thai hoặc khi sắp sinh nở. Đối với phụ nữ có tiền sử sẩy thai hoặc đẻ non thì không nên tiến hành giáo dục thai nhi bằng vận động.
Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ.
Trong tháng thứ 6 cũng nên tiếp tục tiến hành giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ. Ngoài việc kể chuyện, hoặc cho thai nhi nghe những câu chuyện như đã tiến hành ở các tháng trước, thì ở tháng thứ 6 này nếu có điều kiện và có cơ sở, người mẹ còn có thể nghe băng nhạc ngoại ngữ và cho thai nhi nghe, để thai nhi có thể sớm tiếp xúc và làm quen nhiều loại ngôn ngữ.
g) Nhật ký giáo dục thai nhi trong tháng thứ 6 mang thai.
1) Ghi lại quá trình tự kiểm tra thoi dõi thai nhi của người mẹ.
2) Ghi lại sự thay đổi trong cơ thể người mẹ như: Trọng lượng, vòng bụng, huyết áp và những triệu trứng khác thường cũng như cách dùng thuốc.
3) Ghi lại kết quả kiểm tra trước khi sinh của người mẹ.
4) Ghi lại quá trình giáo dục thai nhi và phản ứng của thai nhi.
5) Ghi lại cảm tưởng của bố mẹ và kế hoạch giáo dục thai nhi trong tháng sau.

7- Giáo dục thai nhi trong tháng thứ 7: (Từ tuần 24 đến tuần 27).
a) Tình trạng của thai nhi:
Khi thai nhi được 7 tháng tuổi, thai nhi dài khoảng 35cm – 38cm, nặng khoảng 1kg. Lúc này lớp mỡ ở dưới da của thai nhi đã hình thành, nhưng da vẫn còn nhiều nếp nhăn, giống như da của người già. Các bộ phận của cơ thể cơ bản đã hoàn thiện, tuy nhiên các cơ năng chưa phát huy được hết các tác dụng, đầu mút dây thần kinh của các bộ phận như tai, mắt, và da dần dần phát triển, có thể đưa ra sự phản xạ thần kinh. Nếp nhăn của não tăng, bộ phận như tai, mẳt và da dần dần phát triển có thể đưa ra phản xạ thần kinh. Nếp nhăn của não tăng, bộ phận giữa của não đã phát huy tác dụng, bắt đầu làm nảy sinh tình cảm sơ khai. Mí mắt được hình thành , mắt được mở và có thể nhìn được, nhưng do tử cung là một môi trường tói om nên thai nhi không thể nhìn thấy gì. Những hoạt chất làm tăng phế nang chưa nhiều nên lá phổi chưa phát triển hoàn thiện, khí quản cũng chưa phát triển. Nếu như xảy ra hiện tượng đẻ non trong giai đoạn này, thì đẻ ra một đứa trẻ có hình thù. Mặc dù thai nhi đã có sự hô hấp, nhưng cũng rất khó sống và được hộ lý được chăm sóc một cách tỷ mỷ. Nếu thai nhi là con trai, thì bộ phận sinh dục chưa hình thành rõ ràng trong giai đoạn này, nhưng nếu là con gái thì bộ phận sinh dục đã hình thành khá rõ ràng.
Lúc này, thai nhi có thể phân biệt những âm thanh tác động từ bên ngoài, nếu như cho thai nhi nghe nhạc thì sau khi nghe xong, tim của thai nhi sẽ đập nhanh và cơ thể bắt đầu vận động. Trong giai đoạn này vị giác của thai nhi tương đối phát triển, có thể phân biệt được vị trí ngọt mặn. Thai nhi có thể cảm nhận sự thay đổi của ánh sáng bên ngoài bằng bộ não của mình. Như vậy, trong quá trình mang thai nếu như sinh hoạt của mẹ bị đảo lộn, thì sẽ làm loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể thai nhi, sau khi sinh ra thai nhi thường có trạng thái tâm lý bất ổn định.
b) Trạng thái của người mẹ:
+ Sự thay đổi trong cơ thể người mẹ.
Khi mang thai được 7 tháng, bụng của người mẹ to hơn một chút. Do tử cung to ra, đè nặng bụng, tạo áp lực đối với bộ xương ở lưng, nên trong tháng này người mẹ thường thấy đau lưng. Ngoài ra, tử cung tạo áp lực đối với tỉnh mạch, làm cho chân và phần bụng bị phù thũng. Nếu nghiêm trọng thì có thể làm cho âm đạo và chân của người mẹ bị phù tĩnh mạch. Đồng thời trọng lượng của cơ thể tăng lên, thậm trí còn gây ra hiện tượng thiếu máu. Do cơ thể người mẹ tiết ra kích tố làm mềm hệ dây chằng toàn thân hoặc những bộ phận nối các khớp xương, làm cho người mẹ cảm thấy đau nhức chân tay, tay khó cầm nắm, chân tay bắt đầu có cảm giác tê liệt. Vì vậy người mẹ không nên đứng quá lâu và không nên đi lại quá nhanh.
+ Tâm lý người mẹ:
Trong thời kỳ giữa của quá trình mang thai, sức khỏe và tâm lý người mẹ thường rất tốt. Chuẩn bị tốt điều kiện vật chất cho đứa trẻ sau khi được sinh ra là sự thể hiện tình yêu của người mẹ đối với con mình. Vì vậy, có một số bà mẹ đã coi việc chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho đứa con sắp sinh của mình là niềm vui và là công việc đầy hứng thú, điều đó có ý nghĩa rất tốt, nhưng các bà mẹ cũng nên chú ý, nếu không điều chỉnh tốt trạng thái tâm lý nóng vội của mình, cả ngày bận rộn với công việc chuẩn bị, thậm trí chuẩn bị cả đồ dùng khi con được 2 tuổi, thì không những người mẹ không được nghỉ ngơi mà còn không có lợi cho thai nhi. Vì vậy, trong thời gian này người mẹ phải chú ý điều chỉnh trạng thái tâm lý của mình, không nên quá vội vàng và hao tốn sức lực. Ngoài việc người mẹ phải chú ý ngỉ ngơi thì cần phải chú ý không nên ngồi khâu và quá lâu để tránh gây áp lực đối với thai nhi. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho đứa trẻ sau khi sinh có thể người bố hoặc người thân trong gia đình làm thay người mẹ. Ngoài ra người mẹ không nên đến chỗ đông người, bởi không khí ở đó thường không được trong lành, mầm bệnh tiềm ẩn rất dễ lây nhiễm sang người mẹ.
Lúc này, người chồng phải chú ý nhắc vợ mình không nên quá mãi mê chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho em bé, hoặc làm thay người vợ hoặc cùng làm với vợ. Tạo cho người vợ có môi trường thích hợp, làm cho người vợ thấy thoải mái vui vẻ chào đón sự ra đời của đứa con. Ngoài ra, người chồng phải tranh thủ thời gian cùng với vợ tiến hành các phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng, để cho thai nhi trong bụng mẹ có thể cảm nhận được tình yêu của người bố. Tích cực giúp đỡ người vợ trong việc theo dõi sự thay đổi và sự phát triển của thai nhi, nếu có sự cố bất thường thì có thể cùng với người vợ kịp thời sử lý.
c) Tư vấn chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho người mẹ trong tháng thứ 7 mang thai:
Trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai, tức trước khi sinh 2 tháng, thai nhi thường phát triển rất nhanh, nhu cầu về dinh dưỡng ngày càng lớn, những chất dinh dưỡng như Canxi và sắt trong cơ thể thai nhi đều được tích lũy trong thời gian này. Vì vậy, thức ăn của người mẹ trong thời gian này đòi hỏi phải giàu chất dinh dưỡng, nhiều Vitamin. Nhưng do trong thời gian này lượng vận động của người mẹ giảm nếu như người mẹ ăn quá nhiều, quá nhanh, mỗi tuần trọng lượng của cơ thể tăng không được vượt quá 0,5kg. Ngoài ra, để làm giảm quá trình tích nước của cơ thể người mẹ nên ăn ít muối và ăn ít những loại thức ăn có chứa nhiều kiềm.
Để đảm bảo cho chế độ dinh dưỡng cho thời kỳ cuối của quá trình mang thai, trong thời gian này người mẹ phải bổ khí, bổ máu, bổ âm, ví dụ có thể ăn những loại thức ăn như: Đồ biển, cá mực, trai, cá bạc, thịt nạc...Nếu không đảm bảo đủ dinh dưỡng thì người mẹ sẽ bị thiếu máu, phù thũng, cao huyết áp. Nếu bị phù thũng hoặc bị cao huyết áp thì có thể ăn hạt đậu đỏ, canh bí đao, canh cá chép nhưng chú ý cho ít muối. Nếu huyết sắc tố thấp có thể ăn lòng đỏ trứng gà, gan lợn, đậu đỏ, rau cải, những loại thức ăn có chứa nhiều chất sắt bổ máu. Ngoài ra còn có thể ăn nhiều loại đậu phụ, tôm khô và hoa quả.
Tóm lại: Ba tháng cuối của quá trình mang thai là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất, vì vậy chế độ ăn uống của người mẹ trong giai đoạn này phải đảm bào đầy đủ, hợp lý. Chế độ ăn uống cho người mẹ trong thời gian này phải được dựa trên thời kỳ giữa quá trình mang thai và bổ sung thêm những thức ăn có chứa nhiều Protein, cung cấp đủ lượng muối vô cơ. Vi – tamin và nước, để đáp ứng nhu cầu của thi nhi.
Nói một cách cụ thể, trong giai đoạn của thời kỳ mang thai, người mẹ phải tăng cường ăn những chất như thịt, cá, tim, gan, thận để bổ sung Protein và chất sắt, tránh để người mẹ bị thiếu máu, tăng cường ăn các thức ăn được chế biến từ hạt đậu như sữa đậu nành, đậu tương, đậu phụ để bổ sung nhu cầu về canxi. Ngoài ra tránh ăn những thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, hạn chế ăn những thức ăn như mì, gạo, để đề phòng thai nhi phát triển quá mức. Nếu gần đến lúc sinh, phát hiện thấy chân bị phù thũng thì phải hạn chế ăn muối.
d) Cách dùng thuốc khi bị bệnh trong tháng thứ 7 mang thai.
Gần đến thời gian sinh nở, trong cơ thể người mẹ có chứa nhiều nước ối, khả năng thay thế các loại như muối và nước của cơ thể người mẹ thấp nên chân và ngón tay của người mẹ bị phù thũng. Đặc biệt là vào mùa hè hoặc sau một ngày làm việc ở phần mắt cá chân của người mẹ thường bị phù thũng. Bệnh phù thũng là chứng bệnh thường gặp trong giai đoạn cuối kỳ của người phụ nữ, nên người mẹ không nên quá lo lắng.
Để hạn chế chứng bệnh này, người mẹ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, khi ngồi trên ghế salon hoặc ghế tựa phải chú ý gác chân cao để nghỉ ngơi, xoa bóp chân, tăng cường vòng tuần hoàn máu. Để giảm phù thũng các ngón tay, có thể dơ hai tay lên đầu và thường xuyên co và duỗi ngón tay. Người mẹ lưu ý bệnh phù thũng đặc biệt nghiêm trọng thì rất có thể đó là triệu trứng của bệnh phong nên cần phải đến bác sỹ khám và kịp thời điều trị.
Trong giai đoạn này, người mẹ thường hay bị thiếu máu. Theo thống kê, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị thiếu máu ở những cấp độ khác nhau trong thời kỳ mang thai. Thiếu máu đều không tốt cho cả mẹ và thai nhi, dễ gây ra chứng bệnh cao huyết áp cho người mẹ, còn có thể gây ra hiện tượng thiếu ôxi cho thai nhi. Theo thống kê, tỷ lệ đẻ non, tử vong và tỷ lệ mắc bệnh của những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ thiếu máu thường cao hơn những phụ nữ bình thường.
Điều trị bệnh thiếu máu, chủ yếu là tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều thịt nạc, gan lợn, trứng gà, tiết động vật, rau chân vịt, những đồ ăn chế biến từ đậu.
Đối với những phụ nữ mang thai thiếu máu trầm trọng thì còn có thể tiến hành điều trị bằng thuốc, thuốc chủ yếu là thuốc bổ sung chất sắt, và dùng để uống. Nếu như uống thuốc bổ máu nhưng dạ dày và ruột không chịu hoặc với những phụ nữ thiếu nhiều máu thì có thể tiêm thuốc bổ máu. Tuy nhiên khi tiêm thuốc bổ máu phát hiện thấy phản ứng bất bình thường thì lập tức phải dừng tiêm và đến bác sỹ để điều trị. Khi mang thai được 7 tháng, thai nhi trong bụng mẹ to dần lên thai nhi cũng khó ngủ vì thế đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mẹ. Khi người mẹ mất ngủ sẽ dẫn đến tâm lý căng thẳng lại càng không ngủ được cứ như vậy sẽ hình thành một vòng tuần hoàn. Thực ra lúc này người mẹ không nên quá lo lắng, bởi vì trong quá trình mang thai, người mẹ đều có khả năng mất ngủ, đặc biệt là giai đoạn cuối của quá trình mang thai, thai nhi vận động nhiều, chân thường xuyên đạp vào thành bụng mẹ, làm cho người mẹ cảm thấy khó chịu, từ đó dẫn đến mất ngủ. Điều quan trọng là người mẹ phải biết cách khắc phục tình trạng này, để có thể ngủ tốt. Ví dụ: Trước khi ngủ đọc một số bài báo, hoặc câu truyện thú vị, tập một vài động tác thả lỏng cơ thể, tắm nước nóng...
Nhưng cần phải lưu ý, khi ngủ người mẹ không được chùm chăn kín đầu, vì như thế dẫn đến thiếu khí ôxi, khí cácboníc tăng, làm cho tế bào não thiếu ôxi, dẫn đến hiện tượng đau đầu hoa mắt.
Tư thế nằm phù hợp cho người phụ nữ mang thai là nằm nghiêng sang bên trái. Bởi vì như vậy sẽ làm giảm áp lực đối với động mạch chủ, đảm bảo lượng lưu thông máu đến tim, phổi, gan và thận cũng như quá trình cung cấp máu cho thai nhi. Nếu người mẹ nằm ngửa thì thường sẽ làm tăng áp lực đối với động mạch chủ, không chỉ ảnh hưởng đến tử cung mà còn ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi, tăng áp lực đối với động mach và tỉnh mạch ở khoang dưới, làm cho tĩnh mạch hội âm và chân bị phù thũng.
Ngoài ra, người phụ nữ mang thai phải cảnh giác với bệnh đái đường , có khoảng 5% phụ nữ đái đường trong thời gian mang thai. Bởi vì sau khi mang thai cơ thể người mẹ tiết ra rất nhiều kích tố, nó có thể kháng lại chất Insulin. Bệnh đái đường trong thời kỳ mang thai cũng như bệnh đái đường trước thời kỳ mang thai đều gây ra hiện tượng thai nhi quá to hoặc đẻ non. Vì vậy, trước khi sinh nở người phụ nữ tiến hành kiểm tra tình trạng của thai nhi và tình trạng sức khỏe theo định kỳ.
Ngoài việc kiểm tra theo định kỳ, người mẹ cần phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình và sự hướng dẫn của bác sỹ để tiến hành kiểm tra các mặt sau.
+ Kiểm tra bệnh thiếu máu một lần nữa, nếu bị thiếu máu phải kịp thời điều trị.
+ Đối với phụ nữ mang thai có nhóm máu âm tính Rh, khi người chồng cũng có nhóm máu âm tính Rh, thì phải kiểm tra hiệu quả kháng thể ở máu của người mẹ. Bởi vì trong điều kiện như vậy, rất dễ dẫn đến sự không phù hợp giữa nhóm máu Rh của mẹ và con, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh rất dễ gây ra hiện tượng thai nhi chết trong dạ con.
+ Kiểm tra bệnh đái đường.
+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi.
e) Quan hệ tình dục của người mẹ trong tháng thứ 7 mang thai.
Vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai cũng nên hạn chế chuyện gối chăn, đặc biệt là trước khi sinh một tháng, nên dừng chuyện chăn gối. Quan hệ gối chăn trong giai đoạn này không chỉ dễ gây ra hiện tượng vỡ bào thai, rò rỉ nước ối, thai nhi trong tử cung thiếu ôxi mà còn dẫn đến nhiễm trùng nước ối, thai nhi bị tử vong...
f) Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ 7 mang thai:
Khi thai nhi được 7 đến 10 tháng tuổi, dây thần kinh cảm nhận âm thanh của thai nhi đã phát triển hoàn thiện, do thai nhi lớn dần, da thịt của thai nhi đã chạm vào thành tử cung, bụng của người mẹ cũng to lên, lúc này có thể truyền âm thanh cho thai nhi, vì vậy trước khi được sinh ra thai nhi đã có thể được nghe tiếng của người mẹ, và cũng có thể ghi nhớ được cường độ của âm thanh. Vì vậy vào thời gian này có thể tiến hành giáo dục thai nhi bằng dụng cụ âm thanh.
+ Giáo dục thai nhi bằng dụng cụ truyền âm thanh.
Phương pháp này chỉ được áp dụng trong tháng thứ 7 khi mà hệ thống thính giác của thai nhi được phát triển toàn diện. Cách tiến hành như sau: Đặt dụng cụ truyền âm thanh hoặc tai nge áp sát phần bụng dưới của người mẹ, gần với phần đầu của thai nhi, để cho cả mẹ và thai nhi cùng nghe, cũng có thể là bố mẹ và thai nhi cùng nghe. Mỗi ngày 1 – 2 lần, thời gian không nên quá dài, thường không quá 10 phút 1 lần. Cường độ âm thanh của thiết bị truyền âm thanh thường khoảng 60 Deciben, thiết bị này sẽ kích thích thai nhi có những phản ứng tích cực bằng những âm thanh nhẹ nhàng sống động, sự kích thích có lợi này sẽ thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Khi sử dụng thiết bị truyền tải âm thanh để giáo dục thai nhi, cần lưu ý:
- Loại bỏ những tạp âm của băng âm thanh, giữa thiết bị truyền âm thanh và bụng mẹ phải có khoảng cách nhất định.
- Tốt nhất nên nhờ các chuyên gia chọn băng âm thanh, để đảm bảo chất lượng của băng.
- Mỗi lần nghe không được quá lâu.
- Cho thai nhi nghe nhạc vào những lúc thai nhi tỉnh giấc, tức là đã có những cử động, nếu không thì phải nhẹ nhàng đánh thức thai nhi dậy.
Những loại nhạc dành cho thai nhi phải nhẹ nhàng sống động có như vậy mới kích thích được những phản ứng tích cực của thai nhi. Thường là những bài hát truyền thống, những bài dân ca, bài hát ru...
+ Giáo dục thai nhi bằng vận động.
Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, sự khác nhau về lượng vận động của thai nhi trong tử cung của người mẹ, dự báo khả năng hoạt động của trẻ sau khi được sinh ra. Trong điều kiện bình thường, những đứa trẻ có cường độ vận động cao khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, 6 tháng sau khi sinh thường phát triển nhanh hơn so với những đứa trẻ có cường độ vận động ít khi còn là bào thai. Vì vây, huấn luyện vận dộng cho thai nhi trong quá trình mang thai có vai trò hết sức quan trọng.
Hoạt động của thai nhi rất phong phú như chớp mắt, cử động ngón tay, sờ tay lên đầu, tứ chi phát triển, chuyển mình. Lúc này, người mẹ không chỉ vuốt ve gây áp lực giúp thai nhi vận động mà còn phải thường xuyên có sự giao thoa tình cảm, trao đổi thông tin với thai nhi. Những đứa trẻ được huấn luyện vận động từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, thì những động tác như chuyển mình, lẫy, cầm nắm, bò, hồi thường nhanh hơn những đứa trẻ bình thường, đặc biệt là của cơ bắp phát triển rất nhanh. Ngoài ra, sự vận động và tâm lý của thai nhi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của vận động gián tiếp biểu hiện sự phát triển của não thai nhi, do vậy, giúp thai nhi vận động cùng thúc đẩy sự phát triển não của thai nhi.
Thời điểm tiến hành vận động cho thai nhi nên chọn vào những lúc tinh thần thai nhi thoải mái, thường là vào buổi sáng hoặc buổi tối, mỗi lần tập vận động cho thai nhi không nên quá dài, chừng 5 đến 10 phút. Người bố cũng có thể dùng tay xoa nhẹ vào bụng vợ để tập vận động cho thai nhi và nói chuyện với thai nhi, sớm hình thành mối liên hệ tình cảm với đứa con trong bụng mẹ.
+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng hội thoại và trò chơi.
Trong tháng này, cần phải tiếp tục giáo dục thai nhi bằng hội thoại và trò chơi. Giáo dục thai nhi bằng hội thoại phải căn cứ vào quá trình phát triển hoàn thiện của thai nhi. Kể cho thai nhi nghe một câu chuyện tương đối dài, hoặc những câu chuyện vui. Khi cho thai nhi nghe nhạc, bố hoặc mẹ có thể nói nhỏ với thai nhi, miêu tả ra hiệu, ý tứ của câu hát, cũng có thể kể về những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục thai nhi bằng trò chơi cần phải tiến hành kết hợp với giáo dục thai nhi bằng vận động, vừa tập vận động cho thai nhi vừa chơi đùa với chúng. Mỗi một động tác vận động có thể cho thai nhi những kích thích đa dạng khác nhau.
g) Nhật ký giáo dục thai nhi trong tháng thứ 7 mang thai:
1. Ghi lại kết quả theo dõi kiểm tra của người mẹ trong tháng.
2. Ghi lại sự thay đổi trong cơ thể người mẹ như trọng lượng cơ thể, vòng bụng, huyết áp, những hiện tượng khác thường và cách dùng thuốc.
3. Ghi lại kết quả kiểm tra trước khi sinh của người mẹ trong tháng.
4. Ghi lại qúa trình giáo dục thai nhi và những phản ứng của thai nhi.
5. Ghi lại cảm tưởng của bố mẹ và kế hoạch giáo dục thai nhi trong giai đoạn tiếp theo.

8- Giáo dục thai nhi trong tháng thứ 8 mang thai: (Từ tuần thứ 28 -tuần thứ 31)
a) Tình trạng của thai nhi:
Đến tháng thứ 8, thai nhi dài khoảng từ 38cm – 41cm. Nặng khoảng 1,1kg đến 1,7kg. Bộ phận mặt của thai nhi tương đối hoàn thiện các khí quan nội tạng như phổi, gan, thận và bộ não cũng như hệ thống thần kinh đã phát triển đến một mức độ nhất định. Thai nhi hô hấp chưa theo quy luật, lượng nước ối không tăng lên như giai đoạn trước, thai nhi ngày càng phát triển và cơ thể thai nhi đã sát với tử cung. Đến giai đoạn tháng thứ 8 này, vị trí của thai nhi cơ bản cố định, do phần đầu nặng hơn nên bao giờ cũng ở phía dưới. Khi thai nhi được khoảng 25 – 26 tuần tuổi, thì có khoảng 50% thai nhi có vị trí bất bình thường (đầu quay lên trên và chân quay xuống dưới) nhưng các bà mẹ không nên quá lo lắng, có một số thai nhi biết cách dùng chân đạp vào thành tử cung và dần dần quay đầu xuống dưới trong môi trường nước ối. Đến khoảng tuần thứ 30 thì khoảng 90% thai nhi có vị trí bình thường.
Trong tháng thứ 8 này, thính giác của thai nhi đã hình thành phản xạ ở não giữa. Tất cả những âm thanh trong cuộc sống hàng ngày của người mẹ đều được truyền vào bộ não của thai nhi. Khi thai nhi nghe thấy âm thanh, thai nhi lập tức có phản xạ, tim cũng đập nhanh hơn. Thông thường, căn cứ vào mức độ thay đổi tình cảm của người mẹ, mà chia phản ứng của thai nhi ra thành 2 phần đó là nhịp tim có thay đổi và nhịp tim không thay đổi. Vì vậy, lời nói dịu dàng của người mẹ thường rất quan trọng, nếu thai nhi nghe thấy tiếng nói to hoặc tiếng quát nghiêm nghị, thì cử động của thai nhi sẽ bị loạn, thai nhi sẽ cảm thấy không vui. Khi thai nhi nghe thấy giọng cáu gắt của người mẹ thì huyết áp của thai nhi sẽ tăng, gây ra hiện tượng thiếu máu của thai nhi.
Đến tháng thứ 8 là thai nhi có thể biết ngáp ngủ và đã có xuất hiện biểu hiện của sự buồn ngủ. Mí mắt như mở, có lúc thì mút ngón tay nhất là lúc người mẹ thấy đói, thì thai nhi mút ngón tay càng mạnh, miệng mở to như đang đòi ăn.
Hết tháng thứ 8, bắt đầu sang tháng thứ 9, mắt của thai nhi bắt đầu có phản ứng trước ánh sáng và có phản xạ từ con ngươi. Lúc này, vị giác của thai nhi càng phát triển từ khoảng tuần thư 30 trở đi, thai nhi đã có thể nhớ được vị ngọt và vị đắng, kết quả thí nghiệm cho thấy thai nhi thường thích vị ngọt.
b) Trạng thái của người mẹ:
+ Sự thay đổi cơ thể người mẹ.
Trong giai đoạn này, vòng bụng của người mẹ ngày càng to. Những động tác của thai nhi thường có sự phối hợp nhịp điệu cuộc sống của người mẹ. Khi người mẹ vận động quá mạnh, thai nhi thường nằm im, không cử động nhưng khi người mẹ ngủ hoặc nghỉ ngơi thì thai nhi sẽ vận động rất nhiều.
Từ tháng thứ 8 trở đi, tránh nhiệm và nghĩa vụ của người mẹ ngày một thêm nặng nề, cơ thể rất khó vận động, dễ mệt mỏi, có lúc thấy đau lưng, nhức mỏi chân tay, đi lại cảm thấy khó khăn. Do tử cung chèn ép tĩnh mạch ở phía dưới, nếu như trong khi nằm ngủ, nằm ở tư thế bằng thì rất dễ bị tụt huyết áp, tức ngực, đổ mồ hôi.
Giai đoạn này cũng là lúc người mẹ dễ bị bệnh phù thũng, chân co giật, thiếu máu, cao huyết áp, bệnh đái đường, hoặc bị xuất huyết dị thường. Vì vậy người mẹ phải hết sức chú ý đề phòng.
+ Tâm lý người mẹ.
Khi mang thai được 8 tháng, cơ thể người mẹ rất khó vận động, đi lại khó khăn lúc đó lại phải kiên trì tiến hành các biện pháp giáo dục thai nhi, nên người mẹ thường hay hoài nghi, nghiêm trọng hơn là không kiên trì tiến hành các biện pháp giáo dục thai nhi nữa. Lúc này, nếu người chồng phát hiện thấy vợ mình không hứng thú với việc giáo dục thai nhi nữa thì phải động viên người vợ kiên trì, kích thích sự nhiệt tình của người vợ. Đồng thời đích thân người chồng hàng ngày phải cùng vợ mình tiến hành giáo dục thai nhi, tự tin và lạc quan tiến hành các biện pháp giáo dục thai nhi trong tháng. Cuối cùng, người chồng phải giúp vợ mình khắc phục tâm lý vội vàng.
Do khoảng thời gian cách ngày sinh nở ngày càng gần, người mẹ sớm rất muốn được nhìn thấy “Cục cưng” trong bụng mình nhưng mặt khác cũng rất lo lắng sợ trong quá trình sinh nở xảy ra bất trắc, trạng thái tâm lý là tương đối phổ biến ở những người phụ nữ mới sinh con lần đầu. Để giải tỏa trạng thái tâm lý này, một mặt người thân trong gia đình phải đặc biệt quan tâm, an ủi động viên người phụ nữ mang thai, động viên họ tự tin và có dũng khí, loại bỏ những lo lắng không cần thiết, giải tỏa tâm lý lo sợ khi sinh nở, để chào đón “Cục cưng” của mình ra đời. Ngoài ra, còn tranh thủ thời gian rỗi đến bác sỹ để tìm hiểu các kiến thức về sinh nở.
c) Tư vấn về dinh dưỡng cho người mẹ trong tháng thứ 8 mang thai:
Trong 7 tháng trước của quá trình mang thai, thai nhi đã không ngừng hấp thụ chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ. Lượng chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ, không chỉ phải đáp ứng nhu cầu của dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy trong tháng thứ 8 này nhiệm vụ cấp bách và quan trọng của người mẹ vẫn là tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, ăn những loại thức ăn có nhiều Protein như: Thịt, cá, trứng…thức ăn có nhiều canxi như: Gan, đậu phụ và các loại rau xanh để bổ sung Vitamin cũng như các loại hoa quả.
d) Những trứng bệnh thường mắc trong tháng thứ 8 mang thai và cách dùng thuốc:
Từ tuần thứ 27 trở về trước, trong quá trình mang thai, thì một tháng chỉ cần kiểm tra theo định kỳ một lần, từ tuần thứ 28 trở đi đòi hỏi cách 2 tuần phải kiểm tra theo định kỳ một lần. Từ tuần thứ 36 trở đi thì tuần nào cũng phải đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi vì trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai nếu người mẹ bị mắc bệnh thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi vì vậy phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của người mẹ và thi nhi trước khi sinh.
Trong tháng này những chứng bệnh mà người phụ nữ mang thai thường mắc đó là bệnh phù thũng và bệnh cao huyết áp. Những chứng bệnh này thường ảnh hưởng đến nội tạng như: Tim, thận, phổi, của người mẹ, thậm chí còn ảnh hưởng đến dây rốn gây ra hiện tượng thai nhi bị dị tật, dị dạng hoặc bị chết trong dạ con. Nguyên nhân là do dây rốn bị thắt ngẵng, huyết quản thắt chặt lại, lượng lưu thông máu giảm không cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxi cho thai nhi.
Do ảnh hưởng của các trứng bệnh đối với thai nhi trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai là tương đối nghiêm trọng. Vì vậy, để phòng tránh để mắc bệnh là một biện pháp tốt nhất. Đề phòng, có nghĩa là phải kiểm tra theo định kỳ, chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Mặc dù sự cạnh tranh trong xã hội hiện nay là rất gay gắt, rất nhiều phụ nữ mang thai do quá bận công việc nên không thể đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ , nhưng theo chúng tôi người mẹ phải nghĩ đến đứa con trong bụng minh và phải đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ ở bệnh viện. 

Trong khi ăn uống hàng ngày, người mẹ phải chú ý không nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều muối, có nhiệt lượng cao, có nhiều mỡ thực vật hoặc những thức ăn quá ngọt. Những loại thức ăn chính như cơm, mỳ cũng không nên ăn quá nhiều mà nên ăn nhiều các thức ăn như: Thịt, cá, sữa bò, đậu phụ và phải biết kết hợp với các loại thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng khác. Người mẹ mang thai mỗi ngày phải đảm bảo ngủ 8 tiếng, nếu ngủ trưa được 1 tiếng thì càng tốt. Trong công việc hàng ngày càng cần phải nghỉ ngơi nhiều, khi ngồi phải đặt hai chân ở vị trí cao tránh bị mệt mỏi. Tóm lại, chỉ cần người mẹ chú ý điều chỉnh phù hợp quy luật và nhịp điệu của cuộc sống hàng ngày là có thể đề phòng những chứng bệnh mà người phụ nữ mang thai thường mắc trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai.
Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể chính là tiêu chuẩn để nhận biết tình trạng sức khỏe của người phụ nữ mang thai. Người mẹ quá béo hoặc quá gầy thì đều không có lợi cho việc sinh nở, vì vậy người mẹ phải chú ý sự thay đổi về trọng lượng của cơ thể. Nửa sau của quá trình mang thai, mỗi tuần cơ thể người mẹ tăng thêm 0,5kg là hiện tượng bình thường, nhưng nếu tăng quá phạm vi đó thì rất có thể đó là bệnh phù thũng do chức năng của thận kém gây ra.
Khi trọng lượng cơ thể tăng gây ra bệnh phù thũng, thì phải tiến hành chế độ ăn uống, nếu không thì sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm cho người mẹ trong quá trình mang thai, và cũng sẽ cản trở trong quá trình phát triển não của thai nhi.Nếu ăn quá nhiều thức ăn có nhiệt lượng cao làm cho thể trọng tăng dẫn đến thai nhi phát triển to quá mức bình thường, ảnh hưởng đến việc sinh nở. Gần đây khi kiểm tra bằng phương pháp siêu âm, người ta có thể tính toán sơ bộ được trọng lượng của thai nhi. Nếu như, trọng lượng của người mẹ tăng quá mức thì sau tuần thứ 28, thì có thể dẫn đến bệnh viện chuẩn đoán trọng lượng của thai nhi, căn cứ vào sự phát triển bình thường của thai nhi để điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhưng trước khi hạn chế ăn uống người phụ nữ mang thai phải tăng cường trao đổi với bác sỹ chuyên khoa.
Nhưng người mẹ cũng không nên quá lo lắng về bệnh phù thũng. Mắc bệnh phù thũng trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai là một hiện tượng bình thường. Đó là do sự thay đổi lượng nước trong cơ thể người mẹ. Hầu như tất cả những phụ nữ mang thai đều cảm thấy chân bị phù thũng trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai, đặc biệt là về ban đêm, nhưng đến sáng hôm sau lại không thấy bị phù thũng nữa. Nếu như sáng hôm sau mà vẫn thấy bị phù thũng thì ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu phát hiện thấy huyết áp không bình thường thì phải đến bác sỹ để kịp thời điều trị.
Tóm lại, thời điểm thích hợp nhất bắt đầu giúp thai nhi trở về tư thế bình thường là vào tuần thứ 30 trở đi. Nêu như tiến hành vào tuần thứ 35 hoặc tuần thứ 36 thì sẽ không có hiệu quả. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu 2 phương pháp giúp thai nhi trở về tư thế bình thường trong tử cung.
+ Phương pháp người mẹ giúp thai nhi tự trở về tư thế bình thường.
Người mẹ có thể quỳ gối xuống và áp ngực xuống giường để giúp thai nhi trở về tư thế bình thường. Cụ thể là người mẹ bò ra giường, mặt quay sang trái, hai tay duỗi lên phía đầu, hai đầu gối tách sang hai bên, ngực áp xuống giường, giữ mông ở vị trí cao. Cứ như vậy hình dạng của tử cung rtong bụng mẹ có sự thay đổi, thai nhi sẽ chuyển động về phía cuối tử cung, động tác trên phải lập đi lập lại nhiều lần. Phương pháp mà người mẹ giúp thai nhi tự trở về trạng thái bình thường được tiến hành khoảng từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 34, thường thì có khoảng 50% thai nhi có thể tự vận động trở về tư thế bình thường.
+ Phương pháp uốn nắn thai nhi trở về tư thế bình thường từ bên ngoài bụng mẹ.
Bác sỹ phải chọn thời cơ tốt, thường là tuần thứ 29 đến tuần thứ 34 và chọn thời điểm tử cung không bị thu hẹp, dưới sự hỗ trợ của dụng cụ siêu âm, bác sỹ có thể tiến hành các thao tác ở bên ngoài bụng người mẹ nhưng không gây nguy hiểm cho thai nhi. Khi dùng tay tiến hành các thao tác giúp thai nhi trở về tư thế bình thường, thì người bác sỹ không được tiến hành những động tác quá mạnh, vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra cần phải nhắc nhở các bà mẹ chú ý bệnh đái đường xảy ra vào giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Có một số phụ nữ, trước khi mang thai, kiểm tra sức khỏ thì không thấy dấu hiệu gì bất thường, nhưng sau khi mang thai thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng đái tháo đường, thậm chí sau khi sinh nở vẫn mắc bệnh đái tháo đường, cũng có có một số phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian trong thời gian mang thai, điều khiến các bà mẹ lo lắng là thường gây ra các chứng bệnh nguy hiểm cho thai nhi hoặc lây nhiễm niệu đạo. Vì vậy nếu phát hiện trong nước tiểu của người mẹ có hàm lượng đường cao thì phải tiến hành xét nghiệm máu. Tiếp thu và phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sỹ trong sinh hoạt hàng ngày. Những ảnh hưởng của bệnh đái đường ở người mẹ đối với thai nhi như sau: Nước ối nhiều làm cho thai nhi chết ngạt hoặc phát triển quá mức, bị dị tật, dị dạng thậm chí gây ra các chứng bệnh về máu cho đứa trẻ.
Ngoài ra, bệnh đái đường ở người mẹ còn có thể gây ra hiện tượng đẻ non, sẩy thai hoặc sinh ra đứa trẻ tàn tật. Do những loại thuốc dùng để điều trị bệnh để điều trị bệnh đái đường thường gây ra tác dụng phụ đối với thai nhi, nên người mẹ không nên dùng tùy tiện và hạn chế dùng, chỉ được dùng khi thật cần thiết theo chỉ dẫn của bác sỹ.
e) Giáo dục thai nhi trong tháng thứ 8 mang thai:
Khi thai nhi được 8 tháng tuổi, thì thai nhi đã có sự thay đổi nhịp tim theo những âm thanh bên ngoài và cũng có phản ứng trước ánh sáng, ý thức bắt đầu được hình thành. Vì vậy, trong tháng này ngoài việc tiến hành các biện pháp như: Dùng ánh sáng, đối thoại, âm nhạc, vận động thì quan trọng phải tiến hành giáo dục thai nhi bằng phương pháp liên tưởng.
Giáo dục thai nhi bằng phương pháp liên tưởng, có nghĩa là thông qua sự liên tưởng của người mẹ để truyền thông tin cho thai nhi. Do vậy, phương pháp này có liên quan đến tất cả các phương pháp giáo dục thai nhi khác, như: Khi người mẹ thưởng thức âm nhạc, người mẹ có thể liên tưởng đến bức tranh được miêu tả trong bài hát, hoặc khi người mẹ đọc tác phẩm văn học hoặc xem ngắm tranh, người mẹ cũng có thể có những liên tưởng trước vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Thông qua việc liên tưởng, người mẹ có thể truyền những thông tin cho thai nhi và kích thích cho thai nhi.
Phương pháp giáo dục thai nhi bằng sự liên tưởng đòi hỏi người mẹ phải nghe những bản nhạc hay, đọc những tác phẩm có nội dung trong sáng, và thưởng thứ thức những bức tranh đẹp, nội dung liên tưởng của người mẹ phải lành mạnh. chỉ có như vậy, thai nhi mới được tiếp nhận những thông tin ý thức tốt, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển bước đầu hình thành ý thức của thai nhi và quá trình phát triển của trí não của thai nhi.
+ Giáo dục thai nhi bằng ánh sáng.
Do thị giác của thai nhi phát triển chậm hơn các giác quan khác, trước tuần thứ 30 thai nhi vẫn chưa có cảm giác với ánh sáng. Vì vậy, kể từ tháng thứ 7, tháng thứ 8 trở đi, mỗi ngày tiến hành giáo dục thai nhi bằng ánh sáng theo thời gian quy định, thì sẽ thúc đẩy quá trình hình thành phản ứng thị giác của thai nhi.
Như trên đã trình bày, giáo dục thai nhi bằng ánh sáng, tức là đèn pin hoặc nguồn sáng màu chiếu vào bên ngoài bụng mẹ, những phải chiếu vào lúc thai nhi tỉnh ngủ, mỗi lần chiếu khoảng 5 phút. Nhưng cường độ ánh sáng không được quá mạnh và thời gian chiếu sáng không được quá lâu.
+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.
Phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc trong tháng thứ 8 mang thai, bên cạnh việc tiến hành các phương pháp như cho người mẹ thưởng thức âm nhạc, hoặc cho thai nhi trực tiếp nghe nhạc qua dụng cụ truyền âm thanh, thì còn có thể tiến hành phương pháp “mẹ dạy con hát”.
Thi nhi đã có thính giác, nhưng không thể hát được. Người mẹ cần phải phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình, để cho thai nhi trong bụng mấp máy môi theo giai điệu và tiết tấu của bài hát hoặc bản nhạc. Trước tiên người mẹ có thể luyện cho thai nhi phát âm các nốt nhạc hoặc những bản nhạc phổ đơn giản, như thế giúp thai nhi dễ tiếp thu hơn. Mỗi lần hát xong một nốt nhạc, dừng lại vài giây, trong vài giây ấy thai nhi sẽ hát lại và sau đó tiếp tục tiến hành.
+ phương pháp giáo dục thai nhi bằng đối thoại và vận động.
Trong tháng thứ 8 mang thai, người mẹ vẫn tiếp tục tiến hành phương pháp giáo dục thai nhi bằng đối thoại và vận động. Do khi thai nhi được 8 tháng tuổi, ý thức của thai nhi bắt đầu được hình thành, vì vậy phương pháp giáo dục thai nhi bằng đối thoại tốt nhất trong giai đoạn này là dùng phương thức kể chuyện cho thai nhi nghe. Phương pháp giáo dục thai nhi bằng vận động có thể kết hợp phương pháp tập thể dục với phương pháp tập vận động cho thai nhi.
g) Nhật ký giáo dục thai nhi trong tháng thứ 8 mang thai:
1) Ghi lại kết quả tự theo dõi của người mẹ trong tháng.
2) Ghi lại thay đổi cơ thể người mẹ như: Trọng lượng, vòng bụng, huyết áp cũng như những dấu hiệu bất thường, chứng bệnh mắc phải và cách dùng thuốc.
3) Ghi lại kết quả 2 lần kiểm tra sức khỏe của người mẹ trong tháng.
4) Ghi lại quá trình giáo dục thai nhi và phản ứng của thai nhi.
5) Ghi lại cảm tưởng của người mẹ và kế hoạch giáo dục thai nhi trong giai đoạn sau.

9- Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ 9.
a) Tình trạng sức khỏe của thai nhi:
Khi thai nhi được 9 tháng tuổi, thai nhi dài từ 45 – 48cm, nặng khoảng 2,5kg, lớp mỡ ở dưới da đã hình thành, cơ thể dần dần đầy đặn, da có màu hồng, những đám lông trên khắp cơ thể thai nhi bắt đầu biến mất, móng tay mọc rất nhanh, cơ quan sinh dục gần như được hoàn thiện. Lúc này bộ mặt của thai nhi đã được hình thành, sắc thái biểu hiện các nét mặt cũng phong phú hoặc cười hoặc khóc, mắt thai nhi lúc nhắm lúc mở, con ngươi của mawrt bắt đầu chuyển động, đầu cũng có thể quay sang trái hoặc quay sang phải. đến hết tháng thứ 9, thai nhi có thể cho tay vào mồm, cử động này có thể coi là sự mở đầu của quá trình vận động của thai nhi. Chức năng của trung khu thần kinh và chức năng của phổi được hoàn thiện. Các giác quan như: Thính giác, thị giác, xúc giác, cảm giác đều có mối liên hệ chặt chẽ với não bộ.
Những phản ứng của thai nhi đối với thế giới bên ngoài cũng bắt đầu được hình thành từ giai đoạn này. Nhưng những phản ứng này khác với những phản ứng theo nhận định của người lớn. Phổi và ruột của thai nhi đều rất phát triển, thai nhi đã có thể hô hấp, uống nước ối và có thể bài tiết ra một ít nước tiểu. Vì vậy, thai nhi có bị đẻ non trong tháng thứ 9 này thì nó cũng có khả năng sống trong lồng kính.
b) Tình trạng của người mẹ.
+ Sự thay đổi của cơ của người mẹ.
Lúc này tử cung của người mẹ đã phát triển thành hình quả lê, ở phần đỉnh bụng của người mẹ cũng chính là phần đáy của tử cung. Đáy tử cung sẽ phát triển to dần cùng với sự phát triển của thai nhi, vị trí của đáy tử cung dần dần chuyển lên phía trên. Vị trí đáy của tử cung cao nhất là vào tháng 9 mang thai. Lúc này, tử cung chèn ép dạ dày và sẽ làm cho người mẹ chán ăn, trọng lượng của cơ thể tăng nhanh. Người mẹ có cảm giác ngực mình như bị một vật gì đó húc vào, ngoài ra cơ thể rất khó cong và người mẹ thường không muốn vận động. Đặc biết là những lúc phải lên xuống cầu thang thì rất khó nhọc, đi bộ cũng khó khăn, vì vậy lúc này người mẹ không nên vội vàng mà phải thật bình tĩnh, đi đứng chậm chạp.
+ Tâm lý của người mẹ.
Khi mang thai được 9 tháng, những nỗi lo lắng về cơ thể ngày càng tăng, đi lại khó khăn, hay bị mệt mỏi. Vì vậy, không ít các bà mẹ đã sinh ra cáu gắt, tiêu cực muốn nhanh chóng sinh con để bỏ bớt gánh nặng và sự khó chịu về cơ thể. Nếu như người mẹ không nhanh chóng giải tỏa tâm lý trên thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về trí lực của thai nhi. Lúc này, người chồng phải tích cực giúp đỡ người vợ điều chỉnh trạng thái tâm lý, làm tốt công tác tư tưởng đối với người vợ, giúp người vợ sống vui vẻ trong những ngày tháng cuối cùng của quá trình mang thai, cùng với người vợ kiên trì biện pháp giáo dục thai nhi. Ngoài ra, trước khi sinh nở, người vợ thường phải đi lại khó khăn, người chồng phải biết cách chăm sóc, động viên an ủi. Hàng ngày, phải giúp vợ vận động, dạo bộ nhưng phải chú ý không được để người vợ quá mệt mỏi.
c) Tư vấn về dinh dưỡng cho người mẹ trong tháng thứ 9 mang thai:
Trong tháng này, người mẹ nên ăn một số loại hải sản dinh dưỡng. Các món ăn được chế biến từ hải sản thường chứa nhiều mỡ, Côle-xte-rôn, Prôtêin, Vitamin A và Vitamin D. Những chất dinh dưỡng trên rất cần thiết cho cơ mắt, da, răng và xương của thai nhi. Theo kết quả nghiên cứu thì trong các loại hải sản có chứa rất nhiều chất mỡ, mà những chất mỡ này rất cần cho quá trình trao đổi chất cho cơ thể thai nhi. Cá biển cung cấp các chất khoáng như: Magiê, Sắt, Iốt…có tác dụng rất tốt trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra các món ăn hải sản còn chứa nhiều Prôtêin và có nhiệt lượng thấp nghĩa là loại thức ăn mát. 100g cá có thể cung cấp từ ¼ đến 1/3 lượng Prôtêin cần thiết của cơ thể. Vì vậy trong tháng thứ 9 mang thai, người mẹ nên ăn nhiều thức ăn hải sản.
d) Những loại bệnh thường xuất hiện trong tháng thứ 9 mang thai và cách điều trị.
Đến tháng thứ 9, thai nhi đã nặng khoảng 2,5kg, lúc này trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh, đi lại, vận động rất khó khăn, vì vậy trong tháng thứ 9 này, người mẹ phải chú ý đến bệnh béo phì, táo bón hoặc bệnh trĩ.
Những chứng bệnh như táo bón, hoặc bệnh trĩ xuất hiện trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai thường là do tĩnh mạch bị chèn ép. Có một số phụ nữ mang thai do thể chất kém đại tĩnh mạch ở phía dưới và tĩnh mạch ở phần xương chậu bị tử cung chèn ép nên các tĩnh mạch bộ phận ở chân, đầu gối, bộ phận ngoài âm đạo thường nổi lên và có màu xanh, đó chính là bệnh phù tĩnh mạch. Hầu hết các phụ nữ mang thai đều bị phù tĩnh mạch, ngày càng nặng cùng với thời gian mang thai. Vì vậy người mẹ ngủ phải gác cao chân và không nên đứng quá lâu. Khi phù tĩnh mạch, người mẹ nên có sự vận động thích hợp. Thường thì sau khi sinh nở bệnh phù tĩnh mạch ở người mẹ cũng tự khỏi, nhưng cũng có một số trường hợp sau khi sinh nở xong tĩnh mạch bị tắc nên cơ thể sẽ cảm thấy đau nhức, trong trường hợp này không nên phẫu thuật mà chỉ cần điều trị thông thường cũng có thể khỏi bệnh.
Người mẹ còn phải chú ý, trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai nếu người mẹ vận động quá sức, sẽ dẫn đến hiện tượng vỡ ối sớm và đẻ non. Ngoài ra trong giai đoạn cuổi của quá trình mang thai, chức năng của cơ quan tiêu hóa kém, nên sẽ gây hiện tượng táo bón. Vì vậy, trong tháng này người mẹ nên ăn nhiều rau xanh và những thức ăn chứa nhiều xơ có lợi cho quá trình tiêu hóa, nếu vẫn bị táo bón thì có thể dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Trong tháng thứ 9 này, thai nhi thường có xu hướng tụt xuống phía xương chậu, dạ dày và ruột sẽ không bị chèn ép đến mức khó chịu, người mẹ bắt đầu thấy thèm ăn, nhưng do đáy tử cung ngày càng lên cao, chèn ép dạ dày nên người mẹ thường không ăn được nhiều, vừa mới ăn được một ít đã thấy no sau đó lại nhanh đói. Vì vậy, trong tháng này người mẹ không chỉ ăn ngày 3 bữa, mà phải ăn những bữa ăn phụ.
Vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, có một số phụ nữ mang thai, khi cười to, ho thì sẽ ra một ít nước tiểu, đó là do thai nhi ngày càng chèn ép bàng quang. Để khắc phục hiện tượng này thì người mẹ phải thường xuyên đi tiểu tiệnn hạn chế uống nước và ăn những thức ăn có nhiều muối, thường xuyên luyện cơ xương chậu, nếu khi đi tiểu tiện thấy đau thì phải nhanh chóng tìm đến bác sỹ để kiểm tra.
Nguồn cung cấp cho bộ xương và răng của bà mẹ và thai nhi chủ yếu là canxi. Nếu như quá trình mang thai người mẹ không thường xuyên bổ sung những thức ăn có chứa canxi thì đến giai đoạn cuối của quá trình mang thai, người mẹ hay bị hiện tượng co giật thiếu canxi. Hiện tượng này thường xuẩt hiện vào ban đêm khi xoa bóp đùi và chân đỡ bị đau mỏi. Để cải thiện vòng tuần hoàn máu người mẹ có thể vận động nhẹ. Ngoài ra có thể đến bác sỹ khám và uống thuốc bổ nang canxi hoặc ăn những thức ăn có canxi và Vitamin D.
Trong khi bổ sung canxi, người mẹ phải ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều canxi, ví dụ như những thực phẩm được chế biến từ sữa, rau xanh, các loại hạt thực vật, dưa hấu, càrốt, cũng chứa nhiều canxi. Ngoài ra còn nên ăn nhiều canh xương, vì trong canh nấu xương thường có chứa rất nhiều canxi.
e) Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ 9 mang thai.
Khi thai nhi được 9 tháng tuổi, thai nhi đã dần dần phát triển hoàn thiện, và có thể biểu đạt tình cảm của mình, sự phát triển về tâm hồn của thai nhi đã chuyển sang một giai đoạn mới, lúc này giáo dục về tâm hồn của thai nhi đã chuyển sang một giai đoạn mới, lúc này giáo dục về tâm hồn cho thai nhi là trọng tâm của công tác giáo dục thai nhi trong thang thứ 9 mang thai.
+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng mỹ thuật.
Do thai nhi bước đầu đã có ý thức, vì vậy thúc đẩy sự phát triển về tâm hồn của thai nhi bằng mỹ thuật. Phương pháp này tương đối trừu tượng và lập thể.
Giáo dục thai nhi bằng thẩm mỹ chính là đòi hỏi người mẹ đem những nét đẹp mà bản thân mình nghe thấy, nhìn thấy và cẩm nhận được trong cuộc sống để truyền cho thai nhi qua hệ thống thần kinh.
Nghe, chủ yếu là nghe nhạc, khi người mẹ thưởng thức âm nhạc, có thể chọn những bản nhạc có chủ đề, nội dung phong phú dễ hiểu, có thể làm cho người mẹ có những cảm xúc tốt, điều này sẽ có lợi cho quá trình phát triển về tâm hồn của thai nhi.
Nhìn, đọc chủ yếu là những việc đọc những tác phẩm kinh điển hoặc xem những bức tranh mang tính nghệ thuật cao. Người mẹ phải đọc những tác phẩm giàu cảm xúc, văn phong nho nhã, phong cách nghệ thuật độc đáo. Trong quá trình đọc, người mẹ, người mẹ phải vừa đọc, vừa tư duy, vừa cảm nhận những cái hay cái đẹp trong tác phẩm, để làm giàu thêm cảm xúc của mình, có như vậy thai nhi mới dễ dàng cảm nhận nguồn cảm hứng tích cực từ người mẹ để làm phong phú thêm tâm hồn của mình. Nếu như có điều kiện, người mẹ có thể thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Trong quá tình thưởng thức người mẹ phải không ngừng kích tư tưởng và nâng cao trình độ để truyền cho thai nhi.
Cảm nhận là sự cảm thụ, lĩnh hội tất cả những nét đẹp trong quá trình nghe và đọc, thưởng thức, trong đó bao hàm cả sự cảm nhận của người mẹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong thời gian này, người mẹ cũng phải có sự vận động thích hợp có thể đi dạo ở nhũng nơi có bầu không khí trong lành thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên. Quá trình thưởng thức đó cũng chính là quá trình cảm nhận của người mẹ, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển hệ thống thần kinh và tế bào não của thai nhi.
+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng liên tưởng.
Phương pháp giáo dục thai nhi bằng liên tưởng trong tháng này phải được kết hợp với phương pháp bằng mỹ thuật. Phương pháp giáo dục thai nhi bằng mỹ thuật được thực hiện bằng sự cảm nhận về cái đẹp thông qua sự liên tưởng và tư duy của người mẹ là giúp người mẹ có những cảm nhận tốt hơn về cái đẹp và những nét đẹp còn ẩn dấu trong những bản nhạc, những câu từ trong tác phẩm, hay sự độc đáo đằng sau những bức tranh, nâng cao độ cảm nhận về cái đẹp của người mẹ, từ đó kích thích sự phát triển của thai nhi.
+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.
Bởi vì khi thai nhi được 9 tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu hình thành ý thức, nên khi tiến hành giáo dục thai nhi bằng âm nhạc, người mẹ chú ý phải chon những bản nhạc giàu cảm xúc, tiểt tấu rõ ràng, thể hiện được nội tâm của tác giả. Nếu như thai nhi trực tiếp nghe nhạc, thì không nên mở nhạc quá to, hoặc những bản nhạc, những bài hát có tiết tấu mạnh bởi những bản nhạc này thường có xu hướng cường độ âm thanh lớn, không thích hợp với thính giác của thai nhi.
+ Giáo dục thai nhi bằng đối thoại, ngôn ngữ, vận động và bằng ánh sáng.
Trong tháng thứ 9 này vẫn phải tiếp tục giáo dục thai nhi bằng đối thoại, ngôn ngữ, vận động, và bằng ánh sáng. Lúc này, thai nhi đã dần dần hoàn thiện tiến hành thai nhi một cách hoàn thiện thì sẽ kích thích sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nhưng khi tiến hành các phương pháp giáo dục trên thì phải tiến hành ở những trình độ cao hơn. Ví dụ, trong giáo dục thai nhi bằng đối thoại thì nội dung đối thoại có thể phức tạp hơn, có thể kể chuyện, nói chuyện, miêu tả tranh cho thai nhi nghe hoặc dạy cho thai nhi hát. Giáo dục thai nhi bằng vận động thì có thể tập cho thai nhi có những động tác khó; giáo dục thai nhi bằng ánh sáng thì người mẹ có thể đi dạo và đón ánh nắng mặt trời, để cho ánh nắng ấm áp chiếu vào bụng người mẹ, giúp thai nhi có những kích thích về ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, có thể tiến hành phối kết hợp cùng một lúc các phương pháp giáo dục thai nhi ở trên, ví dụ khi người mẹ đi dạo bộ, thì vừa để cho thai nhi cảm nhận ánh sáng mặt trời mà tập vận động cho thai nhi, đồng thời trong lúc đó người mẹ có thể miêu tả cho thai nhi về ánh nắng ấm áp của mặt trời, những cảnh đẹp xung quanh, để thai nhi trong bụng mẹ có thể nhận biết được thế giới bên ngoài thông qua các giác quan như: Thị giác, xúc giác, thính giác, giúp thai nhi hình thành những ý thức ban đầu về một thế giới mà nó sắp đựơc sinh sống.
f) Nhật ký giáo dục thai nhi trong tháng thứ 9 mang thai.
1) Ghi lại kết quả tự theo dõi của người mẹ trong tháng thứ 9 này.
2) Ghi lại sự thay đổi về cơ thể của người mẹ như: Trọng lượng cơ thể, vòng bụng, huyết áp, những chứng bệnh bị mắc trong tháng và cách dùng thuốc.
3) Ghi lại kết quả 2 lần kiểm tra trước và sau khi sinh của người mẹ.
4) Ghi lại quá trình giáo dục thai nhi và những phản ứng của thai nhi.
5) Ghi lại cảm tưởng của bố mẹ và giáo dục thai nhi trong tháng tới.

10- Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng thứ 10 mang thai. ( Từ tuần 36 đến tuần thứ 39)
a) Tình trạng của thai nhi:
Đến tháng thứ 10 mang thai, trọng lượng cơ thể của thai nhi là khoảng 3,2kg, dài khoảng 50cm. Lúc này, nếp nhăn trên da thai nhi cũng biến mất, da có màu hồng, xương sọ cứng, móng tay mọc dài hơn đầu ngón tay, tóc dài khoảng 2 – 3mm, lông mao cũng biến mất, mông và các khớp xương của thai nhi dần lộ rõ, lớp mỡ dưới da tương đối dày, xương cốt chắc, bắp thịt phát triển, cơ thể của thai nhi ngày càng nở nang. Các cơ quan bài tiểt, hô hấp, tiêu hóa đựơc phát triển và hoàn thiện, lúc này thai nhi có đủ khả năng sống ngoài cơ thể người mẹ. Có một số thai nhi đã có phần đầu nằm trong hố xương chậu của người mẹ, ví trí cơ thể của thai nhi hơi xuống thấp.
Lúc này, do phần đầu của thai nhi đã nằm trong hố xương chậu của người mẹ, nên rất ít có những cử động mạnh, nhưng có một số thai nhi vẫn còn cử động rất mạnh trong thời gian trở dạ, cho nên không thể xác định được cụ thể. Tóm lại, có thể nói so với tháng thứ 9 mang thai, thì trong tháng thứ 10 này thai nhi ít vận động hơn rất nhiều, người mẹ sẽ cảm thấy thai nhi ổn định hơn. Trong thời gian này thai nhi chủ yếu là ngủ và sẽ không cử động những lúc không cần thiết. Thai nhi có thể tự chủ trong những động tác thành thục của nó, và chuẩn bị tư thế để đón chào một cuộc sống mới.
Từ giai đoạn này cho đến khi thai nhi đầy tháng hệ thống thần kinh của thai nhi vẫn còn trong trạng thái lẫn lộn, những cử động của thai nhi trong bào thai chỉ là những phản xạ bậc thấp.
b) Trạng thái của người mẹ:
+ Những thay đổi về cơ thể của người mẹ:
Lúc này, cơ thể của người mẹ trở nên rất nặng nhọc, ngay kể cả những cử động nhẹ nhàng cũng cảm thấy rất khó khăn và tốn sức. Trọng lượng của cơ thể tăng rất nhanh, đồng thời, chân, tay, lưng rất dễ bị phù thũng.
Trứoc khi trở dạ khoảng 7 đến 14 ngày, người mẹ sẽ cảm thấy thai nhi dường như tụt xuống rất nhanh, đau lưng, bụng phình to hết cỡ, có lúc thấy tử cung co thắt một cách không theo quy luật. Lúc này cũng là thời kỳ mềm hóa của đường sản và cũng là thời kỳ thu nhỏ tử cung, đồng thời cổ tử cung ngày càng mở rộng, vì vậy người mẹ không được lơ là. Trong tháng có 2 hoặc 3 ngày phải tiến hành kiểm tra một lần.
Do những phụ mới sinh con lần đầu thường cảm thấy muốn sinh con ngay trong lúc trở dạ, cho nên đã vội vàng nhập viện để chờ đẻ, như thế sẽ tạo ra sự căng thẳng và những lo lắng không cần thiết. Vì vậy, người mẹ cần phải nhận thức được rằng thời điểm sinh nở chính thức bắt đầu từ lúc của tử cung mở rộng ra, sau đó cổ tử cung thu nhỏ lại. Người mẹ không nên lo lắng trước, tạo ra tâm lý căng thẳng không cần thiết, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
+ Tâm lý của người mẹ.
Càng đến ngày sinh nở, tâm lý của người mẹ càng căng thẳng. Trong khi chờ đợi sự ra đời của đứa con, người mẹ còn lo lắng về vấn đề như sự đau đớn khi đẻ,sinh đẻ thuận lợi hay cần phải có sự giúp của các dụng cụ đỡ đẻ, đứa con sinh ra có khỏe mạnh hay không, có đủ sữa hay không, nuôi con như thế nào…Nếu như không kịp thời loại bỏ tâm trạng lo lắng này thì sẽ gây ra sự trở ngại về mặt tâm lý, chủ yếu biểu hiện ở chỗ tâm lý không tốt, thường buồn phiền, lo âu, ăn ngủ không ngon.
Tránh để tâm lý không tốt cho người mẹ lúc này là hết sức quan trọng, Khi người mẹ mang thai tỏ ra lo lắng căng thẳng thì người chồng hoặc người thân trong gia đình và kể cả bản thân người phụ nữ mang thai cũng phải có những nhận thức đúng đắn, sớm chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, chủ động loại bỏ những tâm lý lo âu, căng thẳng về vấn đề sinh nở. Khi tâm lý của người vợ bị mất cân bằng, thì người chồng phải ra sức chăm lo cho cuộc sống của vợ mình, chiều theo ý vợ và một tấm lòng bao dung độ lượng. Chỉ cần cả hai vợ chồng cùgn cố gắng, khắc phục những trạng thái tâm lý không tốt của người vợ thì sẽ vượt qua thời kỳ trở dạ của người vợ một cách nhẹ nhàng, chờ đón sự ra đời của một đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, đáng yêu.
c) Tư vấn dinh dưỡng cho người mẹ trong tháng thứ 10 mang thai;
Đến tháng thứ 10, người mẹ sắp chào đón sự ra đời của đứa con. Đảm bảo một lượng chất dinh dưỡng đầy đủ cho người mẹ trong giai đoạn này, không những có thể cung cấp nhu cầu chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi mà còn đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng đủ lượng dinh dưỡng cho những thay đổi trong cơ thể người mẹ như: Sự giãn nở của tử cung và bầu vú, tăng lượng máu trong cơ thể cũng như những biến đổi của cơ quan nội tạng khác. Nếu như không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, thì không những làm cho đứa trẻ sinh ra bị thiếu cân, mà bản thân người mẹ cũng dễ mắc những chứng bệnh như: Thiếu máu, lão hóa xương và nhiều chứng bệnh khác liên quan đến chất dinh dưỡng. Những chứng bệnh này trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thu nhỏ của tử cung, dẫn đến hiện tượng khó đẻ. Vì vậy, lúc này người mẹ hãy kiên trì với chế độ dinh dưỡng phù hợp như ăn ít nhưng phải ăn nhiều bữa, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa.
Đặc biệt là gần đến ngày sinh nở, người mẹ phải tăng cường ăn những loại rau xanh chứa nhiều chất sắt, ví dụ như: Rau chân vịt, rau cao, rau cần, mục nhĩ...
d) Những chứng bệnh mà người mẹ hay mắc trong tháng thứ 10 mang thai và cách dùng thuốc:
Những chứng bệnh người mẹ thường mắc trong tháng thứ 10 mang thai là: Hiện tượng xuất huyết, phần bụng dưới bị đau, co giật và trở ngại về tâm lý, hiện tượng rỉ nước. Nếu như người mẹ thấy các hiện tượng trên phải ngay lập tức đến bác sỹ để khám và điều trị.
+ Hiện tượng xuất huyết.
Gần đến ngày sinh nở, do tử cung thu nhỏ,hoặc do sự cọ sát giữa noãn mô và thành tử cung nên đã làm hiện tượng xuất huyết với số lượng ít, đây chính là dấu hiệu của giai đoạn trở dạ, nếu như xuất huyết với số lượng ít thì không nên hoang mang. Nhưng nếu hiện tượng xuất hiện trên xảy ra từ trước tuần thứ 37, thì đó là dấu hiệu của hiện tượng đẻ non, cần phải kịp thời đến bác sỹ chuyên khoa để khám và điều trị.
Ngoài ra, quan hệ tình dục trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai sẽ làm cho vi khuẩn gây bệnh qua cổ tử cung gây viêm nhiễm trong tử cung hay còn viên noãn mô gây ra hiện tượng ra máu. Nếu như ra quá nhiều máu tươi thì cần phải lập tức đi khám về điều trị.
Có lúc do tĩnh mạch trong âm đạo hoặc ngoài âm đạo bị vỡ, cũng gây ra hiện tượng ra máu sau đó nhanh chóng điều trị. Nếu như nhau thai ở vị trí bình thường đột nhiên tách ra cũng sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết, hiện tượng này gọi là hiện tượng nhau thai tách ra sớm, nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do những chứng bệnh trong thời kỳ mang thai gây ra, cũng có thể là do những tác động mạnh từ bên ngoài, phải nhanh chóng tiến hành phẫu thuật.
+ Phần bụng dưới bị đau.
Nếu người mẹ cảm thấy phần bụng dưới hơi đau và có tính chu kỳ thì đó là do tử cung thu nhỏ gây ra. Nếu như đau phần bụng dưới mà không kèm theo xuất huyết hoặc hiện tượng rỉ nước thì đó là dấu hiêu của hiện tượng đẻ non. Để tránh xảy ra hiện tượng đẻ non thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để khám.
Nếu như phần bụng dưới của người mẹ đau dữ dội kèm theo sự co giật là do nhau thai tách ra khỏi vị trí bình thường sớm hơn, lúc này cơn đau bụng sẽ kéo dài, người toát mồ hôi, mặt biến sắc, thậm chí còn mê man. Hiện tượng này thường thấy ở giai đoạn cuối của quá trình mang tha của người phụ nữ.
Ngoài ra, khi bụng của người mẹ bị tác động mạnh, làm cho nhau thai sớm tách khỏi vị trí bình thường, sau khi nhiều giờ kết hợp với đau bụng, cuối cùng sẽ làm cho nhau thai hoàn toàn bị tách ra, lúc này tình trạng hết sức nghiêm trọng. Vì vậy người mẹ phải hết sức lưu ý trong giai đoạn cuối mang thai, không được để cho bụng mình bị tác động mạnh.
+ Hiện tượng co giật và những trở ngại về mặt tâm lý.
Một số phụ nữ mặc dù bản thân không bị bệnh động kinh, nhưng trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai, trong khi trở dạ hoặc trước lúc sinh nở thường hay bị co giật. Hiện tượng này là do não bộ bị phù thũng gây ra. Nhưng, hiện tượng co giật này không phải đột nhiên xuất hiện ở cơ thể người phụ nữ thường có các triệu chứng như: Có thể bị phù thũng, cao huyết áp, trong nước tiểu có nhiều anbumin...
Bệnh phù thũng nặng cũng dẫn bệnh co giật và những trở ngại tâm lý cho người mẹ, nếu nhau thai sớm tách khỏ tử cung thì người mẹ phải nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị.
+ Hiện tượng rỉ nước.
Một số phụ nữ mang thai, có lúc cảm thấy đột nhiên quần trong bị ướt hoặc bài tiết ra một chất dịch giống như nước, đó chính là hiện tượng rỉ nước.
Nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng rỉ nước là do bị lây nhiễm, do cổ tử cung co lại, bưng bê những vật nặng, lao động quá sức, lên xuống cầu thang nhiều, quan hệ tình dục quá mức. Trong thời kỳ mang thai đặc biệt vào giai đoạn cuối người mẹ phải hết sức tránh hiện tượng trên. Một khi bị rỉ nước, thì những vi khuẩn lây bệnh sẽ vào âm đạo vào trong tử cung có thể lây nhiễm sang thai nhi. Lúc này người mẹ phải nhanh chóng đề phòng lây nhiễm và xảy ra hiện tượng đẻ non.
Triệu chứng, dấu hiệu của hiện tượng tử cung co lại rất dễ phát hiện và điều trị tránh để xảy ra hiện tượng rỉ nước. Như vậy việc kiểm tra trước khi sinh nở là việc làm không thể thiếu, những phụ nữ mang thai phải hết sức lưu ý và khảm sức khỏe theo định kỳ.
+ Tín hiệu sinh nở.
Ngoài ra, người mẹ cần phải tìm hiểu thêm một số kiến thức về sinh nở. Ví dụ như, dấu hiệu bắt dầu sinh nở, quy luật những cơn đau, để giúp các bà mẹ bước vào trạng thái chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Dấu hiệu sinh nở của người phụ nữ sinh con lần đầu là. Trước ngày sinh đẻ khoảng từ 7 đến 10 ngày thì sẽ tiết ra niêm dịch dưới dạng keo, có ra một ít máu và nước. Hiện tượng thu nhỏ của tử cung trước khi sinh thường là 10 phút một lần, nếu trong vòng 1 giờ xuất hiện từ 6 đến 7 lần hiện tượng thu nhỏ của tử cung, thì đó là dấu hiệu của sinh nở.
Tín hiệu sinh nở của những phụ nữ đã từng sinh con là: Mặc dù có một thời gian trở dạ trước khi sinh đẻ, nhưng cũng có hiện tượng đau để đột ngột. Vì vậy nếu có từ 15 đến 20 phút hiện tượng tử cung thu nhỏ lại xuất hiện một lần, và có ra một ít máu thì nên lập tức đưa vào viện để chờ đẻ.
Khi trở dạ, những cơn đau đẻ ngày càng dữ dội tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đặc điểm của đau đẻ là: Không có quy luật, mỗi người một khác, có cảm giác đau xuất hiện nhiều ở phụ nữ quá lo lắng đến việc sinh nở.
e) phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng:
Khi thai nhi phát triển đến tháng thứ 10, thì thai nhi đã hoàn thiện , tính tự chủ tương đối tốt, tự mình tiến hành các động tác, nhưng do lúc này thai nhi đã nằm trong hố xương chậu của người mẹ nên lượng vận động đã ít đi, ngủ nhiều hơn. Phương pháp giáo dục thai nhi trong tháng này chủ yếu là tạo cho người mẹ có một trạng thái tâm lý tốt, không nên tiến hành các phương pháp giáo dục thai nhi quá nhiều và quá nặng trong thời gian này.
+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng điều chỉnh tâm lý cho người mẹ.
Gần đến ngày sinh đẻ, người mẹ không thể tránh khỏi tâm lý lo âu, buồn phiền, điều này rất bất lợi cho thai nhi. Lúc này người phụ nữ mang thai phải ra sức điều chỉnh trạng thái tâm lý của mình, tạo cho mình một tâm lý tốt, từ đó truyền cho thai nhi những tình cảm tốt đẹp. Giáo dục thai nhi bằng cách điều chỉnh trạng thái tâm lý của người mẹ, yêu cầu người mẹ phải biết điều chỉnh tâm lý của mình bằng cách đọc những bài thơ hay, những câu chuyện vui, thưởng thức âm nhạc, xem tranh, và ngắm những phong cảnh đẹp, từ đó tạo ra những ảnh hưởng có lợi cho thai nhi.
+ Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ và âm nhạc:
Lúc này, người mẹ không cần tiến hành những phương pháp giáo dục thai nhi mang tính kích thích cao như: Giáo dục thai nhi bằng ánh sáng; giáo dục thai nhi bằng vận động...tốt nhất người mẹ nên chọn nghe những bản nhạc hay để điều chỉnh tâm lý của mình, tạo ra một trạng thái tâm lý tốt có tác dụng tích cực đối với thai nhi. Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ trong tháng này chủ yếu là nội dung mang tính đối thoại. Ví dụ: hỏi thăm đứa con sắp chào đời, người mẹ vỗ về tiến hành an ủi thai nhi, giúp thai nhi có sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống mới sắp đến.
f) Nhật ký giáo dục thai nhi trong tháng thứ 10 mang thai;
1) Ghi lại kết quả tự theo dõi của người mẹ trong tháng thứ 10 này.
2) Ghi lại sự thay đổi về cơ thể người mẹ như: Trọng lượng cơ thể, vòng bụng, huyết áp, những chứng bệnh bị mắc trong tháng và cách dùng thuốc.
3) Ghi lại quá trình giáo dục thai nhi và những phản ứng của thai nhi.
4) Ghi lại những cảm tưởng của bố mẹ và sự mong mỏi của bố mẹ đối với đứa con sắp ra đời.
11- Phương pháp giáo dục thai nhi trong quá trình sinh nở.
Trải qua 280 ngày mang thai, thai nhi trong bụng mẹ đã phát triển quá hoàn thiện và sắp gặp mặt được bố mẹ của mình. Có rất nhiều cặp vợ chồng đều nóng lòng muốn nhìn thấy mặt đứa con mà bấy lâu nay mình trông đợi. Nhưng cũng không nên quá vội vàng mà quên đi một khâu quan trọng cuối cùng trong quá trình giáo dục thai nhi đó là “Đẻ”.
Thời gian của khâu cuối cùng này mặc dù là rất ngắn nhưng lại vô cùng quan trọng. Cho dù trong những tháng trước bạn có tiến hành các phương pháp giáo dục thai nhi tốt đến mấy đi chăng nữa, làm cho thai nhi có thể nghe được âm thanh, cảm nhận được sự kích thích, khả năng tư duy của thai nhi có sự tích lũy ban đầu. Nhưng chỉ cần bạn lơ là, không quan tâm đến khâu cuối cùng trong quá trình giáo dục thai nhi thì bao nhiêu công lao giáo dục của cả hai vợ chồng trong 10 tháng qua sẽ tiêu tan hết.
a) Người phụ nữ mang thai phải điều chỉnh tâm lý tốt khi đẻ.
Càng gần ngày sinh nở, đại đa số những phụ nữ mới sinh con lần đầu không an tâm và lo lắng, thậm trí có người có người còn hình dung ra cơn đau đẻ khủng khiếp, lo sợ sinh nở không thuận lợi, sợ thai nhi bị dị tật, ngoài ra có những bà mẹ do chịu ảnh hưởng của quan niệm truyền thống nên còn lo lắng về giới tính của thai nhi, không biết mình sẽ sinh con trai hay con gái sự lo lắng đó làm cho người phụ nữ mang thai cả ngày luôn. Trong trạng thái lo sợ, trạng thái tâm lý này hoàn toàn không có lợi cho thai nhi. Một mặt sự lo lắng của người mẹ sẽ làm thay đổi những kích tố cơ thể người mẹ, làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi, dẫn đến tình trạng tử cung thu nhỏ quá mức khi sinh đẻ, quá trình đẻ kéo dài, khó đẻ làm cho thai nhi bị ngạt thở, tế bào não của thai nhi bị tổn thương, từ đó ảnh hưởng đến trí lực của thai nhi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.
Vì vậy, chuẩn bị tâm lý tốt cho người phụ nữ mang thai trước khi đẻ là hết sức quan trọng. Đối với phụ nữ mới sinh con lần đầu tiên thì cần phải đọc cuốn sách về sinh nở, tìm hiểu kiến thức về sinh nở. Tiếp đó là phải điều chỉnh tốt trạng thái tâm lý của mình, có đủ tự tin và bản lĩnh, cảm thấy hạnh phúc khi đứa con chào đời. Niềm hạnh phúc và sự vui vẻ sẽ giúp người mẹ có một trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt, không bị căng thẳng và lo lắng. Đồng thời cũng phải tin tưởng rằng bản thân mình hoàn toàn có thể vượt qua kỳ sinh nở một cách nhẹ nhàng. Mỗi khi cơn đau đẻ bắt đầu, người mẹ lại liên tưởng đến đó chính là sự biểu lộ niềm vui của thai nhi sắp được đón nhận một cuộc sống mới. Như vậy người mẹ cảm thấy tự tin và hạnh phúc trong lúc sinh nở.
b) Người mẹ phải phối hợp chặt chẽ với người hôn sinh.
Trong quá trình sinh đẻ, tử cung thu nhỏ dần, đường sinh đẻ mới dần được mở ra, đứa trẻ mới ra đời, quá trình đó đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian đó trở lực sinh ra từ đường sinh đẻ của người mẹ và lực sinh ra từ việc thu nhỏ của tử cung sẽ tác dụng lẫn nhau, gây khó chịu cho người mẹ, đây là một hiện tượng hết sức tự nhiên. Nhưng một số phụ nữ mang thai do quá lo lắng, căng thẳng và sợ hãi, kéo dài thời gian sinh đẻ, gây ra hậu quả rất đáng tiếc. Vì vậy, người mẹ chỉ chuẩn bị tốt về mặt tâm lý thôi, thì chưa đủ mà người mẹ phải phối hợp chặt chẽ với người hộ sinh trên cơ sở tìm hiểu về quá trình sinh đẻ, để giúp thai nhi được sinh ra một cách thuận lợi.
Trong điều kiện bình thường, quá trình sinh đẻ được 3 giai đoạn theo y học.
• Giai đoạn thứ nhất: Đó là giai đoạn cổ tử cung mở ra. Sự thay đổi chủ yếu của giai đoạn này đó là dưới tác dụng thu nhỏ của tử cung, cổ tử cung dần dần mở to ra, cho tới khi được khoảng 10cm, để đầu của thai nhi có thể chui lọt qua.
Dấu hiệu bắt đầu của giai đoạn này là, cách khoảng 10 phút lại có một đợt tử cung thu nhỏ, sau đó cách khoảng 2 đến 3 phút là có một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 1 phút. Khi tử cung mở to đến mức tối đa, giai đoạn 1 của quá trình sinh nở kết thúc. Lúc này do nhau thai ở cổ tử cung tách khỏi thành tử cung, nên thường xuất hiện hiện tượng chảy máu, nhau thai bị rách, có khoảng 50ml dịch thể ấm ấm và trong suốt chảy ra, đây là hiện tượng “Vỡ ối”.
Trong giai đoạn này, do tử cung thu nhỏ và tử cung, mở rộng ra nên thường xuất hiện những cơn đau bụng ở người mẹ rất căng thẳng, gào thét, thậm chí còn dùng lực đập tay. Thực tế những động tác trên của người mẹ không có ích gì cả, mà nó làm cho người mẹ thêm đau, hạn chế sự mở rộng của cổ tử cung, kéo dài thời gian đẻ, ngoài ra những động tác đó còn tiêu hao thể lực của người mẹ, ảnh hưởng đến việc dùng sức trong khi đẻ. Vì vậy, trong quá trình sinh đẻ, người mẹ phải thật bình tĩnh, thả lỏng tự nhiên có thể nằm nghiêng để toàn thân được thả lỏng, mỗi lần tử cung bắt đầu thu nhỏ thì người mẹ nên hít thở sâu, sau đó thở ra từ từ, dùng lực để thu nhỏ bụng lại.
• Giai đoạn thứ 2: Là thời điểm thai nhi được sinh ra. Thời gian của giai đoạn này tương đối ngắn, đối với người phụ nữ mới sinh con lần đầu là 1 – 2 tiếng, còn phụ nữ đã sinh con chỉ cần 30 phút đến 1 tiếng. Trong giai đoạn này, người mẹ nên chủ động giúp thai nhi dùng lực, vượt qua chướng ngại và ra bên ngoài. Giai đoạn 2 kết thúc cùng với tiếng khóc của đứa trẻ vừa mới chào đời.
• Giai đoạn thứ 3: Là thời điểm nhau thai thải ra ngoài. Sau khi thai nhi được sinh ra, tử cung co thắt thêm một lần nữa để cho toàn bộ nhau thai tách ra khỏi ra thành tử cung và thải ra ngoài cơ thể, đến đây quá trình sinh đẻ của người phụ nữ kết thúc hoàn toàn.
c) Giáo dục thai nhi khi kết thúc đứa trẻ ra đời:
Trước khi thai nhi được sinh ra, người mẹ đã kích thích thai nhi bằng âm nhạc, ngôn ngữ, bằng sự vuốt ve, điều này đã có ảnh hưởng tích cực đến não và các khí quan cảm giác của thai nhi. Nhiều người cho rằng, giáo dục thai nhi kết thúc khi đứa trẻ ra đời. Nhưng trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi đứa trẻ sinh ra, mới là thời kỳ cao điểm cuả quá trình phát triển tế bào não của thai nhi, trước 3 tuổi vẫn là khoảng thời gian phát triển hoàn thiện của hệ thống thần kinh của thai nhi. Vì vậy, đứa trẻ sinh được kích thích về thông tin một cách thích hợp có thể thúc đẩy hệ thống thần kinh phát triển hơn nữa. Vì vậy, xuất phát từ ý nghĩ đó, giáo dục thai nhi vẫn cần được thực hiện tiếp trong khoảng thời gian nữa kể từ khi đứa trẻ được sinh ra.
Khi đứa trẻ được sinh ra thì trọng lượng bộ não của đứa trẻ chỉ bằng 1/3 bộ não của người lớn, tế bào thần kinh vẫn chưa hoàn thiện và chưa có sự liên kết lẫn nhau giữa các dây thần kinh. Vì vậy, trong thời gian đầu khi đứa trẻ được sinh ra, phải tích cực truyền những kích thích cho những giác quan của cảm giác, thông qua tế bào cảm giác truyền đến não của thai nhi, có như vậy thì mới thúc đẩy quá trình hoàn thiện của tế bào thần kinh. Vì vậy, mặc dù đứa trẻ mới sinh chưa hiểu được ý nghĩa của lời nói, nhưng cần phải tạo ra những kích thích về âm thanh đối với thai nhi. Những kích thích này bao gồm sự kích thích bằng ngôn ngữ và sự kích thích bằng âm nhạc. Ngoài những kích thích về âm thanh ra, cần phải kích thích thị giác và xúc giác của thai nhi, giúp cho các giác quan này của thai nhi không ngừng hoàn thiện chức năng của chúng.
d) Giáo dục thai nhi kết hợp với giáo dục trẻ sơ sinh.
Giáo dục thai nhi và giáo dục trẻ sơ sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giáo dục thai nhi là cơ sở tiền đề cho giáo dục trẻ sơ sinh, giáo dục trẻ sơ sinh là bước tiếp theo của giáo dục thai nhi. Vì vậy, cần phải có sự liên kết giữa giáo dục thai nhi và giáo dục trẻ sơ sinh, điều đó có nghĩa là phải tiến hành tốt việc giáo dục trẻ sơ sinh.
Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, sau khi đứa trẻ được sinh ra, người mẹ và đứa trẻ sống cùng nhau thì có thể làm tăng thêm tình cảm của hai mẹ con, đây là điều kiện quan trọng của quá trình giáo dục trẻ sơ sinh. Điều đó có nghĩa là, khi đứa trẻ mới được sinh ra được tiếp xúc với da thịt của người mẹ, sẽ làm cho đứa trẻ không bị sợ hãi, là phương pháp tốt nhất để loại bỏ tâm lý bất an của đứa trẻ. Chính vì thế khi đứa trẻ khóc, được người mẹ ôm vào lòng, đứa trẻ có nghe được thấy nhịp tim quen thuộc của người mẹ và chúng liền nín khóc.
Cảm xúc tiếp xúc da thịt với người mẹ rất quan trọng trong 30 phút đầu khi đứa trẻ được sinh ra. Nếu như ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra, đứa trẻ được sự vỗ về của người mẹ, không chỉ có thể an ủi đứa trẻ, mà còn có tác dụng trong việc hình thành tính cách, phẩm chất đạo đức của đứa trẻ sau này. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh được cùng ngủ, cùng sinh hoạt với người mẹ thì rất có lợi cho quá trình phát triển của đứa trẻ, nếu như người bố cùng sống chung một nhà, thì càng làm tăng thêm tình cảm giữa 2 bố con.
Nhiệm vụ chủ yếu trong việc giáo dục trẻ sơ sinh là bỗi dưỡng cảm quan của đứa trẻ, phát triển sự thúc đẩy bộ não của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của thị giác. Đôi mắt của trẻ sơ sinh mặc dù có thể đã nhìn được nhưng chưa phân biệt được thế giới xung quanh, sua khi sinh được khoảng từ 2 tuần đến 3 tuần, thì mắt của đứa trẻ mới bắt đầu phân biệt được màu sắc của đồ vật.. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, có thể tiến hành tập luyện thị giác cho đứa trẻ, có thể cho đứa trẻ ngắm những đồ vật có màu sắc tươi, nhưng phải chú ý khoảng cách của mắt của đứa trẻ và đồ chơi đó phải cách 20cm, không được cách quá xa vì như vậy đứa trẻ sẽ không nhìn thấy, đồng thời không nên cho đứa trẻ ngắm nhiều màu sắc khác nhau.
Ngoài việc huấn luyện khả năng thị giác cho đứa trẻ, cần chú ý huần luyện cả thính giác của đứa trẻ. Sự tập trung của thính giác phát triển cùng với sự tập trung của thị giác. Thường thì sau khi sinh được 2 – 3 tuần, thính giác của đứa trẻ có thể tập trung để nghe âm thanh. Vì vậy, mỗi ngày cần phải mở nhạc theo thời kỳ quy định, lúc đầu cho đứa trẻ nghe lại những bản nhạc đã được dùng trong quá trình giáo dục thai nhi, để đánh thức trí nhớ và tăng khả năng cảm thụ âm nhạc của đứa trẻ, sau đó mở những bản nhạc tương đối phức tạp, khi chăm sóc đứa trẻ có thể nói chuyện với chúng hoặc hát cho chúng nghe.
Trong quá trình huấn luyện cảm qua của đứa trẻ, cần chú ý khả năng vận động cho đứa trẻ, cũng có nghĩa là giúp cho đứa trẻ, cũng có nghĩa là giúp đứa trẻ phát triển về , và những biện pháp hữu hiệu để phát huy trí lực của đứa trẻ. Sau khi đứa trẻ sinh được 20 – 30 ngày có thể tập cho đứa trẻ động tác “lẫy”, lúc đầu chỉ tập trung 1 – 2 phút sau đó kéo dài thời gian, cũng có thể cho đứa trẻ sờ tay vào đồ chơi.
Ngoài ra còn chú ý luyện tập khả năng ngôn ngữ cho đứa trẻ. Tất nhiên, là không để cho đứa trẻ tập nói trong giai đoạn này, nhưng chúng ta có thể hoàn toàn huấn luyện khả năng nghe nói chuyện của đứa trẻ, trong khi chăm sóc đứa trẻ bố mẹ có thể nói những từ ngữ đơn giản cho thai nhi, chuẩn bị cho đứa trẻ tập nói sau này.
Cuối cùng, cần phải chú ý tạo cho thai nhi một trạng thái tâm lý vui vẻ. Do môi trường sống thay đổi, cho nên ngay sau khi được sinh ra đứa trẻ hầu như không được vui. Cho dù là, đói, lạnh, đi tiểu cũng đều chỉ biết khóc, mãi đến khi đứa trẻ được đầy tháng đứa trẻ mới biết vui vẻ, mới biết cười, có lúc còn thậm chí khua chân múa tay,. Vì vậy để cho đứa trẻ có trạng thái vui vẻ, thì khi đứa trẻ, hoặc dùng đồ chơi chơi với đứa trẻ, giúp đứa trẻ có thể tích cực vận động trong lúc tỉnh, duy trì được sự vui vẻ.
Tóm lại giáo dục trẻ sơ sinh là bước phát triển rộng hơn của giáo dục thai nhi, và cũng thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục trẻ sơ sinh và giáo dục thai nhi, là xuất phát điểm cho quá trình phát triển trí lực cho đứa trẻ. Làm tốt công tác giáo dục cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
e) Nhật ký giáo dục thai nhi:
+ Tổng kết quá trình giáo dục thai nhi.
10 tháng tiến hành giáo dục thai nhi, các ông bố và bà mẹ nên ghi thành một cuốn nhật ký.
Mười tháng mang thai là cả một sự trải nghiệm quý báu của người phụ nữ. Trong thời gian này, những gì mà người phụ nữ học được, trải nghiệm trong quá trình mang thai và quá trình giáo dục thai nhi là vô cùng quý giá, nó thể hiện tình thương yêu cảm xúc vui buồn của người mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. Những công sức khó nhọc mà cả 2 vợ chồng bỏ ra sẽ được đền đáp bằng sự ra đời của một đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, linh hoạt. Quá trình giáo dục thai nhi trong 280 ngày mang thai sẽ được ghi lại niềm hạnh phúc, nỗi lo âu, sự cảm nhận và niềm hy vọng của bố mẹ trước và sau khi người mẹ mang thai. Đây chính là món quà kỷ niệm quý giá cho đứa con sau này.
Trong gần 10 tháng mang thai, nhật ký giáo dục thai nhi đã ghi lại những cảm xúc khác nhau của cả 2 bố mẹ, sự thay đổi về tâm lý của người mẹ, những phản ứng của thai nhi. Cuốn nhật ký này vừa là để ghi lại qúa trình giáo dục thai nhi của bố mẹ, và cũng là bài học toàn diện trong việc giáo dục thai nhi của người bố và người mẹ. Vì vậy sau khi hoàn thành bộ quá trình giáo dục thai nhi, nên chỉnh sửa lại nhật ký giáo dục thai nhi, một lần nữa nhận thức sâu hơn về giáo dục thai nhi, từ đó tổng kết được những kinh nghiệm quý báu và vạch ra kế hoạch cho việc giáo dục đứa trẻ sau này

Đọc thêm phần cuối:Vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào sinh con theo ý muốn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét