Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Phương pháp giáo dục thai nhi

Tiếp theo ...... Thiên tài từ 280 ngày

Giáo dục thai nhi chủ yếu thông qua dự huấn luyện của người mẹ đối với thai nhi về thính giác, cảm giác, thị giác, xúc giác, trí nhớ và quá trình vận động, kích thích sự phát triển tế bào thần kinh của não phát triển xong thì nó không hình thành nữa. Vì vậy, tiến hành giáo dục thai nhi kể từ khi thai nhi chưa hình thành không chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển về trí lực của thai nhi, mà còn có thể tiến hành huấn luyện một cách hợp lý đối với quá trình tâm sinh lý của thai nhi.

Nghiên cứu học thuyêt giáo dục của thai nhi, có rất nhiều biện pháp cơ bản huấn luyện đối với thai nhi:

1- Phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm thanh

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm thanh là thông qua khả năng đưa ra những phản ứng khác nhau trước những âm thanh khác nhau của thai nhi để bố mẹ tiến hành huấn luyện đối với thai nhi. Nó được hình thành trên cơ sở phản ứng trí nhớ của thai nhi, là cái cầu nối giữa ban đầu với thai nhi.

Có một bà mẹ sau khi mang thai được 7 tháng, bà mẹ này thường nói với “cục cưng” của mình rằng “con yêu, mẹ là mẹ của con, chào con”. Bà mẹ vừa nói vừa đưa tay lên xoa cái bụng to của mình, mỗi khi bà mẹ này nói với thai nhi, thì thai nhi liền biểu hiện sự vui mừng bằng cách “cựa quậy” trong bụng mẹ. Sau khi đứa trẻ này sinh ra, mỗi khi đứa trẻ khóc, mẹ của nó lại nói câu nói tương tự. Không ngờ vừa nói xong, đứa trẻ hình như đã hiểu được và lập tức nín khóc và quay đầu về phía phát ra câu nói đó, sau đó cười rất vui vẻ.

Như vậy lời nói quen thuộc của bố mẹ có thể loại bỏ sự bất an và căng thẳng do sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh mang đến cho đứa trẻ. Điều này rất có ý nghĩa đối với một trẻ sơ sinh khi sống trong môi trường bên ngoài hoàn toàn xa lạ với môi trường bên trong bào thai.

Bằng lời nói và động tác, bố mẹ tiến hành đối thoại với thai nhi trong bụng mẹ, là một phương pháp giáo dục thai nhi rất hữu hiệu. Bởi vì trong quá trình đối thoại, bằng thính giác thai nhi có thể cảm nhận được tiếng nói thân quen, tràn đầy tình yêu thương của bố mẹ, từ đó làm tăng thêm cầu nối sinh lý và liên hệ tình cảm giữa người mẹ với thai nhi. Điều này rất có lợi cho sự phát triển về tinh thần và thể lực của thai nhi.

2- Phương pháp vuốt ve.

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng động tác vuốt ve là phương pháp dùng động tác vuốt ve làm cầu nối giữa bố mẹ và thai nhi thông qua cơ quan xúc giác của thai nhi, là cầu nối ban đầu quan trọng giữa thai nhi và bố mẹ.

So với thì giác thì xúc giác của thai nhi được hình thành sớm hơn. Ngay từ ngày đầu mợi thụ thai, thai nhi đã có thể cử động trong nước ối. Nếu như tay của thai nhi dài đến tận miệng, đầu của thai nhi nghiêng về một bên, há miệng. Khi thai nhi lớn hơn một chút, thai nhi liền cho tay lên mồm để mút. Nếu như vuốt ve đầu thai nhi hoặc các bộ phận trên cơ thể thai nhi ở ngoài bụng mẹ, thì thai nhi sẽ đưa ra các phản ứng tương xứng.

Từ đó chúng ta có thể thấy, trước khi sinh ra thai nhi chính là một “Tiểu vận động viên”. Các nhà khoa học đã dùng thiết bị quan sát đặc biệt để quan sát các cử động của thai nhi, họ thấy rằng, nếu lấy một chiếc que nhỏ chạm vào bàn tay thai nhi sẽ lập tức nắm lại, tiếp tục chạm vào bàn chân của thai nhi thì bàn chân của nó sẽ cử động và phần đầu gối sẽ co lên, thậm chí thai nhi còn mở rộng miệng để phản ứng.

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng sự vuốt ve được thực hiện trên cơ sở thai nhi đã hình thành giác quan xúc giác. Qua việc vuốt ve âu yếm, làm cho thai nhi cảm nhận được sự yêu thương vuốt ve của bố mẹ để tăng phản ứng của thai nhi. Bố mẹ vừa vuốt ve vừa nói chuyện với chúng, thủ thỉ tâm sự giao lưu tình cảm, giống như một gia đình có 3 người tạo sự ấm cúng gần gũi với nhau.

Khi tiến hành giáo dục thai nhi bằng phương pháp vuốt ve cần chú ý những điểm sau: Trước hết khi vuốt ve thai nhi trên bụng người mẹ phải thật nhẹ nhàng, khéo léo, không được dùng lực quá mạnh. Thứ 2, khi người phụ nữ mang thai, vào giai đoạn cuối gần sinh nở, thì phần da bụng của người mẹ căng cứng, khả năng là do tử cung thu nhỏ một cách không theo quy luật, lúc này không nên vuốt ve thai nhi, để tránh hiện tượng đẻ ngược. Cuối cùng, đối với những nữ vốn sinh sản không tốt, thường bị đẻ non, đẻ thiếu tháng, hoặc xuất huyết trước khi đẻ... thì không được áp dụng phương pháp áp dụng thai nhi bằng sự vuốt ve, có thể dùng các phương pháp khác thay thế.

3- Phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc

Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc là dùng âm phách để kích thích chức năng thần kinh cơ quan thính giác của thai nhi. Từ đó tiến hành huấn luyện đối với thính giác, cảm biết, sự hứng thú cũng như trí nhớ của thai nhi. Đây là biện pháp quan trọng để nối liền giữa bố mẹ với thai nhi quan trọng.
Kết quả nghiên cứu phôi thai học cho thấy, đến tuần thứ 8 kể từ khi mang thai, hệ thần kinh của thai nhi bước đầu được hình thành. Khi thai nhi được 5-7 tháng tuổi thì thính lực cảu thai nhi hoàn toàn được hình thành, có thể phân biệt các loại âm thanh, và có những phản ứng tương xứng.

Dưới đây là một vài thực nghiệm về phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc:

• Thực nghiệm 1: Người tiến hành thực nghiệm này đã chọn những phụ nữ mang thai các thời gian sinh nở từ 5-6 tuần, để cho người phụ nữ này đọc cho thai nhi một bài văn có tên là”Mèo đội mũ” đọc liên tục trong vòng hơn 5 tiếng, sau khi người phụ nữ này sinh con vẫn tiếp tục cho đọc. Người tiến hành thực nghiệm sẽ chuẩn bị hai mẫu chuyện với âm luật hoàn toàn khác nhau, một bản là “Mèo đội mũ”- mẫu chuyện này đứa trẻ được nghe từ khi còn trong bụng mẹ, một bản là mẫu chuyện “Quốc vương con chuột và miếng Pho-mát” mà đứa trẻ chưa từng được nghe. Để cho đứa trẻ nghe hai mẫu chuyện này bằng các phương pháp khác nhau. Kết quả hết sức kinh ngạc, tất cả các đứa trẻ từng được nghe mẫu chuyện “mèo đội mũ” đều chon đúng mẫu chuyện này. Điều này cho thấy, trí nhớ của thai nhi rất tốt.

• Thực nghiệm 2: Bredel- một thanh niên đã gây sự chú ý của thế giới, qua tìm hiểu của một bác sỹ, Bredel biết được rằng, thai nhi được 5 tháng tuổi bắt đầu hình thành thính giác và có thể học tập được, anh ta liền phát minh ra”Điện thoại dành cho thai nhi”, để liên hệ với đứa con còn trong bụng mẹ. Chiếc điện thoại này giống như một chiếc máy ghi âm có thể truyền âm thanh cho thai nhi qua phần bụng của người mẹ và ghi lại phản ứng của thai nhi trước kích thích của những âm thanh từ bên ngoài. Hàng ngày anh ta thường xuyên đem”điện thoại này” đặt lên bụng vợ, thông qua micro để hát và kể chuyện cho thai nhi. Dần dần Bredel phát hiện thấy, thai nhi đã có những phản ứng khác nhau trước những âm thanh khác nhau. Khi thai nhi nghe thấy âm thanh mà nó yêu thích, thì nó nằm im và hơi ngóc đầu dậy, nhưng khi nghe thấy những âm thanh không thích thì nó liền quay đầu đi, và dùng chân đạp vào bụng mẹ. Sau khi sinh ra, chỉ cần nghe thấy tiếng của Bredel là đứa trẻ sẽ quay đầu nhìn về phía Bredel.

Hai thực nghiệm trên cho thấy, ngay trong quá trình mang thai, thai nhi đã có thính lực. Điều này tạo cơ sở khoa học cho quá trình giáo dục thai nhi bằng âm nhạc.

Huấn luyện thính lực cho thai nhi không chỉ có thể tăng cường thính lực cho thai nhi, mà còn thúc đẩy sự phát triển cơ thể của thai nhi. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, sau khi mang thai được 5 tháng nếu người mẹ thường xuyên nghe những bản nhạc hay thì sẽ nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của thai nhi.

Có người đã tiến hành một thí nghiệm như sau: Cho một phụ nữ mang thai nghe nhạc, 2 phút sau, nhịp tim của người phụ nữ này tăng nhanh, nếu như đặt một dụng cụ nghe nhạc trước bụng người mẹ cho thai nhi nghe nhạc, 5 phút sau nhịp tim của thai nhi cũng tăng nhanh, và có những phản ứng khác nhau trước những âm điệu chầm bổng của bản nhạc. Theo báo cáo của một bác sỹ phụ sản của Autralia. Ông ta đã mời phụ nữ 36 tuổi, đang mang thai, mỗi ngày đến bệnh viện theo giờ quy định để tiến hành giáo dục thai nhi bằng âm nhạc, tức là đến để thưởng thức âm nhạc. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, kết quả thí nghiệm này cho thấy, hệ thần kinh của đứa trẻ này phát triển rất tốt, thể lực, trí lực dồi dào, phản ứng rất linh hoạt. Mười năm sau, trong số những đứa trẻ này thì có 7 người đoạt giải thưởng về âm nhạc, có 2 người trở thành trở thành biên đạo múa, thành tích của những đứa trẻ còn lại cũng rất cao và không ai có hành vi xấu. Từ đó có thể thấy, để cho thai nhi nghe nhạc, là một biện pháp tốt nhất để tăng cường trí lực, thể lực cho thai nhi.

Âm nhạc có vai trò quan trọng không thể thay thế, trong quá trình giáo dục thai nhi, nhưng không phải bất cứ loại nhạc nào cũng đều có lợi cho sức khỏe của thai nhi. Những loại nhạc khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau về tâm lý và hành vi. Ví dụ: Một khúc nhạc kinh điển có thể làm cho con người thấy thoải mái, khí huyết lưu thông , tinh thần phấn chấn. Một khúc nhạc kinh dị, làm cho người ta thấy hoảng sợ, hoang mang. Một bản nhạc du dương làm cho tâm hồn người ta thoải mái. Nếu như khi mang thai người mẹ nghe thể nhạc trẻ như: “Pop, Rock, Disco...” thì khi sinh ra chắc chắn đứa trẻ sẽ bảo dạn, tinh thần không ổn định.

Nếu người mẹ nghe nhiều nhạc cổ điển, sau khi sinh ra đứa trẻ sẽ có tinh thần sảng khoái, tính tình hòa nhã, điềm đạm. Có người khi mang thai được 6 tháng đã cho thai nhi nghe đàn nhị, những bản nhạc êm ái du dương, thai nhi trong bụng mẹ sẽ rất khoan thai, cử động ít. Sau khi sinh ra nó lại được nghe bản nhạc này thì nó rất vui và hoa chân múa tay. Như vậy thai nhi thường thích những bản nhạc trữ tình, du dương, êm ái đi vào lòng người và không thích những bản nhạc xô bồ, ồn ào.

Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc chia làm 2 loại: Một loại là cho người mẹ thưởng thức âm nhạc, loại nhạc này có đặc điểm là hay, trầm lắng, sau khi nghe người mẹ sẽ cảm thấy vui và dễ chịu. Một loại khác là dùng cho thai nhi thưởng thức, đặc điểm của thể loại nhạc này là nhanh, hoạt bát, có thể kích thích thính giác của thai nhi.

Tất nhiên, do tính cách bẩm sinh của mỗi đứa trẻ là khác nhau, khi tiến hành giáo dục thai nhi bằng âm nhạc cũng không nên cứng nhắc quá, tất cả phải tuân thủ nguyên tắc có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đối với những thai nhi có vận động sôi nỗi, thì chon loại nhạc trữ tình, đằm thắm, êm dịu để cân bằng tính cách của thai nhi.

Đối với những thai nhi tương đối yếu ớt, chậm chạp thường thì chọn những loại nhạc vui vẻ, nhộn nhịp để kích thích sự phát triển của thai nhi.
Tóm lại: Âm nhạc là linh hồn của con người, và là ngôn ngữ được ý thơ hóa, để thai nhi được thưởng thức âm nhạc từ khi mới hình thành khả năng cảm thụ âm nhạc, làm cho sớm bộc lộ khả năng còn tiềm ẩn.

4- Phương pháp dùng ngôn ngữ.

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ là chỉ phương pháp huấn luyện ngôn ngữ cho thai nhi nhờ vào trí nhớ của thai nhi.

Nhiều người không khỏi ngi ngờ trước phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ, bởi vì họ cho rằng thai nhi vừa không biết suy nghĩ vừa không biết nói, về căn bản không tiếp thu những thông tin ngôn ngữ. Thực tế giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ là một biện pháp giáo dục thai nhi hữu hiệu, cơ sở của phương pháp này không phải dựa vào việc thai nhi việc thai nhi biết nói hay không mà nó dựa trên cơ sở khoa học là trí nhớ của thai nhi. Xung quanh vấn đề thai nhi có nhớ hay không, có rất nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia, các học giả và đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này. Một trung tâm nghiên cứu về giáo dục thai nhi của

Tây Ban Nha, sau khi tiến hành nghiên cứu chức năng của não bộ thai nhi đã phát hiện thấy : Khi còn trong bụng mẹ thai nhi tiếp nhận nguồn dinh dưỡng qua dây rốn, và tiếp nhận những thông tin được truyền tới người mẹ qua phản xạ thần kinh. Trong quá trình phát triển và phân hóa tế bào não của mình, thai nhi đã không ngừng sự tiếp nhận sự huấn luyện và điều tiết thông tin qua thần kinh của người mẹ. Vì thế kết quả nghiên cứu cho thấy, thai nhi có khả năng ý thức được thế giới bên ngoài và những thông tin đó luôn được giữ lại trong trí nhớ một thời gian dài cho đến khi được sinh ra. Hơn nữa sự thể nghiệm này có ảnh hưởng rất lớn đến cá tính, năng lực, trí lực của đứa trẻ.

Ví dụ, trên đã chứng minh rằng, thai nhi có trí nhớ. Trong khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Brote – chỉ huy dàn nhạc Hamilton nổi tiếng của Canada , đã nói rằng:”có lẽ nghe thì thấy rất kỳ lạ, nhưng từ trước khi tôi sinh ra, âm nhạc đã là một phần của tôi”. Lúc còn trẻ, khi tôi phát hiện ra khả năng âm nhạc đặc biệt của mình, thì chính bản thân tôi cũng thấy ngạc nhiên. Lần đầu tiên lên sân khấu biểu diễn, tôi không cần nhìn vào nhạc phổ sang trang khác nhưng vẫn có thể biết được chính xác giai điệu phía sau của bản nhạc. Có một ngày khi mẹ tôi đang ngồi chơi đàn Piano, tôi với hỏi mẹ về bản nhạc ấy, mọi chuyện mới được sáng tỏ. Nguyên do là ngay từ khi tôi còn trong bụng mẹ, mẹ tôi vẫn thường xuyên nghe bản nhạc mà tôi lần đầu tiên chỉ huy dàn nhạc.

Nếu như những bà mẹ chịu khó quan sát kỹ thì đều có thể phát hiện ra điều này. Ví dụ như: Khi đứa trẻ khóc, bà mẹ chỉ cần bế đứa trẻ áp sát vào phần phía bên trái của mình, đứa trẻ nín khóc. Tại sao lại có hiện tượng ấy? Đó là vì, khi còn trong bụng mẹ đứa trẻ đã quá quen thuộc với nhịp tim của người mẹ và tự mình ghi nhớ những âm thanh quen thuộc ấy. Khi được sinh ra, sống trong môi trường hoàn toàn mới lạ, đứa trẻ không còn được nghe thấy những âm thanh quen thuộc nên nó cảm thấy sợ hãi bất an. Vì vậy nhịp tim của người mẹ có thể tìm lại âm thanh quen thuộc.

Chính vì thai nhi có trí nhớ, nên phương pháp giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ mới là một phương pháp giáo dục thai nhi quan trọng. Một học giả người Pháp đã từng tiến hành một thực nghiện cho một số đứa trẻ chon tiếng Pháp và tiếng Nga. Kết quả cho thấy, phản ứng phát âm của tiếng pháp đứa trẻ nhanh hơn và chuẩn hơn.

Tất cả những ví dụ trên đều chứng minh, ngay từ khi trong bụng mẹ, thai nhi có khả năng học ngoại ngữ , chỉ cần người mẹ thường xuyên, kiên trì và tích cực tiến hành huấn luyện ngôn ngữ cho thai nhi, thì sẽ có thể phát huy được khả năng còn tiềm ẩn trong thai nhi, tạo cơ sở cho việc học ngoại ngữ của đứa trẻ sau này, làm cho thính lực, trí nhớ, khả năng quan sát, khả năng tư duy và khả năng biểu đạt ngôn ngữ của những đứa trẻ này rất tốt hơn rất nhiều so với những đứa trẻ không được huấn luyện ngôn ngữ khi còn là thai nhi.

5- Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ánh sáng.

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng ánh sáng là phương pháp dùng ánh sáng kích thích thị giác của thai nhi.
Mặc dù trong vòng từ 25 đến 32 tuần đầu, thai nhi không hề mở mắt, lúc nào mắt cũng nhắm lại, hình như thai nhi không nhìn thấy vật gì. Thực ra , thị giác của thi nhi được hình thành từ tuần thứ 13. Tuy thai nhi không nhìn được vật gì nhưng lại rất mẫm cảm với ánh sáng.

Dùng dụng cụ đặc biệt thì thấy, khi được 4 tháng tuổi, thai nhi bắt đầu có phản ứng đối với ánh sáng. Khi thai nhi ngủ hoặc trở mình thì mắt của thai nhi cũng hoạt động. Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu dùng ánh sáng mạnh chiếu vào phần bụng mẹ thì sẽ thấy số lần hoạt động của lòng đen trong mắt thai nhi tăng và thai nhi liền nằm im. Dùng đèn pin lúc bật lúc tắt chiếu vào phần bụng của người mẹ, thì thấy nhịp tim của thai nhi thay đổi mạnh. Chính vì thế phương pháp giáo dục thai nhi bằng ánh được thực hiện nhờ vào thị giác của thai nhi.

Thường thì, khi được 8 tháng tuổi thai nhi mới thử mở mắt. Lúc này thai nhi chỉ nhìn thấy ánh sáng hồng trong cơ thể người mẹ. Vì thế, giáo dục thai nhi bằng ánh sáng tốt nhất nên tiến hành từ khi thai nhi được 24 tuần tuổi. Hàng ngày, người mẹ nên dùng đèn pin chiếu vào phần bụng của mình theo thời gian quy định, mỗi lần khoảng 5 phút. Để giúp thai nhi có thể thích ứng với sự thay đổi của ánh sáng, trước khi kết thúc có thể liên tục bật và tắt đèn pin để bảo đảm cho thị giác của thai nhi phát triển khỏe mạnh. Khi tiến hành giáo dục thai nhi bằng ánh sáng cần chú không được dùng ánh sáng quá mạnh, thời gian chiếu sáng không quá lâu.

6- Phương pháp đối thoại

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng đối thoại có nghĩa là bố mẹ tiến hành nói chuyện với thai nhi từ bên ngoài nhờ vào khả năng thính giác của thai nhi, để rèn luyện thính lực, ngôn ngữ, trí nhớ và óc thẩm mỹ cho thai nhi.

Thai nhi có thính giác, điều này đã được nhà nghiên cứu chứng minh, vì vậy tiến hành giáo dục thai nhi dựa vào khả năng thính lực của thai nhi là một phương pháp rất tốt để huấn luyện và giáo dục thai nhi một cách tổng hợp. Trong đó phương pháp giáo dục thai nhi bằng đối thoại là phương pháp có tính tổng hợp nhất. Chúng ta điều biết, khi còn trong bụng mẹ, thai nhi chỉ nghe được âm thanh của dòng máu đang chảy, âm thanh co bóp dạ dày, nhịp đập của tim, sự vận động của cơ bắp. Sự kích thích của âm thanh trên với thị giác của thai nhi là không lớn, chúng ta phải truyền những âm thanh tuyệt diệu của thế giới bên ngoài cho thai nhi.

Ví dụ như tiếng chim hót, một bản nhạc lay động lòng người, những lời nói sinh động. Vì vậy phương pháp giáo dục thai nhi bằng dối thoại chính là quá trình truyền những âm thanh tuyệt diệu trên cho thai nhi một cách tổng hợp.

Ngôn ngữ không giống như âm nhạc và ánh sáng có thể làm cho con người trực tiếp cảm nhận, nhưng những từ ngữ như thơ có thể miêu tả rất lãng mạn những cảnh sắc tự nhiên và những cảnh vật trong cuộc sống. Bố mẹ dùng lời nói miêu tả rất lãng mạn những cảnh sắc của thế giới bên ngoài và kể lại cho thai nhi nghe, từ đó có thể kích thích sự hứng thú của thai nhi, tăng khả năng cảm thụ nghệ thuật của chúng, làm cho thai nhi sau khi sinh ra càng tràn đầy sức sống và trí tuệ.

Nội dung giáo dục thai nhi bằng đối thoại không hạn chế , bố mẹ có thể dùng các biện pháp như hỏi thăm tán gẫu, đọc sách báo, hát, kể chuyện để làm cầu nối với thai nhi. Trong quá trình , bố mẹ có thể nhắc đi nhắc lại một vài từ đơn giản như: Tay , chân, nước, sữa, trời, đất. Bố mẹ có thể dùng từ ngữ dẫn dắt để miêu tả một số sự vật cho thai nhi. Phương pháp giáo dục thai nhi bằng đối thoại được tiến hành khi thai nhi được 3-4 tháng tuổi. Hàng ngày được tính thời gian quy định, mỗi lần trong vòng 5 phút, không được nói những câu phức tạp, tốt nhất nên mở đầu và kết thúc bằng một câu giống nhau, để làm tăng trí nhớ cho thai nhi.

Do tiếng của nam giới thường trầm nên thai nhi đặc biệt thích giọng của bố. Vì vậy chúng tôi kiến nghị, người bố phải thường xuyên kể chuyện cho thai nhi. Làm như vậy không chỉ tăng cường mối liên hệ giữa người bố và thai nhi mà còn có thể tăng thêm tình yêu vợ chồng và tình phụ tử.

7- Phương pháp giáo dục bằng trò chơi

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng trò chơi là phương pháp huấn luyện khả năng cảm thu của thai nhi dựa vào cơ quan xúc giác của thai nhi. Bố mẹ có thể dùng tay xoa bóp lên bụng mẹ, kích thích thai nhi, hoặc đùa với thai nhi qua làn da bụng mẹ.

Đùa giỡn với thai nhi, điều này sẽ làm cho nhiều người khó hiểu thai nhi đang trong bụng mẹ, sao có thể tiếp xúc với thai nhi được? Thực ra, đùa với thai nhi là chỉ người mẹ tiến hành huấn luyện vận động đối với thai nhi từ bên ngoài. Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở thai nhi có khả năng cảm biết rất tốt. Mấy năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của y học và sự ra đời của sóng siêu thanh, các nhà khoa học đã phát hiện khả năng cảm biết rất tốt của thai nhi. Thông qua màn hình của thiết bị sóng siêu thanh có thể quan sát tình trạng hoạt động của thai nhi trong cơ thể mẹ. Khi thai nhi tỉnh dậy, nó vươn vai, ngáp ngủ và dùng chân đạp vào bụng mẹ, ít phút sau, tay thai nhi nắm vào cuống rốn và nhanh chóng đưa cuống rốn vào mồm. Từ đó các nhà khoa học cho rằng thai nhi hoàn toàn có khả năng cảm biết, có thể đùa với bố mẹ.

Thai nhi có rất nhiều tiềm năng, chỉ cần bố mẹ tích cực kích thích thông qua nhiều phương pháp khác nhau, là có thể tăng cường tính tích cực của các hoạt động của thai nhi, từ đó nuôi dưỡng tính cách tích cực của thai nhi.

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng trò chơi nhấn mạnh sự hỗ trợ hoạt động của người mẹ và thai nhi. Một chuyên gia về giáo dục thai nhi của Mỹ đã đưa ra một phương pháp giáo dục thai nhi như sau:”Động tác của thi nhi và trò chơi đạp bụng mẹ”. Nhằm thông qua trò chơi giữa thai nhi và người mẹ để đạt được mục đích của giáo dục thai nhi. Phương pháp cụ thể là, khi người mẹ mang thai được 5-6 tháng, có thể cảm nhận được hình hài của thai nhi, thì có thể huấn luyện thai nhi, thì có thể tiến hành huấn luyện thai nhi, kích động nhẹ nhàng thai nhi, làm cho thai nhi trong cơ thể người mẹ có thể”đi bộ”, “đạp chân”.Khi thai nhi đạp chân vào bụng mẹ thì người mẹ khẽ đập tay vào chỗ mà thai nhi đạp, người mẹ lại tiếp tục động tay vào chỗ thai nhi đạp, sau đó chờ thai nhi đạp lần thứ hai, thường là sau 1 – 2 phút, thai nhi lại tiếp tục đạp, người mẹ lại tiếp tục động tay vào chỗ thai nhi đạp, sau vài lần như vậy người mẹ dừng đập tay. Trong khi đập nhẹ tay vào bụng người mẹ thường xuyên thay đổi vị trí tay đập trên bụng, lúc đó thai nhi sẽ đạp vào chỗ người mẹ đã đập nhẹ tay vào. Mỗi lần tiến hành khoảng 10 phút, mỗi ngày từ 1-2 lần. Lưu ý vị trí đập tay của người mẹ không được cách xa vị trí đạp của thai nhi. Khi mang thai được 3 tháng, và lúc sắp sinh không nên dùng phương pháp giáo dục thai nhi này. Khi huấn luyện cho thai nhi động tác cũng hết sức nhẹ nhàng.

Bố mẹ tiến hành giáo dục thai nhi dùng phương pháp giáo dục thai nhi bằng trò chơi không chỉ tăng cừong tính tích cực cho hoạt động của thai nhi, mà còn có lợi cho sự phát triển trí lực của thai nhi. Thực tiễn chứng minh, khi còn trong bụng mẹ, nếu thai nhi được huấn luỵện bằng trò chơi thì sau khi sinh những động tác như: Cầm, nắm, lẫy, bò, trèo, ngồi, tập đứng, tập đi của đứa trẻ này sẽ sớm hơn với những đứa trẻ không được huấn luyện khi còn là bào thai, cơ bắp của những đứa trẻ này phát triển hơn rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường khác, ngoài ra chân tay của chúng rất linh hoạt, khỏe mạnh.

8- Phương pháp vận động

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng vận động là phương pháp huấn luyện thể thao cho thai nhi để thúc đẩy khả năng tứ chi của thai nhi.

“Cuộc sống là sự vận động” câu nói này cũng có thể dùng đối với thai nhi. Cho thai nhi vận động sớm thì có thể thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, đứa trẻ sau này cũng có một cơ thể khỏe mạnh, chân tay linh hoạt.

Y học hiện đại đã chứng minh rằng: Từ tần số vận động của thai nhi cũng có thể thấy được tình trạng sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Có người đã quan sát lượng vận động của thai nhi , sau khi được sinh ra thì sự nhanh nhạy và khả năng phản ứng của những đứa trẻ có cường độ vận động nhiều khi còn trong bụng mẹ bao giờ cũng tốt hơn đứa trẻ ít vận động khi còn là thai nhi. Vì vậy, học thuyết giáo dục thai nhi chủ trương cho thai nhi vận động một cách thích hợp, để kích thích tính tích cự vận động của thai nhi, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể thai nhi. Tất cả những thai nhi được vận động nhiều trong bụng mẹ thì khi sinh ra đều rất khẻo mạnh, linh hoạt, lẫy, bò, leo trèo, ngồi, đi đứng sớm hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Có những bà mẹ thường xuyên huấn luyện cho thai nhi của mình vận động nên sau khi sinh ra được 2-3 tháng những đứa trẻ này đã nhanh chóng biết lẫy, biết bò biết cầm nắm. Ngoài ra chúng còn có thể tự mình cầm bình sữa để mút. Những động tác này ở những đứa trẻ bình thường thì phải sau 1 năm tuổi thì mới làm được, điều này cho thấy ích lợi và hiệu quả của việc cho thai nhi vận động một cách hợp lý. Những đứa trẻ này cũng rất ít khi bị ốm, khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, trí lực phát triển tốt.

Ngoài ra, kiên trì tập vận động cho thai nhi cũng giúp cho người mẹ rất nhiều khi sinh nở. Có một vị dụ như sau: Một sản phụ bị khó đẻ, bác sỹ phát hiện thấy mạch của thai nhi rất yếu, nhịp tim không ổn định, bác sỹ quyết định phẫu thuật hộ sinh. Đúng lục đó, người sản phụ này nhớ là đã đến giờ tập vận động cho thai nhi, thế là người mẹ mới lập tức xoa xoa cho thai nhi, tập vận động cho nó, không ngờ thai nhi nằm im và tự động chui ra một cách an toàn. Từ đó có thể thấy kiên trì tập vận động cho thai nhi, không chỉ có lợi cho sự phát triển của thai nhi mà còn hỗ trợ rất nhiều cho người mẹ khi sinh nở.

Tất nhiên cũng có người lo lắng rằng tập vận động cho thai nhi sẽ làm tổn thương thai nhi, sự lo lắng đó là không cần thiết. Sau khi mang thai được 7 tuần, thai nhi đã bắt đầu cử động trong bào thai. Khi được 16-24 tuần tuổi thì khả năng vận động của thai nhi tăng, nó có thể làm nhiều động tác như: Mút tay, duỗi chân, nắm tay, chớp mắt, chuyển người, quay đầu. Như vậy, bản thân thai nhi cũng phải tự vận động. Khi thai nhi được 4 tháng tuổi thì cuống rốn của thai nhi rất chắc, phạm vi vận động của thai nhi rất rộng, lại được bao bọc bởi nước ối nó có tác dụng giảm bớt lực tác dụng từ bên ngoài nên thai nhi hoàn toàn được đảm bảo an toàn. Vì vậy, cả quá trình vận động của thai nhi hay người mẹ tập vận động cho thai nhi cũng đều không bị tổn 
thương đến thai nhi, nên người mẹ trong khi tập vận động cho thai nhi, vừa tập vận động vừa dùng những lời lẻ âu yếm để nói cho thai nhi biết rằng bố của nó đang tập vận động cho nó, như vậy có thể làm cho người bố sớm có mối liên hệ với đứa con của mình và tăng thêm tình cảm cha con.

 9- Phương pháp liên tưởng

Giáo dục thai nhi bằng phương pháp liên tưởng là phương pháp thông qua mối liên hệ về tình cảm và ý thức giữa người mẹ và thi nhi để truyền cho thai nhi những ý nghĩ tốt đẹp và những vật gần gũi.

Giáo dục thai nhi bằng sự liên tưởng tức là tưởng tượng ra một sự vật tốt để người mẹ có thể ở vào một môi trường tốt và truyền những ý nghĩa và tình cảm tốt đẹp đó cho thai nhi. Ví dụ người mẹ có thể tưởng tượng ra một bức tranh có một chú ếch con rất ngộ nghĩnh hoặc tưởng tượng ra có một phong cảnh đẹp, nghĩ về một khúc nhạc hay, một bài thơ. Do sự liên tưởng có tác dụng nhẩt định đối với thai nhi, nên sự liên tưởng của người mẹ là vô cùng quan trọng, nếu nội dung liên tưởng tốt đẹp thì sẽ có tác dụng tích cực tới thai nhi còn ngược lại nội dung liên tưởng không tốt thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi hoặc truyền cho thai nhi những thông tin không muốn truyền. Các bà mẹ phải đặc biệt chú ý.

Về tác dụng của sự liên tưởng của người mẹ đối với thai nhi, các nhà tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Trong tác phẩm nổi tiếng của thạc sỹ Thomas Boli thuộc trung tâm nghiên cứu giáo dục thai nhi của trường đại học New York Mỹ có kể một câu chuyện thực sự như sau: Trong một bệnh viện nào đó của Paris, một vị giáo sư tâm lý ngôn ngữ có tên là Thomas đã nhận một đứa trẻ bị bệnh 4 tuổi, đứa trẻ này có tên là Anstir bị mắc bệnh trầm cảm, không thích nói, cho dù bố mẹ của Anstir chỉ còn biết đem nó vào nhà thờ giáo sư Thomas. Lúc đầu giáo sư Thomas đã dùng tiếng Pháp để nói chuyện với đứa trẻ, Anstir không hề phản ứng gì. Sau một thời gian quan sát và điều trị, giáo sư Thos-mas bỗng phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ. Mỗi khi có người nói chuyện với Anstir bằng tiến Anh thì cậu bé tỏ ra rất hứng thú, chú ý nghe và nói chuyện với người đó, sau nhiều lần như vậy bẹnh trầm cảm của Anstir khỏi.

Câu chuyện trên đã chứng tỏ rằng, do thai nhi đã kết thành ý thức nên tất cả lời nói, tình cảm, hành vi cũng như liên tưởng của ngừơi mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi, Vì vậy nội dung liên tưởng của người mẹ vô cùng quan trọng.

Trong cuộc sống hàng ngày, một số phụ nữ khi mang thai, cơ thể thay đổi và rất khó chịu và nảy sinh tâm lý oán hận và sự liên tưởng không tốt nên đã ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc đó thai nhi trong bụng mẹ cũng ý thức được cảm giác khó chịu đó của người mẹ nên thai nhi đã có phản ứng khác thường trong tinh thần. Các chuyên gia cho rằng, tất cả những đứa trẻ sinh trong điều kiện như trên thì thường gặp trở ngại về mặt tình cảm, tinh thần bất an dễ mắc bệnh đường ruột, thể chất kém. Vì vậy trong thời gian mang thai người mẹ phải loại bỏ những ý tưởng không tốt. Và phải thường xuyên nghĩ về những sự vật tốt để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.

10- Phương pháp giáo dục thai nhi bằng mỹ học

Giáo dục thai nhi bằng mỹ học là phương pháp truyền cảm nhận về cái dẹp cả người mẹ truyền sang cho thai nhi nhờ vào ý thức của thai nhi.

Mỗi người chúng ta đều nhìn nghe và cảm nhận, hưởng thụ rất nhiều cái đẹp trong thế giới xung quanh chúng ta, còn thai nhi không nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận được những cái đó, nên người mẹ phải truyền cảm nhận của mình cho thai nhi qua đường dây thần kinh của mình.

• Mỹ học âm nhạc: Giáo dục cái đẹp về âm nhạc.

Giáo dục cái đẹp về âm nhạc là chỉ tiến hành bồi dưỡng nét đẹp về âm nhạc cho thai nhi, qua đó đạt được mụch đích giáo dục cho thai nhi. Phương pháp này được thực hiện bằng hai con đường tâm lý và sinh lý của người mẹ. Về phương diện tâm lý, âm nhạc làm cho tâm hồn người mẹ thoải mái, có những ý tưởng tốt, từ đó có trạng thái tâm lý tốt, và truyền những ý tưởng tốt đẹp đó cho thai nhi thông qua hệ thần kinh, làm cho thai nhi có thể cảm thụ được. Ngoài ra những bản nhạc du dương có thể tạo cho thai nhi một môi trường yên tĩnh, làm cho thai vốn rất thích cử động sẽ nằm yên để cảm nhận những cái đẹp của thế giới bên ngoài.

Về phương diện tâm lý, những bản nhạc vui tai sẽ kích thích hệ thống thần kinh thực vật của nguời mẹ, hệ thống thần kinh thực vật lại khống chế tuyến nội tiểt, làm cho tuyến nội tiết tiết ra nhiều kích tố, những kích tố này sẽ vào thai nhi qua vòng tuần hoàn máu làm cho vòng tuần hoàn máu của thi nhi, có sự thay đổi tốt tăng thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe của thi nhi, từ đó kích thích hoạt động của các hệ thống và bộ não của thai nhi, giúp thia nhi có thể cảm nhận được những kích thích từ người mẹ

• Giáo dục thai nhi về cái đẹp của tự nhiên( Mỹ học tự nhiên).

Thế giới tự nhiên có rất nhiều cái đẹp, người mẹ khi mang thai thường xuyên biết thưởng thức vẻ đẹp cảnh sắc tự nhiên sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển của thần kinh và tế bào não của thai nhi. Tại đây chúng tôi xin nói về những tác dụng tích cực của vẻ đẹp tự nhiên đối với thai nhi
Trên mảnh đất mà chúng ta đang sinh sống, có rất nhiều thảo nguyên xanh mênh mông, những ngon núi cao, những hang động sâu thần bí, những dòng sông và bãi biển đẹp. Tất cả đều mở rộng tấm lòng chúng ta, gợi mở cho những suy nghĩ, đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo và sự thăng hoa về tinh thần. Người mẹ cảm nhận được hết cả vẻ đẹp đó của thế giới tự nhiên . Ngoài ra, người mẹ còn tìm đến thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, cũng có lợi cho sự phát triển bộ não của thai nhi.

• Giáo dục khả năng cảm thụ cái đẹp cho thai nhi (Mỹ học cảm thụ).

Nếu như người mẹ có khí chất tốt, tinh thần thoải mái và cử chỉ văn minh thì sẽ có thể cảm nhận được cái đẹp từ chính bản thân mình. Khả năng cảm thụ này, hình thành óc thẫm mỹ của người mẹ, và người mẹ sẽ truyền khả năng thẩm mỹ đó cho thai nhi, làm cho thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể thưởng thức thi vị của cái đẹp. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên các bà mẹ rằng, trong thời kỳ mang thai, không chỉ đảm bảo về tinh thần ổn định, ăn mặc gọn gàng, cử chỉ lịch thiệp mà còn phải biết làm phong phú đời sống tinh thần, ví dụ, hay nghe nhạc, đọc sách, du lịch, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, bằng việc cảm tụ hành vi đẹp trên làm tăng hứng thú của người mẹ, phong phú nội dung của cái đẹp.

11- Phương pháp hiệu ứng tâm lý

Phương pháp giáo dục thai nhi bằng hiệu ứng tâm lý là chỉ tron quá trình người mẹ mang thai phải luôn được tấm lòng trong sáng, để giúp cho sự phát triển tinh thần, cơ thể của thai nhi.

Người xưa yêu cầu đối với người phụ nữ mang thai như sau: “không xem những hình ảnh có nội dung xấu, tai không nghe tạp âm, miệng không nói lời thô tục, không ăn thức ăn có mùi vị lạ”.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sự thay đổi về tâm tư người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Rất nhiều thí nghiệm khoa học đã chứng minh, khi mang thai mà người mẹ luôn ở trong trạng thái sợ hãi, phẫn nộ, đau buồn, phiền muộn, thì các cơ năng của cơ thể bao gồm cả tuyến nội tiết cũng sẽ có sự thay đổi rõ rệt làm cho các thành phần hóa học có trong máu bị thay đổi mà máu của người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, khi mang thai được 7 tuần hoặc 10 tuần tuổi, tâm lý bất ổn định của người mẹ sẽ làm cho kích tố Ađrênalin tăng, cơ thể sẽ cản trở sự liên hợp một số thành phần trong phôi thai, phá vỡ sự phát triển bình thường bộ phận yếu hầu của thai nhi và rất có thể làm cho đứa trẻ sau này bị dị tật như: Sứt môi, sứt hàm ếch….

Chính vì vậy, để phát triển trí lực của thai nhi, người mẹ phải thường xuyên chú ý đến tâm lý của mình.Để giữ cho tâm lý ổn định, thoải mái thì có rất nhiều cách, trong đó thưởng thức cũng là một cách thích hợp với những người phụ nữ mang thai. Nếu một ngày người mẹ chịu khó nghe một vài bản nhạc hay, đọc một vài bài thơ, xem một số bức tranh, đọc sách có thể một mặt nâng cao sự hiểu biết của bản thân, mặt khác có thể làm cho người mẹ thích thú và có được một tinh thần thoải mái, tâm lý vui vẻ. Những người thân trong gia đình cũng phải tích cực phối hợp với người phụ nữ mang thai, không nên tăng áp lực về tâm lý cho người mẹ. Nếu trong người mẹ mang thai gặp phải chuyện buồn thì mọi người trong gia đình, đặc biệt là người chồng đặc biệt phải an ủi, giải tỏa tâm lý cho người vợ, cùng tạo ra không khí hòa thuận, vui vẻ, ấm cúng trong gia đình.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét