Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Tìm hiểu về giáo dục thai nhi

Tiếp theo............Thiên tài từ 280 ngày

I. BẠN HIỂU GÌ VỀ GIÁO DỤC THAI NHI?

Giáo dục thai nhi là gì?

Giáo dục thai nhi – cụm từ này có từ thời cổ đại, có thể nói Trung Quốc chính là đất nước đã sản sinh ra học thuyết giáo dục thai nhi. Hơn 2000 năm về trước, cuốn sách nổi tiếng của Trung Quốc – “Hoàng đế nội kinh” đã có những ghi chép về giáo dục thai nhi. Thời nhà Hán đã bắt đầu hình thành học thuyết về giáo dục thai nhi. Trong cuốn “Thiên kim phương” của Tôn Tư Mạc “Thuyết dưỡng thai”. Cuốn “Phương pháp an toàn của phụ nữ” của Trần Tự Minh đời nhà Minh cũng đề cập đến vấn đề giáo dục thai nhi. Tác phẩm “Nhập môn y học” và “Phương pháp kỳ diệu” của đời nhà Minh cho học thuyết về giáo dục thai nhi ngày càng hoàn thiện hơn. Cuốn ”Tuyển tập y học cổ kim” của nhà Thanh đã tổng hợp tất cả các bài viết về vấn đề giáo dục thai nhi qua các triều đại của Trung Quốc.

Phương Tây cũng có nhiều tại liệu nói về giáo dục thai nhi; Vào thế kỷ thứ V – TCN, trong một cuốn sách của Scrotes – một triết gia cổ đại nổi tiếng người Hy Lạp cũng đã nói về vấn đề giáo dục thai nhi. Những năm 0 của thế kỷ XIX, nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh – Galton đã cho ra đời “Học thuyết ưu sinh”. Những năm 50 của thế kỷ XX “Học thuyết ưu sinh” của Galton được phát triên mử rộng và được nhiều người biết đến, nhờ đó mà học thuyết giáo dục thai nhi được phát triển hoàn thiện thêm một bước và dần dần trở thành một bộ môn lý luận.

II. THAI NHI CÓ KHẢ NĂNG THỤ GIÁO

Muốn nhận thức giáo dục thai nhi một cách khoa học, thì trước hết chúng ta phải nhận thức được tính khoa học giáo dục của thai nhi. Tính khoa học giáo dục của thai nhi là ở chỗ là thai nhi có khả năng thụ giáo.

Mọi người thường cho rằng thai nhi trong bụng mẹ là một cơ thể sống, không có ý thức như một vật”vô tri vô giác”, nó không có liên hệ gì với thế giới bên ngoài. Nhưng thực tế nó không phải như vậy, theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm khoa học: Thai nhi không những có thích giác, thị giác, khứu giác mà còn có cả trí nhớ và nó có thể trao đổi thông tin với cơ thể người mẹ.

1. Thính giác của thai nhi:

Theo kết quả nghiên cứu mới đây, sau 6 tháng tuổi là thai nhi có thính giác và bắt đầu “Chăm chú lắng nghe”. Hiện tượng này không được các bà mẹ trẻ chú ý đến nhưng nó lại thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Sau khi sinh ra được vài ngày , lúc đứa trẻ khóc, người mẹ chỉ cần bế đứa bé áp sát vào lòng thì đứa bé nhanh chóng nín khóc và một lát sau thì ngủ. Các nhà khoa học đã giải thích hiện tượng này như sau: Sở dĩ có hiện tượng này là do ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ đứa trẻ đã có thính giác, dần dần quen với nhịp đập huyết quản của người mẹ. Nên khi đứa bé được bế áp vào lòng mẹ, tai của nó áp sát vào ngực của người mẹ vì thế đứa trẻ có thể đã nghe thấy âm thanh quen thuộc từ khi nó còn ở trong bụng mẹ, đứa trẻ như được tìm lại cảm giác an toàn nên đã nín khóc và có thể ngủ ngon.

Theo nghiên cứu khoa học, các giác quan của thai nhi như: Mắt, tai, mũi và da được hình thành từ ngay thời kỳ đầu, tất nhiên việc hình thành và phát triển chức năng của các giác quan này là thời kỳ sau của bào thai. Vào thời kỳ giữa của bào thai, thai nhi đã bước đầu mẫn cảm với âm thanh, những âm thanh đó bao gồm âm thanh trong cơ thể người mẹ như: Nhịp đập của huyết quản , động mạch ở tử cung, mạch máu ở cuống rốn và âm thanh từ sự co bóp của dạ dày. Trong đó bao gồm cả âm thanh ở bên ngoài cơ thể người mẹ.

Y học hiện đại đã dùng dụng cụ để quan sát hiện đại để quan sát tình hình của thai nhi trong dạ con của người mẹ, khi thai nhi nghe thấy âm thanh, nhịp tim của thai nhi đập mạnh hơn. Khi nghe thấy tiếng xe ô tô thì thai nhi liền cựa quậy. Do âm thanh chi phối môi trường sống của thai nhi là nhịp tim của người mẹ, nên chỉ khi nào nghe thấy nhịp tim của người mẹ thì thai nhi mới thôi cựa quậy. Khi người mẹ mang thai đi ở những nơi đông đúc nhiều xe cộ qua lại cũng làm cho thai nhi bất an. Tất cả những cái đó đều chứng tỏ rằng thai nhi có khả năng cảm thụ âm thanh bên trong và bên ngoài cơ thể của người mẹ.

Tóm lại thai nhi sớm đã có thính giác và có thể liên hệ với thế giới bên ngoài nhờ vào thính giác. Đây là một trong những cơ sở và căn cứ khoa học trong quá trình giáo dục thai nhi.

2. Thị giác của thai nhi:

Thai nhi sống trong bào thai bị bao bọc bởi nước ối, nhau thai, có thể nói không nhìn thấy gì, những điều đó không có nghĩa là thai nhi không có khả năng thị giác. Vậy thị giác của thai nhi như thế nào?

Sự hình thành thị giác của thai nhi muộn hơn so với sự hình thành của các giác quan khác, bởi vì dạ con là một môi trường tối, không thích hợp với việc dùng mắt nhìn , nhưng mắt của thai nhi không phải không hoàn toàn nhìn thấy. Khi người mẹ mang thai được hai tháng, mắt của thai nhi bắt đầu được hình thành, đến khi thai nhi được 4 thánh tuổi, thai nhi có khả năng cảm thụ ánh sáng.

Có báo cáo khoa học nói rằng, sau khi sinh được 10 phút đứa trẻ đã có thể sử dụng thị giác, có thể nhận thấy rõ sự thay đổi của mẹ mình trong khoảng cách từ 15-30cm, thậm chí có thể nhìn rõ được ngón tay trong khoảng cách khoảng 3m.

3. Khứu giác của thai nhi( xúc giác):

Khác với thị giác, khứu giác của thai nhi được hình thành sớm hơn. Khi người mẹ mang thai được hai tháng thai nhi có thể cử động phần đầu, tứ chi và phần thân, có thể chuyển dịch trong bào thai. Khi được 4 tháng, nếu như tay của người mẹ vô tình xoa vào phần mặt của thai nhi thì nó sẽ chau mày hoặc nhắm mắt. Nếu người mẹ tạo áp lực nhỏ trên bụng thì lập tức thai nhi dùng tay hoặc chân của mình để tạo phản ứng. Tất cả những cái đó đều cho thấy chức năng xúc giác của thai nhi.

4. Vị giác và khứu giác của thai nhi

Sau khi người mẹ mang thai được 2 tháng, thì miệng của thai nhi bắt đầu được hình thành. Được 4 tháng thì khí quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi được hình thành hoàn toàn, mặc dù nước ối làm giảm mùi vị nhưng thai nhi vẫn cứ cảm nhạn được vị giác.

Mũi của thai nhi cũng giống như miệng của nó, được hình thành sau khi người mẹ mang thai được 2 tháng. Được 7 tháng thì lỗ mũi của thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được thế giới bên ngoài. Nhưng do thai nhi bao bọc bởi nước ối, tuy nó có thể đã hình thành khứu giác, nhưng vẫn không thể ngửi thấy mùi vị gì, điều đó hạn chế sự phát triển khứu giác của thai nhi. Tuy vậy nga sau khi được sinh ra khứu giác của trẻ sơ sinh liền phát huy tác dụng, nhờ có khứu giác của trẻ sơ sinh liền phát huy tác dụng, nhờ có khứu giác mà đứa trẻ có thể tìm đến bầu vú mẹ để bú sữa.

Vị giác khứu giác của thai nhi là một bộ phận không thể tách rời trong quá trình hình thành các giác quan cảm giác của thai nhi cảm thụ sự kích thích bên ngoài và cũng là một trong những cơ sở khoa học cho việc giáo dục thai nhi.

5. Trí nhớ của thai nhi:

Xung quanh vấn đề trí nhớ của thai nhi có rất nhiều quan điểm khác nhau. Có người cho rằng, sau 4 tháng kể từ khi người mẹ mang thai, trong não bộ của thai nhi đã xuất hiện những biểu hiện cho thấy thai nhi bắt đầu hình thành trí nhớ. Cũng có người cho rằng trước 8 tháng thai nhi không thể có trí nhớ và khả năng cảm giác, khả năng này ngày càng phát triển cùng với sự lớn dần của thai nhi.

6. Thói quen và tính cách của thai nhi:

Thai nhi và trẻ sơ sinh chỉ khác nhau ở chỗ trẻ sơ sinh được sinh ra và sống trong môi trường bên ngoài cơ thể người mẹ. Thai nhi và trẻ sơ sinh không có sự khác nhau về chất. ví dụ, trẻ sơ sinh chỉ thích ngủ, nhìn mọi vật xung quanh chỉ múa chân múa tay và khóc lịm người đi. Thai nhi cũng vậy, lúc thì thích cựa quậy chân tay lúc thì không thích, sự khác nhau đặc điểm tính cách của thai nhi và trẻ sơ sinh là do sụ khác nhau của môi trường sống của chúng.

Thói quen của thai nhi có mối liên hệ chặt chẽ với thói quen của người mẹ. Cũng theo nghiên cứu này, trước khi sinh một vài tháng , người mẹ và thai nhi đã có sự liên hệ với nhau về nhịp điệu và quy luật sinh vật cũng như về mặt tinh thần. “Sự cảm thông” giữa người mẹ và đứa trẻ sau khi sinh chính là qúa trình tiếp diễn” Sự cảm thông” giữa người mẹ và thai nhi không chỉ là căn cứ khoa học cho việc giáo dục thai nhi.

III. GIÁO DỤC THAI NHI ĐƯỢC BẮT ĐẦU KHI NÀO?

Giáo dục thai nhi được bắt đầu tiến hành từ khi người mẹ mang thai.

Như chúng ta đã biết, di truyền là quy luật cơ bản cho sự duy trì nòi giống của giới tự nhiên, con người cũng vậy. Chính vì thế, bố mẹ phải có tố chất và gen tốt thì con cái mới có thể di truyền và kế thừa những nhân tố tốt từ bố mẹ và trở thành một đứa trẻ giỏi. Nói cách khác, muốn giáo dục thai nhi thành công thì bắt đàu từ trước khi mang thai tức trước khi thụ thai ít nhất là 3 tháng.

Đấy chính là phương pháp giáo dục thai nhi tốt nhất, nhưng nói như vậy không có nghĩa là sau khi mang thai mới tiến hành giáo dục thai nhi thì không có hiệu quả. Nếu bạn là người phụ nữ chuẩn bị mang thai, thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho việc giáo dục thai nhi.

1.Tuổi kết hôn và sinh sản tốt nhất:

Theo khoa học,  Tuổi kết hôn, đối với nam giới tối thiếu là 22 tuổi, nữ giới là 20 tuổi. Như vậy, nếu nam giới và nữ giới kết hôn trước tuổi đó thì đều không hợp logic khoa học. Chỉ có đến tuổi đó hoặc cao hơn tuổi đó thì mới thích hợp cho việc kết hôn và sinh con. Tại sao lại như vậy?

Trước hết, có lợi cho sự phát triển cho cả người mẹ và đứa trẻ. Thường thì sau khi trên 22 tuổi sự phát triển thân thể của người con gái mới dần hoàn thiện được. Ví dụ từ độ tuổi đến 23-25 thì bọ xương của nữ giới mới hoàn thành quá trình vôi hóa, nếu như nữ giới kết hôn sớm, sinh con khi bộ xương chưa vôi hóa xong thì vô hình chung đã làm tăng thêm gánh nặng của cơ thể và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của người mẹ và đứa trẻ.

Từ độ tuổi từ 20-22 thì bộ não của nam giới và nữ giới mới dần dần hoàn thành quá trình phát triển. Nếu kết hôn trong độ tuổi này thì chức năng kìm nén của võ não đã được hoàn thiện, có thể kìm nén trước những kích thích tác động mạnh, bảo đảm sức khỏe, không những có lợi cho việc thúc đẩy cho sự phát triển của trí lực mà còn có lợi cho sức khỏe của thai nhi.

Thứ 3, có thể tránh được bệnh phụ khoa. Theo thống kê lâm sàng, sự nẩy sinh bệnh phụ khoa thì có liên quan nhất định đến việc phát dục sớm. Ví dụ, tỷ lệ ung thư bệnh tử cungở những phụ nữ kết hôn và sinh con sớm cao hơn rất nhiều so với những phụ nữ kết hôn đúng tuổi. Theo thông kê, tỷ lệ mắc bệnh bẩm sinh của thai nhi được sinh ra bởi những phụ nữ từ độ tuổi từ 23-25 tuổi là 1/1500; độ tuổi từ 30-40 tuổi là 1/900; những phụ nữ ở độ tuổi từ 35-39 thì tỷ lệ mắc bệnh của thai nhi là 1/125; còn đối với phụ nữ ở độ tuổi 45 trở lên thì tỷ lệ này rất cao1/40. Nếu nam giới phát dục quá muộn thì tỷ lệ đột biến gien của tinh trùng rất cao, chất lượng và số lượng của tinh trùng không đảm bảo, điều này càng không có lợi cho sức khỏe của thai nhi.

Tóm lại xuất phát từ tốc độ sức khỏe, công việc, cuộc sống cũng như khả năng sinh sản của người bố và người mẹ trong tương lai, chúng tôi cho rằng, độ tuổi kết hôn tốt nhất của nam giới là từ 25-26 tuổi, nữ giới từ 23-24 tuổi . Độ tuổi sinh nở tốt nhất của nũ giới là từ 25-29 tuổi, nam giới từ 26-30 tuổi. tiết

2. Thời khí hậu tốt cho việc thụ thai.

Việc lựa chọn thời tiết khí hậu cho quá trình thụ thai cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể. Những quốc gia có diện tích rộng, khí hậu đa dạng, nhiều miền khác nhau rất lớn, phong tục tập quán cũng khác nhau. Vì vậy muốn chọn khí hậu thời tiết tốt cho quá trình thụ thai thì phải căn cứ vào địa hình và phải tính đến nhiều yếu tố. Phải chọn những nơi có không khí trong lành cây cối tươi tốt, có thể tránh được bệnh dịch truyền nhiễm, sinh hoạt thuận tiện....

Đối với nước Việt Nam, thời tiết khí hậu tốt nhất cho quá trình thụ thai là vào mùa xuân ( từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch) vào thời điểm này tố chất và thể lực của cả bố và mẹ đều rất tốt, mặc dù khí hậu đều hơi lạnh, khẩu vị không được tốt, dẫn đến thiếu một bộ phận dinh dưỡng, nhưng nếu thụ thai vào giai đoạn này, phôi thai vừa mới hình thành, chưa có nhu cầu lớn về dinh dưỡng nên không ảnh hưởng mấy đến sự phát triển của thai nhi. Đợi đến khi cho phôi thai phát triển, khoảng 3 tháng sau, lúc đó hoa quả cây trái xum xuê, thức ăn thức uống cũng phong phú đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người mẹ và thai nhi hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ thai nhi hình thành não bộ. (Tháng thứ 3 mang thai).

Khi mùa hè sang, kèm theo nó là các loại bệnh dịch, thời tiết oi bức, nhưng lúc nàu thai nhi đã được 3 tháng, có thể đỡ bị ảnh hưởng của khí hậu nóng khắc nghiệt của mùa hè.

Mặt khác thụ thai vào mùa xuân, không khí trong lành, phong cảnh thiên nhiên tràn đầy sức xuân đã tạo ra môi trường bên ngoài rất tốt cho việc tiến hành giáo dục thai nhi.

Cuối cùng khi đứa trẻ chào đời cũng là lúc thời tiết trời chuyển sang thu vừa ấm áp, vừa dễ chịu, lúc này người sản phụ có thể được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng sữa cho người mẹ, tốt cho sức khỏe của đứa trẻ.

Ngoài ra, thời kỳ mang thai bắt đầu từ mùa xuân đến mùa thu, người mẹ được hưởng ánh sáng mặt trời ấm áp , có thể được bổ sung Vitamin D nhờ năng lượng từ ánh sáng mặt trời, thúc đẩy sự cân bằng và hô hấp khi người mẹ trở dạ, hơn nữa ánh sáng mặt trời còn có lợi cho quá trình vôi hóa bộ xương của thai nhi.

Tất nhiên, việc lựa chọn khí hậu thời tiết cho quá trình thụ thai chỉ mang tính tương đối, đặc biệt đối với nước ta sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng là rất lớn nên việc lựa chọn khí hậu còn tùy thuộc vào khí hậu và vị trí địa lý của từng vùng nhưng người mẹ phải chủ động điều chỉnh thân nhiệt của mình khi thụ thai.

3. Thời gian thụ thai tốt nhất:

• Thời gian thụ thai tốt nhất thường gồm những trường hợp sau:

+ Thụ thai vào những lúc cả vợ và chồng có tình trạng sức khỏe tốt

+ Thụ thai vào những lúc cả vợ và chồng đều thoải mái, dễ chịu.

+ Thụ thai vào những lúc vợ chồng có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp cơ sở vật chất đầy đủ cho khả năng sinh dục.

+ Thụ thai vào những ngày không uống rượu mạnh, hạn chế hút thuốc, hoặc không uống rượu, không hút thuốc.

+ Thụ thai vào những lúc hệ thống thần kinh điều chỉnh tốt, tính tình vui vẻ.

• Điều đáng chú ý ở đây là khi thụ thai cần tránh những trường hợp sau:

- Thân thể mệt mỏi, không nên thụ thai sau khi phải làm việc mệt nhọc về thể xác và đầu óc.

- Không nên thụ thai vào những lúc tinh thần bị kích động bởi những chuyện bực mình như: Cãi nhau, đau buồn hoặc sợ hãi.

- Không nên thụ thai vào những lúc ốm đau, nằm lâu ngày trên giường bệnh.

- Không nên thụ thai khi phụ nữ đẻ con chưa đầy 6 tháng.

- Không nên thụ thai sau khi tổ chức lễ kết hôn xong vì lúc đó rất mệt, uống quá nhiều, sinh hoạt chăn gối quá mức bình thường.

- Những lúc phải uống thuốc dưỡng bệnh hoặc thuốc an thần cũng không nên thụ thai.

4. Môi trường bên ngoài tốt nhất cho quy trình thụ thai.

Người xưa thường rất coi trọng môi trường thụ thai. Theo quan niệm của các cụ xưa kia thì khi thụ thai phải “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” tức là khi thụ thai một căn phòng sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ thích hợp, và trong một tâm trạng vui vẻ lành mạnh, điều này rất có lợi cho thai nhi càng khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú.

IV. CHUẨN BỊ TÂM LÝ CỦA VỢ CHỒNG TRƯỚC KHI THỤ THAI.

Phân tích kỹ, chúng ta chủ yếu bàn về môi trường bên ngoài khi thụ thai, nhưng thực ra vấn đề quan trọng nhất khi thụ thai là môi trường bên trong, hay nói cách khác chính là tình trạng sức khỏe của cả vợ chồng. Tình trạng này bao gồm: Sức khỏe, tâm lý và dinh dưỡng. Mỗi cặp vợ chồng trước khi muốn có con thì phải chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe, tâm lý và dinh dưỡng.

1. Chuẩn bị về sức khỏe.

Chuẩn bị về sức khỏe tức là chỉ thụ thai trong tình trạng điều kiện sức khỏe của vợ chồng đều rất tốt, Khi người vợ hoặc người chồng hoặc cả hai đều mệt mỏi, bị bệnh thì không nên thụ thai. Môt phôi thai tốt phải được hình thành từ tinh trùng tốt và trứng phải tốt . Sau khi người phụ nữ mang thai, sẽ rất tiêu hao về thể lực, nếu như bị bệnh thì sẽ rất khó chịu, điều này không có lợi cho sức khỏe của người mẹ, dễ dẫn đến xảy thai, phôi thai và thai nhi phát triển không bình thường, hoặc đẻ non, khó đẻ...

Vì vậy chúng tôi kiến nghị rằng, trước khi quy định thụ thai thì cả 2 vợ, chồng nên tiến hành kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện. Đặc biệt là người mẹ không được coi nhẹ việc kiểm tra phụ khoa, qua kiểm tra bác sỹ sẽ chuẩn đoán xem có bệnh không. Nếu như phát hiện có nguy cơ tiềm ẩn, thì sẽ kịp thời đưa ra giải pháp tốt để đề phòng. Nếu có bệnh thì nhanh chóng điều trị, tránh việc dùng thuốc ảnh hưởng đến thai nhi khi thụ thai, sau khi trị khỏi bệnh thì mới được thụ thai.

Cơ bắp cường tráng cũng rất quan trọng đến việc sinh nở. Trong quá trình sinh nở, nếu người mẹ có thể lực tốt, cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp đứa trẻ rất nhiều khi chui ra khỏi bụng mẹ. Mỗi ngày tập một vài động tác thể dục để luyện tập cơ bắp, không những sảng khoái mà còn tăng khả năng đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho lúc sinh nở. Ngoài ra người còn phải thường xuyên vân động như chạy dài, đi xe đạp, leo núi có thể tăng khả năng chịu đựng và khả năng chịu đau.

Khi chuẩn bị mang thai, người mẹ phải chú ý bảo trọng cơ thể , bài tiết các chất độc hại, không để hại đến sức khỏe của thai nhi khi mang thai. Người mẹ không được nhuộm tóc nhiều lần, trang điểm nhiều, không được uống thuốc giảm béo một cách tùy tiện. Tránh để cho chì, chất kích thích và các loại hóa chất khác ngấm vào cơ thể. Phải hạn chế tối đa việc dùng điện thoại di động, bảo đảm khoảng cách an toàn với máy tính, vô tuyến, lò vi sóng. Không nên thụ thai trong căn phòng mới được tu sửa vì mùi sơn, benden vẫn chưa phân tán hoàn toàn nên rất dễ xâm hại đến cơ thể người mẹ, tăng tỷ lệ dị tật và mắc bệnh máu trắng của thai nhi.

Người mẹ phải tạm thời từ bỏ những trò chơi vốn rất yêu thích ngày xưa, bởi vì trên các đồ chơi này thường có rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, ký sinh trùng trong cơ thể của người mẹ rất dễ lây nhiễm sang thai nhi., dẫn đến hiện tượng sẩy thai, đẻ non, thai chết trong dạ con, thai nhi bị dị tật. Thời gian sống của ký sinh trùng rất dài nên người mẹ cần sớm từ bỏ các con vật mà mình yêu thích để dành thời gian cho việc dọn dẹp phòng và vệ sinh cá nhân.

2. Chuẩn bị về tâm lý:

Chuẩn bị về tâm lý tức là yêu cầu bố mẹ phải thụ thai trong tình trạng tâm lý tốt. Đây là công tác chuẩn bị rất dễ bị coi nhẹ trước khi thụ thai. Không được thụ thai trong trường hợp vợ chồng bị kích thích về tâm lý, tâm tư không được tốt, buồn phiền,, quan hệ vợ chồng căng thẳng hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn mà sinh ra mâu thuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thụ thai trong tình trạng tâm lý của vợ chồng không tốt, sẽ rất ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy tâm lý tốt khi thụ thai sẽ bảo đảm cho thai nhi mạnh khỏe và đồng thời cũng là cơ sở để tiến hành giáo dục thai nhi.

3. Chuẩn bị về dinh dưỡng:

Trạng thái dinh dưỡng của hai vợ chồng trước khi thụ thai có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển.

của thai nhi. Tình trạng dinh dưỡng của người chồng trước khi người vợ mang thai sẽ quyết định chất lượng tinh trùng tốt hay xấu. Tình trạng dinh dưỡng của một người phụ nữ tốt trước khi thụ thai thì sẽ sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn đứa trẻ được sinh ra bới người mẹ có chế độ dinh dưỡng không tốt. Vì vậy, khi cả hai vợ chồng muốn có con cho đến khi quyết định thụ thai thì phải tích cực tăng dinh dưỡng, trong các bữa ăn hàng ngày cần phải đủ protein, vitamin, chất khoáng , canxi, phải ăn nhiều các loại thức ăn như: cá, thịt, trứng, thịt lạc, đậu phụ và rau xanh, hoa quả. Đặc biệt là người mẹ cần phải hết sức chú ý chế độ dinh dưỡng và làm tốt công tác chuẩn bị dinh dưỡng trước khi thụ thai.

Việc chuẩn bị dinh dưỡng, cần chú ý một số điểm sau:

+ Một là: hình thành thói quen ăn uống tốt, không chán ăn, không kiêng kỵ, cố gắng ăn nhiều thứ vì thức ăn khác nhau sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau, tất cả các chất dinh dưỡng này đều là cần thiết.

+ Thứ 2: chú ý sự phối hợp chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn, đặc biệt là protein, vitamin, nguyên tố vi lượng . Những loại thức ăn có nhiều protein là: Đậu phụ, thịt nạc, trứng gà, cá. Thức ăn có chứa nhiều vitamin là rau và hoa quả. Thức ăn có chứa nhiều I-ốt: Hải đới và con sứa. Thức ăn có chứa nhiều sắt: gan lợn, đậu nành, vừng.

+ Thứ 3: Tránh ăn thức ăn bị ô nhiễm, coi trọng vệ sinh thực phẩm, nên chọn đồ tươi xanh, không nên dùng những loại thực phẩm có chất kích thích, sắc tố thuốc trừ sâu. Rau phải được ngâm nước ít nhất là 10 phút, hoa quả thì nên gọt vỏ, nên uống nước sôi nguội, không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có vị chua.

Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ hạn chế ăn hoặc ăn những đồ ăn kiêng để giảm cân, nên đã hình thành cụm từ “ giảm cân”. Cách làm này hoàn toàn không phù hợp với những phụ nữ mang thai, thường xuyên ăn kiêng sẽ dẫn đến biếng ăn, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bản thân. Ngoài ra, còn có người rất thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo,điều này cũng không tốt, bởi một thí nghiệm đối với động vật đã cho thấy dùng quá nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến đứa trẻ bị tật bẩm sinh. Để sinh ra cục cưng khỏe mạnh, thông minh, vợ chồng phải tích cực bồi dưỡng, có chế độ dinh dưỡng cụ thể, từ bỏ thói quen ăn uống không tốt, tạo tiền đề tốt cho việc mang thai.

4. Nắm chắc quy luật của đồng hồ sinh học trong cơ thể.

Đồng hồ trong cơ thể hay còn gọi là nhịp điệu của quy luật sinh học. Nó là nhịp điệu bên trong của các hoạt động của cơ thể sinh vật. Cơ thể sinh vật có thể cảm nhận những thay đổi chu kỳ của môi trường bên ngoài nhờ vào đồng hồ sinh học này. Và nó điều chỉnh hoạt động sinh lý của cơ thể. Đồng hồ trong cơ thể là lý luận ma các nhà nghiên cứu khoa học tổng kết căn cứ vào quy luật thay đổi sinh lý của cơ thể bao gồm sự thay đổi về sinh lý, tâm lý, hành vi và kết cấu hình thái...

Lý luận về đồng hồ sinh học cho rằng, trong cơ thể của mỗi người đều có nhịp điệu sinh học và luôn thay đổi theo chu kỳ. Trong đó có những nhịp điệu sinh học và luôn thay đổi theo chu kỳ. Trong đó có những nhịp điệu ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể con người như. Nhịp điệu thể lực , nhịp điệu tâm lý và nhịp điệu trí lực.Khi những nhịp điệu này đạt đến cao trào thì con người sẽ cảm thấy lực sung mãn, tâm lý thoải mái, tư duy linh hoạt. Nếu như tiến hành thụ thai trong thời gian này thì những tế bào tốt sẽ có thể tham gia thụ tinh hình thành nên phôi thai, đứa trẻ sinh ra sẽ có sức khỏe tốt và thông minh. Ngược lại, những nhịp điệu này hạ xuống mức thấp nhất thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, tâm lý không thoải mái, phản ứng chậm chạp, nếu thụ thai vào thời điểm này thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí lực của đứa trẻ. Như vậy, làm thế nào để nắm chắc quy luật của đồng hồ sinh học trong cơ thể ? và chọn thời điểm thụ thai tốt nhất? Dưới đây là một số phương pháp đơn giản, các ông bố và bà mẹ trong tương lai có thể tham khảo.

Trước tiên bạn phải tính tổng số ngày kể từ ngày bạn sinh ra đời cho đến ngày bạn cần tính. (Trong đó 4 năm có 1 năm nhuận), trừ đi số ngày nhịp điệu sinh học 23,28,33, còn lại số dư là X, Y, Z chính là số ngày của 3 chu kỳ mà bạn cần biết . 

Khi 0 < Y hoặc =14 thì bạn đang ở cao trào của nhịp điệu tâm lý.
Y > hoặc = 15 thì bạn đang ở thời điểm thấp nhất của nhịp điệu tâm lý
Khi 0 < Z < hoặc =  16 là bạn đang có cao trào về nhịp điệu trí lực
Z > hoặc = 17 là lúc nhịp điệu trí lực của bạn thấp nhất.

Dưới đây là một ví dụ thực tế: Anh Mạnh Linh ngày 6.11.1962 và anh ta muốn tính tần số nhịp điệu sinh học của ngày 14.10.1989.

Trước tiên căn cứ vào công thức tính tổng số ngày:

Tổng số ngày = 365,25 x Số tuổi chẵn + số ngày từ ngày sinh nhật đến ngày cần tính.

Từ 6.11.1962 đến 14.10.1989 có tất cả 26 tuổi và 315 ngày. Vậy tổng số ngày sẽ là :
365,25 x 26 + 315 = 9812 ngày.

Sau đó lại tính theo công thức sau:

Số dư = Tổng số á ngày nhịp điệu sinh học

Như vậy 3 nhịp điệu sinh học của Trương Mưu tính như sau:

• Nhịp điệu thể lực (X): 9812 á 23 = 426 dư 14 ngày. Đối chiếu với bảng tính nhịp điệu sinh học (bảng 1) ta thấy mức độ nhịp diệu thể lực là – 63, này 14.10.1989.
Trương Mưu có nhịp độ thể lực thấp

• Nhịp điệu tâm lý (Y): 9812 á 28 = 350 dư 12 ngày thấy mức độ nhịp điệu tâm lý là 43. Như vậy ngày 14.10.1989 Trương mưu đang ở vào cao trào của nhịp điệu tâm lý.

• Nhịp điệu trí lực (Z): 9812 á 33 = 297 dư 11 ngày. Đối chiếu với bảng tính nhịp điệu sinh học dưới đây ta thấy mức độ nhịp điệu trí lực là 87. Như vậy ngày 14.10.1989 Mạnh Linh đang ở cao trào của nhịp độ trí lực.

• Tóm lại: Ngày 14.10.1989 Nhịp độ tâm lý và nhịp điệu trí lực của Trương Mưu là cao trào, nhưng nhịp điệu thể lực thấp.

BẢNG TÍNH NHỊP ĐIỆU SINH HỌC

Nhịp điệu
Thể lực (X)
Tâm lý (Y)
Trí lực (Y)
0
0
0
0
1
27
22
19
2
52
43
37

Chú ý: nhịp điệu bao gồm mức độ nhịp điệu và số dư

1. Hành động phối hợp của người chồng trước khi người vợ mang thai.

Muốn sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh thì vấn đề “Giống” giữ vai trò quyết định. Vì vậy việc nuôi dưỡng tinh trùng tốt trước khi người vợ mang thai là vô cùng quan trọng. Vậy để có được “con giống” tốt , thì người chồng cần phải nuôi dưỡng tinh trùng như thế nào?

Thứ nhất: Không hút thuốc. Như chúng ta đã biết , trong thuốc lá có chứa rất nhiều các độc tố như chất Nicotin, Xia – nô- gien, Êxit Cácbonnic những độc tố này có thể vào cơ quan sinh dục qua đường tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến qúa trình hình thành tinh trùng. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm nghiệm tinh dịch của một số nam giới có thời gian hút thuốc trên 1 năm. Kết quả cho thấy, đối với những người hút một ngày hơn 30 điếu thuốc thì tỷ lệ dị tật trong tinh trùng của họ là hơn 20%, thời gian hút thuốc càng dài, số lượng thuốc hút hút càng nhiều thì số lượng tinh trùng càng ít, tỷ lệ dị tật tinh trùng càng cao, dẫn đến dị tật cuả thai nhi càng lớn. Vì vậy chỉ có ngừng hút thuốc thì mới tạo ra “ con giống” tốt, mới có phôi thai tốt.

Thứ 2: Không uống rượu: 

Mọi người thường cho rằng rượu kích thích hưng phấn, nhưng rượu cũng có hại đến cơ quan sinh dục của nam giới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học rượu rất độc hại đối với tế bào sinh dục. Nam giới sau khi uống rượu xong thì 70% tinh dịch của họ hoạt động rất kém những con tinh trùng khi thụ tinh thì sẽ hình thành thai nhi không khỏe mạnh. Theo kết quả điều tra nghiên cứu, 1 tháng trước khi người phụ nữ mang thai nếu mỗi ngày người chồng uống khoảng 30ml rượu thì đứa trẻ sinh ra nhẹ hơn so với đứa trẻ bình thường khoảng 236g, rất khó nuôi, hơn nữa sức đề kháng của đứa trẻ này yếu, dễ mắc bệnh, phát triển chậm nhận thức chậm. Có rất nhiều đôi vợ chồng trẻ thụ thai khi uống rượu quá say, nên những đứa trẻ họ sinh ra thường bị dị tật như: Mặt dài, mũi tẹt, mắt nhỏ, sứt môi. Tất cả các ví dụ trên đều chứng minh tác hại của rượu đối với thai nhi. Chính vì thế trước khi mang thai cả bố và mẹ không nên uống rượu, càng không được nghiện rượu.

Thứ 3: Thận trọng khi dùng thuốc: 

Nhiều loại thuốc kháng sinh như; Thuốc chống ung thư, Moocphim, Côcain, thuốc lợi tiểu. Tất cả đều ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. Nghiêm trọng nữa là những loại thuốc này vào trong tinh dịch và phá hủy tinh trùng, có thể sẽ niêm mạc của âm đạo hấp thụ, làm ảnh hưởng đến phôi thai và sự phát triển của thai nhi, gây ra những dị tật cho đứa trẻ như: Phát triển chậm, hành động dị thường, chồng phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc tốt nhất là sau khi dùng thuốc nửa năm thì mới để cho người vợ mang thai. Người vợ sau khi uống thuốc tránh thai, thì phải cách 6 tháng mới được mang thai, chỉ có những phụ nữ dùng thuốc tránh thai với liều lượng thấp thì sau khi ngừng dùng thuốc được một tháng mới có thể được thụ thai.

Thứ 4: Phải ăn nhiều 

Trứơc khi người vợ mang thai 6 tháng hoặc 1 năm, người chồng phải chú ý điều chỉnh đến chế độ ăn uống, đảm bảo đủ chất để có tinh trùng tốt. Có thể ăn nhiều thức ăn như có Vitamin A, B, C, E ví dụ như: Tim, gan động vật, rau xanh, hoa quả tươi và dầu thực vật. Có thể ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều Protein như: Cá, tôm, cua, trứng và thịt nạc. Tất cả các loại thức ăn trên sẽ hình thành và phát triển tinh trùng, tăng sức đề kháng và quá trình hình thành và phát triển tinh trùng, tăng khả năng hoạt động của tinh trùng, tăng sức đề kháng và quá trình thay thế lẫn nhau của tinh trùng. Ngoài ra trong quá trình hình thành và phát triển của tinh trùng còn có rất nhiều thức ăn có chứa nhiều chất khoáng, nguyên tố vi lượng như các loại ốc, trai, hến, sò.

Thứ 5: Phải sống trong môi trường trong lành. 

Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến tinh trùng nam giới, tất cả các loại độc tố hóa học, thuốc trù sâu, đều có thể làm sẩy thai, thai chết, hoặc gây ra những dị tật cho trẻ sơ sinh. Tinh trùng của những người nam giới làm việc trong các môi trường có nhiều bức xạ, từ trường cũng rất dễ bị dị tật, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Vì thế người chồng luôn phải hạn chế hoặc không sống trong những môi trường độc hại, nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, từ đó bảo đảm đựơc tinh trùng tốt và khỏe mạnh.

V. TÌNH YÊU LÀ CƠ SỞ CHO QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THAI NHI

Mọi người thường nói rằng, đứa trẻ là kết quả của tình yêu. Vì vậy giáo dục thai nhi trước tiên bắt nguồn từ tình yêu.

Tình yêu là cơ sở giáo dục thai nhi! Trước hết nó biểu hiện ở chỗ, thụ thai là khoảng thời gian tình cảm nam nữ đạt đến cao trào. Y học truyền thống của phương Đông cho rằng , khi nam, nữ giao hợp, thì tinh thần phải thoải mái, tình cảm phải thắm nồng thì mới tạo tiền đề tốt cho việc thụ thai và sinh con. Chính vì thế trước khi chọ thời điểm thụ thai, hai vợ chồng phải biết hâm nóng tình yêu của mình, tạo không khí ấm áp và có được cảm giác ngọt ngào. Để cả hai bên điều có được cao trào và cảm thấy thoải mái về tâm lý, tình cảm và hành v trong đêm động phòng. Trong quá trình động phòng, vợ chồng phải biết ân ái, thể hiện tình yêu mãnh liệt, đem tình yêu và sự say mê đó dồn vào cho việc giao hợp, làm cho thời khắc thụ thai được đón nhận cảm giác thụ thai đạt đến cao trào của cả 2 người, tạo cơ sở vững chắc cho sự ra đời và tình yêu đối với đứa trẻ.

Biểu hiện thứ 2: Đó là trong khi người vợ mang thai, thì vợ chồng phải có tình cảm gắn bó thắm thiết, có thể tạo môi trường tốt cho sự phát triển của thai nhi. Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lýcho thấy, sau khi kết hôn đặc biệt sau khi mang thai người vợ thường hay có cảm giác rất cần sự che chở của người chồng, đây là những biểu hiện của tâm lý thường thấy. Lúc này nếu người chồng biết động viên, an ủi, âu yếm và quan tâm chăm sóc cho vợ thì sẽ tạo ra không khí vui vẻ ấm áp trong gia đình, từ đó tạo ra môi trường tốt cho việc giáo dục thai nhi. Yêu một người là có thể làm tất cả những việc có thể vì người ấy. Xuất phát từ quan điểm ấy, chúng tôi cho rằng, chỉ có tình yêu mới có thể thực hiện được quá trình giáo dục thai nhi một cách có hiệu quả cao.

Tình yêu là cơ sở cho giáo dục thai nhi còn được biểu hiện ở chỗ, khi tiến hành giáo dục thai nhi vợ chồng cần phải tràn đầy tình yêu. Người mẹ sưởi ấm thai nhi bằng chính tình yêu của mình thì mới có thể thường xuyên chăm lo cho sự phát triển của thai nhi và tích cực liên hệ với thai nhi bằng những hành động thể hiện tình yêu của mình với thai nhi. Có như vậy quá trình mang thai, người mẹ mới có thể cảm nhận đựơc những thay đổi nhỏ nhất của thai nhi và cho thai nhi từng bước cảm nhận được tình yêu của người mẹ, từ đó có thể loại bỏ được những bất an về tinh thần của thai nhi. Cũng chính tình cảm này cũng truyền cho thai nhi tình yêu bao la của người mẹ ngay từ những ngày đầu hình thành ý thức ở thai nhi, tạo ra những đức tính tốt và tình yêu cuộc sống cho thai nhi sau này. Ngược lại nếu người mẹ có tâm lý, tinh thần không thoải mái, coi thai nhi là một gánh nặng thì sẽ không thể làm cho thai nhi cảm nhận tình yêu từ người mẹ, điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quá trình phát triển trí lực và thể lực của thai nhi. Vì vậy 10 tháng mang thai không chỉ là một quá trình sinh lý mà nó còn là một chặng đường tâm lý của người mẹ. Sự kiên trì của bộ mẹ cũgn như tình yêu, tinh thần trách nhiệm của bố mẹ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của giáo dục thai nhi. Tình yêu của bố mẹ trong quá trình giáo dục thai nhi càng lớn thì hiệu quả giáo dục thai nhi càng cao. Tình yêu chính là sự đảm bảo về tinh thần đối với giáo dục thai nhi.

Đọc tiếp:Phương pháp giáo dục thai nhi


0 nhận xét:

Đăng nhận xét