Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào sinh con theo ý muốn

Tiếp theo ...... Thiên tài từ 280 ngày

1- Thuyết âm – dương trong dự báo giới tính sinh con.
Cách đây hơn 3000 năm, người Trung Quốc đã biết vận dụng học thuyết âm- dương ngũ hành vào vấn đề sinh đẻ. Họ đã lập ra một bảng dự báo về khả năng sinh con trai hay gái rất thực dụng và độ chính xác cao.
Đặc điểm: Khảo sát tuổi sinh đẻ từ 18 – 45 tuổi:
1) Tuổi sinh đẻ thụ thai của người mẹ càng trẻ, cơ hội sinh con trai càng nhiều.
2) Tuổi người mẹ càng lớn thì cơ hội sinh con gái càng cao.
Ví dụ: Tuổi 18 thì cơ hội sinh con trai 10 lần, con gái chỉ 2 lần. Chú ý đến 21 tuổi cơ hội sinh con gái rất cao cũng như tuổi 30, 31, 32…(thiên Kim tháng 12, ở tuổi 30 – 37 cơ hội sinh con trai cao).
3) Con gái (nữ) đánh dấu (0), con trai (nam) bằng dấu (+)
- Bảng này có tỷ lệ chính xác cao nên đựoc xem là của quý trong kho tàng văn hóa Trung Hoa trong triều đại Mãn Thanh. Thời mà 18 nước đánh nhau xâu xé, loạn lạc. Bảng này cũng phiêu bạt tới tận nước Anh. Được dịch ra tiếng Anh, cũng được coi là của báu, tiếp đó lại dơi vào tay một tiến sỹ nước Áo…lấy xuất phát điểm tính toán từ người phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, thụ thai, tính thêm tuổi mụ.
- Khi dấu (0) và dấu (+) đan xít liền nhau quá thì dễ bị lỡ cơ hội đẻ theo ý muốn trai hay gái, kể cả tuổi còn trẻ hay tuổi cao. Cho nên chọn vào thời điểm thuận lợi có tỷ lệ cao (đã đóng khung) và tùy vào tuổi tối ưu thuận lợi để sinh con theo ý muốn.
- Tuổi mụ (theo âm lịch). Đó là lịch theo vận động của Mặt Trăng cần tính cho đúng để biết tuổi mà đối chiếu trong bảng này. Nói đến Âm lịch, Mặt Trăng ũng là nói tới sức khỏe, bênh lý liên quan tới ảnh hưởng của vận động Mặt Trăng





Sói hoang và Sư tử: Điều gì xảy ra thế?

Chó hoang dọa sư tử trong trong khu bảo tồn Ongava, Namibia. .


Con sư tử đực trưởng thành đang uống nước trong hồ, ngay lúc đó chú chó hoang đi ngang,....

 Khi chú chó đến gần, cả 2 giường như lườm nhau.....



Con sư tử bất thình lình ngồi xuống, nó vẫy đuôi trúng chú chó, làm con chó hoảng sợ, vẻ mặt của chú sư tử tỏ vẻ ngạc nhiên


Bị đuôi của sư tử làm trúng, chú chó bị thương và la cẳng cẳng


Chú chạy tới trước mặt sư tử và phàn nàn 


Có vè sư tử không thèm nghe, nên chú chó đến tới gần và la lớn


Nhưng bị con sư tử cảm thấy khó chụi và đáp trả


Chú chó bị đau và la tháng lên, chạy vòng quang con sư tử


Cảm thấy anh bạn kia không chơi được, tiếp tục đe dọa mình


Chú chó hoảng đành bỏ đi.
 Theo BBC Wildlife Magazine



Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Dây chuyền cuộc sống



Câu chuyện về : Chiếc bình nứt



Hồi ấy bên Tàu có một người gánh nước mang hai chiếc bình lớn treo hai đầu một đòn gánh đeo ngang cổ. Một trong hai chiếc bình đó bị một vết nứt, còn chiếc kia thì tuyệt hảo và luôn đem về đủ lượng một bình nước đầy. Cuối đoạn đường dài từ con suối về đến nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng vơi chỉ còn một nửa bình. 

Suốt hai năm tròn ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về nhà một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất hãnh diện về thành tích của mình, hoàn tất một cách hoàn hảo nhiệm vụ nó được tạo ra để thi hành. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó rất xấu hổ về khuyết điểm của mình và cảm thấy khổ sở vì chỉ hoàn tất được có một nửa công việc nó được tạo ra để làm.


Sau hai năm chịu đựng cái mà nó cho là một thất bại chua cay, một ngày nọ chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối:” Con thật lấy làm xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”.

Người gánh nước trả lời: “ Con đã chẳng để ý thấy chỉ có hoa mọc trên đường đi bên phía của con à? Đó là vì ta vẫn luôn biết cái khuyết điểm của con, nên ta đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con, và mỗi ngày trên đường mình đi về con đều đã tưới nước cho chúng nó. Hai năm nay ta vẫn luôn hái được những đoá hoa đẹp đó để chưng trên bàn. Nếu mà con không phải là con y như thế này, thì trong nhà đâu có được sự trang hoàng đẹp đẽ như vậy.”

Mỗi người trong chúng ta đều có những khuyết điểm rất riêng biệt.

Ai cũng đều là bình nứt cả.

Nhưng chính các vết nứt và khuyết điểm đó của từng người trong chúng ta mới khiến cho đời sống của chúng ta trở nên thú vị và làm chúng ta thoả mãn.
Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống, và tìm cho ra cái tốt trong họ.

Vạn hạnh cho tất cả các bạn “ Bình nứt “ của tôi!

( Sáng tác: Guyloup, Bản Việt ngữ: minhtam Ha )

Sưu tầm


Ai lấy miếng Phô-mát của tôi - Chương 1



Đã lâu lắm rồi, ở 1 vùng đất xa xôi nọ, có 4 nhân vật bé nhỏ sinh sống bằng cách tìm những miếng Pho Mát tại 1 nơi gọi là Mê Cung.


Hai trong số đó, Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn, là loài chuột, còn Chậm Chạp và Ù Lì là những người tí hon - một sinh vật cũng nhỏ như chuột nhưng có hình dạng và cách suy nghĩ giống như con người bây giờ vậy. Công việc hàng ngày của họ là đi vào Mê Cung rộng lớn để tìm những miếng Pho Mát. Với họ, Pho Mát không chỉ là nguồn thức ăn nuôi sống bản thân mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc.

Hai chú chuột Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn chỉ có bộ não đơn giản của loài gặm nhấm nhưng lại có bản năng rất nhanh nhạy và chính xác. Như các con chuột khác, chúng đặc biệt rất thích những miếng Pho Mát cứng, khó gặm và thường tập trung đi tìm kiếm loại Pho Mát này.


Trong khi đó, Chậm Chạp và Ù Lì, thường sử dụng trí thông minh vốn có của loài người, lòng đầy niềm tin và tình cảm, lại thích đi tìm 1 loại Pho Mát đặc biệt mà họ tin là sẽ đem lại cho mình sự thành đạt và hạnh phúc.


Tuy có những khác biệt như thế, nhưng bọn họ đều có 1 điểm chung: mỗi sớm tinh mơ, tất cả đều thức dậy, mặc quần áo thể thao, xỏ giày vào, ra khỏi nhà và chạy đến Mê Cung để tìm kiếm miếng Pho Mát yêu thích của mình.


Mê Cung giống như 1 trận đồ khổng lồ với vô số những lối đi và các căn phòng, ngõ ngách. Có nơi chứa đầy những miếng Pho Mát thơm ngon. Nhưng cũng có nhiều góc trống rỗng, tối tăm và những con đường cụt chẳng dẫn tới đâu. Đó là 1 nơi rất dễ bị lạc lối. Tuy vậy, ẩn chứa trong Mê Cung là những bí mật cho cuộc sống tốt đẹp dành cho những ai mạnh dạn tìm ra lối đi của riêng mình.


Các chú chuột, Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn, thường sử dụng cách thử thật đơn giản: Có - 
hay - không, để tìm kiếm những miếng Pho Mát. Đầu tiên chúng chạy vào 1 mê lộ, nếu không tìm thấy gì ở trong đó thì chúng quay trở ra và chạy vào 1 lối khác. chúng ghi nhớ những khu vực nào không có Pho Mát và ngay lập tức rẽ sang 1 con đường mới.


Đánh Hơi thường dùng chiễc mũi cực kì thính của mình để nhắm đến hướng nào có miếng Pho Mát, còn Nhanh Nhẹn lại thích cắm đầu chạy thật nhanh. Có lúc chúng bị lạc đường và va đầu vào tường. Nhưng không sao cả, chẳng bao lâu sau chúng tìm được lối đi của mình.


Như các chú chuột, hai người tí hon - Ù Lì và Chậm Chạp, cũng dùng khả năng tư duy của mình và biết rút kinh nghiệm từ các sai lầm họ đã trải qua. Tuy nhiên, họ hầu như chỉ dựa vào bộ não và cảm xúc phức tạp của mình để nghĩ ra toàn chuyện rắc rối trong khi đi tìm Pho Mát. Cũng có khi họ tìm được Pho Mát nhưng cũng có lúc niềm tin và cảm xúc con người đã lấn át và chi phối họ, khiến họ nhìn nhận sự việc thiếu khách quan. Chính điều đó làm cho cuộc sống trong Mê Cung trở nên phức tạp và càng thêm thách thức.



Nhưng dẫu sao, 1 ngày nọ, Đánh Hơi, Nhanh Nhẹn, Chậm Chạp và Ù Lì, bằng cách riêng của mình, đều tìm thấy điều mà họ tìm kiếm. Ai cũng tìm được loại Pho Mát mình yêu thích tại Kho Pho Mát P nằm ở cuối mê lộ.


Kể từ đó trở đi, cứ mỗi sáng các chú chuột và 2 người tí hon mặc đồ thể thao vào và chạy 1 mạch về hướng Kho Pho Mát P. Chỉ trong vài ngày, cả 4 đều đã có thể tìm cho mình 1 con đường riêng để đi đến Kho Pho Mát P nhanh nhất.


Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn ngày ngày vẫn dậy sớm chạy vào Mê Cung, theo 1 lộ trình quen thuộc. Đến nơi, 2 chú cởi giày ra, cột lại với nhau rối đeo lên cổ để có thể nhanh chóng mang vào khi cần thiết. Xong xuôi đâu đó, bọn chúng bắt dầu đánh chén món Pho Mát 1 cách ngon lành.


Thoạt đầu Chậm Chạp và Ù Lì cũng chạy vào Mê Cung để thưởng thức những miếng Pho Mát tươi mới, thơm phức đang đợi họ trong kho. Nhưng sau 1 thời gian, những con người tí hon này bắt đầu thay đổi.


Mỗi ngày Chậm Chạp và Ù Lì lại dậy muộn hơn 1 chút, mặc quần áo chậm hơn 1 chút, và thong thả đi bộ đến Kho Pho Mát P. Có gì mà phải vội cơ chứ ! Giờ đây họ đã biết những miếng Pho Mát đang ở đâu và con đường nào sẽ dẫn đến đó rồi mà. Cuộc sống thật bình an!


Họ cũng chẳng bận tâm gì đến chuyện những miếng Pho Mát từ đâu ra hay ai đã để nó ở đó. Họ cứ đinh ninh rằng những miếng Pho Mát đã và sẽ mãi còn ở đó - không cần phải suy nghĩ gì thêm.


Ngay khi Chậm Chạp và Ù Lì đến Kho Pho Mát P vào mỗi sáng như thế, họ cứ rề rà như đang ở nhà mình vậy. Cả 2 treo quần áo lên, cởi giầy ra, bắt đầu thưởng thức Pho Mát. Tâm trạng họ lúc này thậy dễ chịu và đã tìm thấy những miếng Pho Mát ngon lành.


- Tuyệt thật, - Ù Lì nói - ở đây có đủ Pho Mát cho chúng ta ăn suốt cả đời ấy chứ. Chẳng phải lo nghĩ gì! Sướng thật.


Những người tí hon cảm thấy vô cùng hạnh phúc và mãn nguyện. Cuộc sống của họ giờ đây thật an toàn.


Chẳng bao lâu sau, cả Chậm Chạp và Ù Lì đều nghĩ rằng những miếng Pho Mát họ tìm thấy ở Kho Pho Mát P là Pho Mát của riêng họ. Cái kho rộng lớn đến nỗi họ quyết định dời hẳn nhà về gần đó và bắt đầu 1 cuộc sống mới.


Để làm cho không khí ở Kho Pho Mát này trở nên ấm cúng và thân thuộc như chính nhà của họ hơn, Chậm Chạp và Ù Lì trang trí lên những bức tường xung quanh Kho Pho Mát các câu châm ngôn, thậm chí họ còn vữ cả những bức tranh về những miếng Pho Mát để có thể chiêm ngưỡng những bức tranh hấp dẫn đó. Một trong số đó là câu: "Pho Mát là hạnh phúc, là ý nghĩa của cuộc sống chúng ta!"


Spencer Johnson, M.D




Đọc tiếp Chương 2





Ai lấy miếng phô-mát của tôi - Chương II



Thỉnh thoảng Chậm Chạp và Ù Lì còn mời bạn bè đến chơi và khoe khoang những miếng Pho Mát ngon lành và thơm phức của mình ở kho Pho Mát P, tự hào nói: "Kho Pho Mát này thật tuyệt, có phải không các bạn?" Có lúc họ rộng lượng chia cho bạn bè vài miếng, nhưng có lúc thì không.



"Chúng ta xứng đáng được có những miếng Pho Mát này", Ù Lì tự công nhận. "Chúng ta đã phải vất vả chạy đi tìm khắp nơi, phải chăm chỉ lắm mới tìm thấy chúng mà." Nói xong, chú ta bốc 1 miếng Pho Mát thật to và bỏ vào miệng nhai ngon lành, mắt nhắm lại thưởng thức.



Sau đó, như mọi khi Ù Lì nằm xuống đánh 1 giấc ngon lành.

Và cứ mỗi tối, những người tí hon lại ì ạch trở về tổ ấm của mình với cái bụng căng đầy toàn những Pho Mát, để rồi ngày hôm sau họ lại ung dung đi tới chỗ cũ để tiếp tục thưởng thức, hưởng thụ.

Rồi thì lòng tự tin của Chậm Chạp và Ù Lì nhanh chóng biến thành tính tự mãn. họ hài lòng và yên trí với những gì mình có và chẳng thèm để tâm tới bất cứ điều gì đang xảy ra.

Trong khi đó, Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn vẫn tuân theo những thói quen ban đầu của mình. Chúng chạy đến kho từ sáng sớm rồi liên tục đánh hơi, sục sạo khắp nơi, chạy quanh tất cả các miếng Pho Mát ở Kho Pho Mát P để xem có điều gì khác đi so với ngày hôm qua không. Sau khi yên tâm là không có gì xảy ra,chúng mới ngồi xuống và bắt đầu gặm những miếng Pho Mát.

Mọi chuyện cứ diễn ra cho đến 1 ngày...

Như thường lệ sáng hôm ấy, Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn chạy tới Kho Pho Mát P và bỗng phát hiện thấy không còn 1 chút Pho Mát nào trong kho nữa.

Hai chú chuột hơi bất ngờ nhưng không hề lúng túng, bởi vì mỗi ngày trôi qua, chúng đã nhận thấy nguồn Pho Mát đang dần dần vơi đi. Và chúng đã sớm có linh cảm rằng cái ngày này, không sớm thì muộn, thế nào rồi cũng sẽ đến. Nhưng không ngờ điều đó lại xảy ra quá sớm!

Và chúng đã chuẩm bị tinh thần cho điều không thể tránh khỏi này, và với bản năng của mình, chúng biết sẽ phải làm gì.
Đánh Hơi và Nhanh Nhẹn nhìn vào kho Pho Mát trống trơn rồi nhìn nhau, nhanh chóng tháo đôi giày thể thao vẫn đeo sẵn trên cổ xuống, mang vào chân, cột dây lại sẵn sàng.

Các chú chuột không quen phân tích quá sâu vào 1 vấn đề. Đối với chúng thì vấn đề đó cũng chẳng có gì là ghê gớm và cách giải quyết thì thật đơn giản. Kho Pho Mát P giờ đây đã thay đổi. Và thế là chúng quyết định phải nhanh chóng tìm cách thích ứng với điều đó.

Cả 2 nhìn ra ngoài mê lộ. Đánh Hơi hếch mũi lên, khịt mũi ngửi ngửi và cố gắng đuổi theo Nhanh Nhẹn đang nhanh chóng chạy vào Mê Cung. Chúng nhanh chóng tìm thấy cảm hứng để đi tìm Kho Pho Mát Mới.

Vài giờ sau, cũng như mọi ngày, Chậm Chạp và Ù Lì lục đục đi đến Kho Pho Mát P quen thuộc. Họ đã không hề để ý rằng những miếng Pho Mát đang vơi đi từng ngày và vẫn cứ đinh ninh rằng kho Pho Mát sẽ không bao giờ hết.

Cả 2 đều chưa chuẩn bị gì cho những điều sắp hiện ra trước mắt mình.
- Cái gì thế này! Sao không còn miếng Pho Mát nào hết vậy? - Ù Lì gào lên hốt hoảng. Và anh chàng cứ tiếp tục la hét - Không còn 1 chút Pho Mát nào cho chúng ta nữa hay sao? Tại sao lại có thể như thế được?
Anh chàng làm như thể cứ la thật to lên sẽ khiến ai động lòng mang trả lại kho Pho Mát về chỗ cũ.

 - Không còn 1 chút Pho Mát nào sao? Không còn 1 chút Pho Mát nào sao? Những miếng Pho Mát của tôi đâu rồi? - Cậu ta kêu gào thật thảm thiết - Ai đã lấy Pho Mát của tôi?

Cuối cùng cậu ta chống 2 tay lên hông, mặt đỏ phừng phừng, rối rít lên:

- Thế này thì còn gì để nói chứ? Đúng là trời không có mắt!

Chậm Chạp chỉ biết lắc đầu không tin nổi những gì đang xảy ra trước mắt mình. Cậu ta cũng vậy, cũng chắc mẩm rằng những miếng Pho Mát sẽ còn mãi mãi ở Kho Pho Mát P. cậu ta đứng ngây ra như trời trồng vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Trong khi đó, Ù Lì vẫn lớn tiếng la lối, nhưng Chậm Chạp lại không muốn nghe. Cậu ta lấy 2 tay bịt lỗ tai lại vì không muốn chấp nhận cái thực tế quá phũ phàng này, nên không muốn cảm nhận hay muốn nghe gì hết.

Phản ứng của 2 con người tí hon này thật dễ hiểu bởi lẽ họ kiếm được kho Pho Mát này đâu có dễ dàng gì; và đối với họ, miếng Pho Mát đâu chỉ là để đáp ứng nhu cầu nuôi sống bản thân hàng ngày, nó còn là hạnh phúc cuộc sống, là sự an nhàn thanh thản trong lòng...Tại sao trước nay vẫn có mà nay lại không?

Kiếm được những miếng Pho Mát ưa thích là điều mà Ù Lì và Chậm Chạp nghĩ rằng mình cần có để được hạnh phúc. Tuỳ theo sở thích của mình, mỗi người trong bọn họ nhìn nhận những miếng Pho Mát với 1 ý nghĩa riêng trong cuộc sống của mình.

Với 1 số người, tìm thấy những miếng pho mát đồng nghĩa với chuyện có vật chất, của cải trong tay. Đối với những người khác thì đó là 1 tình yêu đẹp, sức khoẻ tốt hay 1 đời sống tinh thần phong phú, dễ chịu, phù hợp với mình.

Chậm chạp nghĩ rằng những miếng Pho Mát đó có ý nghĩa của 1 cuộc sống an toàn, có 1 gia đình thân yêu, được sống trong 1 ngôi nhà nhỏ ấm cúng, dễ chịu ở Đại Lộ Pho Mát Anh.

Còn với Ù Lì thì có được kho Pho Mát đó là có được miếng Pho Mát Vĩ Đại nhất, cũng đồng nghĩa với viếc làm chủ 1 ngôi nhà rộng lớn ở Ngọn Đồi Pho Mát Pháp.

Bởi những miếng Pho Mát có 1 ý nghĩa rất quan trọng đối với họ như thế nên cả 2 đã phải mất rất nhiều thì giờ để nhìn nhận thực tế.Những gì mà bộ não phức tạp của họ mách bảo lúc này là tìm kiếm quanh Kho Pho Mát P trống rổng để xem dã thật sự mất hẳn những miếng Pho Mát hay chưa. 

Trong lúc Đánh Hơi va Nhanh Nhẹn đã lên đường đi tìm Kho Pho Mát mới thì Chậm Chạm va Ù Lì vẫn còn tiếp tục châm chạp va ù lì

Họ vẫn tiếp tục than vãn va nguyền rủa những bất công bổng đâu ập xuống. Ù Lì bắt đầu chán nản va thất vọng. Bao nhiêu dự định cho tương lai của cậu đã đặt cả vào Kho Pho Mát này. Thế mà.......

Hai chàng tí hon không thể nào tin nồi. Làm sao chuyện nà lại có thể xảy ra được chứ? Không ai báo trước với họ một lời nào. Không thể được. sao cuộc sống lại bất công đến thế! Họ có đáng phải bị đối xử như vậy không? Mọi chuyện không thể và không đáng xảy ra như thế này!

Đêm hôm đó, Chậm Chạp và Ù Lì trở về nhà với cái bụng đói meo cùng nổi thất vọng tràn trề. Trước khi ra về, Chậm Chạp viết lên tường: "Miếng Pho Mát càng quan trọng bao nhiêu thì người ta càng muốn gữi chặt nó bấy nhiêu"


Spencer Johnson, M.D.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Cha giàu, cha nghèo

Rich Dad, Poor Dad (Cha giàu, Cha nghèo) là cuốn sách bán chạy nhất của Robert Kiyosaki. Trong đó, ông ta bày tỏ thái độ ủng hộ cho sự độc lập về tài chính nhờ đầu tư, bất động sản, kinh doanh và sử dụng tài chính hợp lý.
Rich Dad, Poor Dad được viết theo lối kể những câu chuyện của chính tác giả nhằm làm người đọc thấy vấn đề tài chính thật thú vị. Vấn đề chính mà Kiyosaki muốn nói là làm chủ một hệ thống kinh doanh còn tốt hơn làm một nhân viên làm thuê cho người khác

Cuốn sách là một câu chuyện, chủ yếu nói về sự giáo dục mà Kiyosaki đã nhận được tại Hawaii.
Người cha nghèo trong câu chuyện là cha thật của Kiyosaki, có bằng PhD, tốt nghiệp từ Stanford, Chicago và đại học Northwestern, với tất cả sự uyên thâm đó, ông trở thành người đứng đầu ngành giáo dục bang Hawaii. Theo cuốn sách, ông được mọi người rất tôn trọng cho tới khi, giai đoạn cuối sự nghiệp, ông quyết định chống lại thống đốc bang Hawaii. Điều đó trực tiếp khiến người cha nghèo mất việc, và không bao giờ còn khả năng tìm lại được công việc có vị trí như vậy nữa. Bởi vì ông ta chưa bao giờ được học về cách tự do về tài chính, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp chính phủ (một người làm thuê), ông ta chìm trong nợ nần chồng chất.
Đối lập với nhân vật đó là người cha giàu, bố của người bạn thân nhất, Michael. Người cha giàu bỏ học từ lớp 8, nhưng lại trở thành một triệu phú. Ông ta dạy Kiyosako và Michael rất nhiều bài học về tài chính, và luôn nói rằng các cậu phải học để tiền làm việc cho họ chứ đừng tiêu hết tiền kiếm được cho cuộc sống hàng ngày, giống như những nhân công của người cha giàu, cũng như người cha nghèo, và hầu hết mọi người trên thế giới.
Cuốn sách đã nêu bật vị trí khác nhau của đồng tiền, sự nghiệp và cuộc đời hai người đàn ông, và họ đã làm thế nào để thay đổi các quyết định trong cuộc đời của Kiyosaki.

Mục lục: 





 

Lời nói đầu

Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo, còn giới trung lưu thì thường mắc nợ chính là vì chủ đề tiền bạc thường được dạy ở nhà chứ không phải ở trường. 
Hầu hết chúng ta học cách xử lý tiền bạc từ cha mẹ mình, và thường thì người nghèo không dạy con về tiền bạc mà chỉ nói đơn giản là: “Hãy đến trường và học cho chăm chỉ.” Và rồi đứa trẻ có thể sẽ tốt nghiệp với một số điểm xuất sắc nhưng với một đầu óc nghèo nàn về cách quản lý tiền bạc, vì trường học không dạy về chuyện tiền nong mà chỉ tập trung vào việc giáo dục sách vở và những kỹ năng nghề nghiệp mà không nói gì về kỹ năng tài chính. 
Đó chính là lý do tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán thông minh dù đạt được nhiều điểm số xuất sắc ở trường nhưng lại gặp nhiều rắc rối tài chính suốt đời. Và những món nợ quốc gia chóng mặt thường bắt nguồn từ những vị lãnh đạo có học vấn cao, nhưng chỉ được huấn luyện rất ít hoặc không có chút kỹ năng nào về vấn đề tài chính. 
Một quốc gia có thể tồn tại như thế nào nếu việc dạy trẻ con quản lý tiền bạc vẫn là trách nhiệm của phụ huynh, mà hầu hết họ không có nhiều kiến thức về vấn đề này? 
Chúng ta phải làm gì để thay đổi số phận tiền bạc lận đận của mình? Nhà giàu đã làm giàu như thế nào từ hai bàn tay trắng? 
Có lẻ bạn sẽ tìm thấy cho mình những lời giải đáp về các vấn đề đó trong cuốn sách này. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hoá, tập quán và chính thể, có thể một số phần nào đó của cuốn sách sẽ khiến bạn thấy lạ lẫm, thậm chí chưa đồng tình… dù rằng đây là một cuốn sách đã được đón nhận nồng nhiệt ở rất nhiều nước trên thế giới. 
Chúng tôi giới thiệu cuốn sách này với mong muốn giúp bạn có thêm nguồn tham khảo về một trong những lĩnh vực cần dạy con trẻ biết trước khi vào đời, của các bậc phụ huynh ở các nước khác… 
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. Xin trân trọng cảm ơn. 
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ


Đọc tiếp: Chương 1 Cha giàu, cha nghèo


 

Chương 1: Cha giàu, cha nghèo

Tôi có hai người cha, một người giàu và một người nghèo - một người cha ruột và một người cha nuôi (cha của Mike - bạn tôi). Cha ruột tôi đã có bằng thạc sĩ, còn người cha nuôi thì chưa học hết lớp tám, nhưng cả hai người đều thành công trong sự nghiệp và có ảnh hưởng đến người khác. Cả hai đều khuyên bảo tôi rất nhiều điều, nhưng những lời khuyên đó không giống nhau. Cả hai đều tin tưởng mãnh liệt vào sự học nhưng lại khuyên tôi học những khóa học khác nhau. Nếu tôi chỉ có một người cha, tôi sẽ hoặc chấp nhận hoặc phản đối ý kiến của ông. Có hai người cha dạy bảo, tôi thấy được những quan điểm trái ngược nhau giữa một người giàu và một người nghèo. Và thay vì chỉ đơn giản chấp nhận hay phản đối người này hay người kia, tôi đã cố suy nghĩ nhiều hơn, so sánh và lựa chọn cho chính mình. 
Cả hai người cha của tôi khi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp đều phải đấu tranh với chuyện tiền nong, nhưng cả hai có những quan điểm khác nhau về vấn đề tiền bạc. 
Ví dụ, cha ruột tôi thường nói: "Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu." Còn cha nuôi của tôi lại bảo rằng: "Thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu." 
Những sự khác nhau trong quan điểm của họ, nhất là khi đề cập đến tiền bạc, khiến tôi trở nên tò mò và bắt đầu suy nghĩ… Vì có hai người cha đầy ảnh hưởng, tôi đã học từ cả hai người. Tôi suy nghĩ về lời khuyên của mỗi người, và nhờ vậy, tôi có được một hiểu biết sâu sắc về quyền lực và tác động của suy nghĩ lên cuộc sống con người như thế nào. 
Ví dụ, cha ruột tôi thường nói: “Tôi không mua nổi vật đó.” Còn cha nuôi thì cấm tôi nói như vậy ông muốn tôi nói: "Làm thế nào để mua được vật đó?" Một bên là câu khẳng định, còn bên kia là câu hỏi. Một bên khiến bạn rũ bỏ trách nhiệm, còn bên kia buộc bạn phải suy nghĩ… 
Hai người cha của tôi có những quan điểm cực kỳ khác biệt. Chẳng hạn, một người bảo: "Phải học cho giỏi thì mới được làm việc ở những công ty tốt.” 
Người kia bảo: "Học cho giỏi thì mới mua được những công ty tốt." Một người tin rằng: “Ngôi nhà là số đầu tư nhiều nhất và là tài sản lớn nhất của chúng ta.” Người kia lại nghĩ khác: "Ngôi nhà cũng là một khoản tiền phải trả, và nếu ngôi nhà là khoản đầu tư lớn nhất của con thì con gặp rắc rối rồi đây." 
Cả hai người cha đều trả tiền hóa đơn đúng thời hạn, nhưng một người luôn trả đầu tiên còn người kia luôn trả sau cùng.
Một người vật lộn để tiết kiệm từng đồng một. Người kia chỉ làm một việc đơn giản là đầu tư.
Một người dạy tôi cách viết một lá đơn xin việc thế nào cho ấn tượng để có thể tìm được việc làm tốt. Người kia dạy tôi cách viết một dự án kinh doanh tài chính như thế nào để có thể tạo ra công việc. 
Được huấn luyện bởi hai người cha, tôi có thể quan sát tác động của những suy nghĩ khác nhau lên cuộc sống con người. Tôi thấy người ta thật sự định hình cuộc sống của họ qua suy nghĩ của chính họ. 
Ví dụ, người cha nghèo của tôi luôn phàn nàn: "Tôi sẽ không bao giờ giàu lên nổi.” Và lời tiên đoán đó đã trở thành sự thật. Ngược lại, người cha giàu của tôi luôn nói những câu đại loại như: “Tôi là một người giàu, mà người giàu thì không làm những việc đó." Ngay cả khi ông gặp thất bại thảm hại sau một cuộc đầu tư lớn không thành, ông vẫn nghĩ mình là một người giàu. ông nói: "Có khác biệt giữa nghèo nàn và phá sản. Phá sản chỉ là tạm thời nhưng nghèo thì vinh tiễn." 
Những quyền lực của suy nghĩ không bao giờ có thể đo hay đánh giá được, nhưng đó là một điều hiển nhiên mà tôi nhận thức được ngay từ khi còn nhỏ. Tôi thấy rằng người cha nghèo không phải nghèo vì số tiền ông kiếm được, mà vì những suy nghĩ và hành động của ông.
Dù cả hai người cha của tôi đều rất tôn trọng việc giáo dục và học hỏi nhưng họ lại bất đồng về việc học cái gì là quan trọng. Một người muốn tôi học hành chăm chỉ, có thứ hạng chuyên môn cao dể có công việc tốt, kiếm được nhiều tiền.
Người kia khuyến khích tôi học để trở nên giàu có, để hiểu tiền bạc làm việc như thế nào và học cách bắt tiền bạc phải làm việc cho mình. Ông thường nhắc đi nhắc lại: "Tôi không làm việc vì tiền. Tiền bạc phải làm việc vì tôi." 
Năm lên 9 tuổi, tôi quyết định nghe theo và học hỏi từ người cha giàu về vấn đề tiền bạc. Vì lúc đó, tôi chỉ mới 9 tuổi nên những bài học cha nuôi tôi dạy rất đơn giản. Thực ra tất cả chỉ có 6 bài học lặp đi lặp lại và quyển sách này nói về 6 bài học đó, cũng theo thứ tự đơn giản như khi cha nuôi tôi dạy tôi. Những bài học này là những lời hướng dẫn giúp bạn và con cái bạn trở nên giàu có hơn, bất kể điều gì sẽ xảy ra trên một thế giới không chắc chắn và đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay.


Đọc tiếp: Chương 2: Bài 1 Người giàu không làm việc vì tiền


Chương 2: Bài 1 Người giàu không làm việc vì tiền

BÀI HỌC BẮT ĐẦU
“Ta sẽ trả cho các con 10 xu một giờ.”
Ngay cả vào những năm 1956, 10 xu một giờ cũng là quá thấp. 
Buổi sáng hôm ấy, cha của Mike hẹn gặp tôi và nó lúc 8h. Vì là chủ của một kho hàng, một công ty xây dựng, một số cửa hiệu bar quán ăn, nên ông rất bận rộn...
Khi chúng tôi đến, cha Mike đang nói chuyện điện thọai và chúng tôi phải ngồi chờ ông ở băng ghế ngòai hiên sau, cùng với hai người phụ nữ và một người đàn ông trung niên làm nhiệm vụ quản lý nhà hàng và coi kho cho cha của Mike.
Hai đứa chúng tôi đã ngồi chờ rất lâu, rồi khi tôi cảm thấy mình đã bắt đầu mất hết kiên nhẫn, thình lình cha Mike xuất hiện. Mike và tôi giật mình bật đứng lên.
“Sẵn sàng học chưa, các con ?” Cha Mike hỏi, kéo một cái ghế đến ngồi với chúng tôi.
Tôi và Mike cũng gật đầu.
“Tốt. Cha sẽ dạy các con, nhưng không phải làm theo kiểu trong lớp học. Nếu các con làm việc cho cha, cha sẽ dạy cách con cách làm giàu. Nếu không, cha sẽ không dạy... Thế đấy, đồng ý hay không là tùy các con.”
“ Ơ... con có thể hỏi vài câu được không?”- Tôi hỏi.
“Không. Chịu hay không chịu, thế thôi. Cha có quá nhiều việc phải làm và không thể lãng phí thời gian được. Nếu con không thể quyết định dứt khóat, con sẽ không học cách kiếm tiền được đâu. Cơ hợi đến rồi đi. Biết được khi nào cần quyết định là một kỹ năng quan trọng. Con có cơ hội mà con đang cần. Lớp học sẽ bắt đầu hoặc kết thúc trong 10 giây nữa.”- Cha của Mike nói cùng với một nụ cười.
“Con chịu,” Tôi và Mike cùng đáp.
“Tốt,” Cha Mike nói. “Các con sẽ làm việc với bà Martin. Cha trả các con 10 xu một giờ các con phải làm việc 3 tiếng đồng hồ mỗi thứ bảy.”
“Nhưng hôm nay con có một trận bóng chày,” Tôi nói.
Cha Mike trầm trọng nghiêm khắc: “Làm hay không làm nào ?”
“Con làm ạ.” Tôi trả lời, quyết định làm việc và học hỏi thay vì đi chơi bóng.

30 XU SAU ĐÓ.

Bà đốc công Martin bắt chúng tôi làm việc không ngơi tay. Trong ba tiếng đồng hồ chúng tôi phải khiêng những thùng hàng hóa trên kệ xuống, phủi sạch bụi bằng một cây chổi lông gà, sau đó sắp xếp chúng lại một cách gọn gàng. Đó là một công việc chán ngấy vì những cánh cửa của cửa hàng luôn mở rộng ra đường và bãi đậu xe. Mỗi lần có một chiếc xe đi ngang hay chạy qua bãi, bụi mù trời tràn ngập cửa hàng...
Suốt ba tuần tôi và Mike đến làm việc ở chỗ bà Martin trong ba giờ mỗi thứ bảy. Vào buổi trưa, khi công viêc kết thúc, bà trả cho mỗi đứa 30xu. Vào những năm 1950, với một đứa trẻ 9 tuổi thì 30xu cũng chẳng nhiều nhặng gì. Một quyển truyện tranh cũng đã đến 10xu rồi, vì vậy sau khi được trả tiền tôi chỉ đi mua quyển truyện rồi trở về nhà.
Vào ngày thứ Tư của mỗi tuần thứ tư, tôi quyết định sẽ nghỉ việc. Tôi muốn cha Mike dạy cho cách làm giàu, chứ đâu có muốn trở thành tên nô lệ của 10xu một giờ. Trên hết, kể từ ngày thứ bảy đầu tiên đến nay, tôi vẫn chưa được gặp lại ông ấy.
Vào giờ ăn trưa ở căn-tin trường, tôi nói với Mike: “Tớ bỏ việc thôi !”
Mike mỉm cười.
Tôi giận dữ hỏi: “Cậu cười cái gì chứ ?”
“Cha tớ nói rằng cậu sẽ xin nghỉ. Cha nói trước khi nghỉ việc cậu hãy đến gặp ông ấy.”
Tôi phẫn nộ:
“Cái gì? Thế ra cha cậu đang chờ xem tớ chán việc à ?”
“Cũng gần như vậy. Kiểu dạy của cha tớ khác với cha cậu. Cha cậu nói lý thuyết. Còn cha tớ thì rất ít lời. Cậu cứ chờ đến thứ Bảy này đi đã. Tớ sẽ nói với cha là cậu muốn nghĩ việc.”
“Cậu muốn nói là mọi thứ đã được dự liệu à?”
“Không, không hẳn thế... Thứ Bảy này cha tớ sẽ giải thích cho cậu.”

NGÀY THỨ BẢY XẾP HÀNG 

Tôi đã sẵn sàng đối mặt với cha của Mike và tôi đã chuẩn bị trước. Thậm chí cha ruột của tôi cũng nổi giận, ông cho rằng cha của Mike đã vi phạm luật lao động trẻ em và mọi chuyện phải được làm cho rõ ràng. Ông bảo tôi phải đòi những gì xứng đáng giành cho mình. Ít nhất là 25xu một giờ. Ông còn nói rằng nếu tôi không được nâng lương thì tốt hơn là nên nghỉ việc.
Và vào 8h sáng thứ Bảy đó, tôi lại đứng trước cánh cửa văn phòng của cha Mike.
“Hãy ngồi chờ đến phiên mình nhé !” Cha Mike nói thế khi tôi bước vào.
Tôi e dè ngồi xuống kế bên hai người phụ nữa đang ngồi trên băng ghế bên ngòai văn phòng như bốn tuần trước. 45 phút trôi qua và đầu tôi gần như muốn bốc hỏa. Hai người phụ nữ đã vào gặp cha của Mike và đi ra 30 phút trước đó. Một người đàn ông lớn tuổi ở đấy khỏang 20 phút cũng đã đi rồi.
Ngôi nhà vắng lặng. Cha của Mike vẫn mãi mê làm việc trong phòng. Cuối cùng, sau cả tiếng đồng hồ chờ đợi, đúng 9h, cha của Mike mới gọi tôi vào gặp ông. “Bác biết con muốn được tăng lương họăc sẽ nghĩ việc.” Người cha giàu vừa nói vừa xoay ghế.
“Bác đã không làm đúng thỏa thuận...” tôi nói mà gần như bật khóc. Thật kinh khủng khi một đứa trẻ 9 tuổi phải đối mặt với người lớn.
“Bác nói là bác sẽ dạy cho con làm việc cho bác. Con đã làm việc chăm chỉ, bỏ cả những trận bóng chày để đến làm việc cho bác. Thế mà bác không giữ lời. Bác chẳng dạy con điều gì cả. Bác chỉ muốn có tiền và không thèm quan tâm đến những ngừơi lao động. Bác bắt con phải chờ đợi quá lâu và không tôn trọng con chút nào cả. Con chỉ là một đứa trẻ, và con phải cần đối xử tốt hơn chứ !” Tôi ấm ức tuôn ra một tràn.
Ngừơi cha giàu nhìn chằm chằm vào tôi, rồi thông thả nói. “Không tệ. Trong vòng chưa đầy một tháng, con nói chuyện giống như hầu hết những người làm việc cho bác vậy.”
“Sao cơ ạ?” Tôi ngơ ngác hỏi lại. Rồi chẳng hiểu ông đang nói gì, tôi tiếp tục bất bình: “Con nghĩ bác sẽ giữ đúng giao kèo và sẽ dạy con. Nhưng thật ra bác chỉ muốn hành hạ con thôi...”
“Bác vẫn đang dạy con đấy chứ”. Người cha giàu bình thản nói.
“Dạy con ư? Thậm chí bác không buồn nói chuyện với con kể từ khi con đồng ý làm việc chỉ vì mấy xu lẻ này. 10 xu một giờ, thế đấy, lẽ ra con phải báo với chính quyền về bác rồi. Bác biết mà, chúng ta có luật lao động trẻ em. Bác cũng biết là cha con làm việc cho chính quyền...” tôi la lên giận dữ.
“Úi chà, bây giờ thì con nói chuyện y như những người đã từng làm việc cho bác vậy. Những người đó hoặc bác cho nghỉ việc hoặc họ tự xin nghỉ rồi.”
“Bác đã nói dối con. Con đã làm việc cho bác, nhưng bác đã không giữ lời. Bác đã không dạy con điều gì cả.” Tôi nói dồn dập, cảm thấy mình thật can đảm.
“Sao con nghĩ là bác không dạy con gì cả?” Ngừơi cha giàu hỏi lại.
Tôi bĩu môi: “Bác đâu nói chuyện với con. Con đã làm việc được ba tuần, vậy mà bác chẳng dạy con gì cả.”
“Dạy nghĩa là phải nói chuyện hoặc làm một bài diễn thuyết à?”
“Ừm, vâng ạ.” Tôi dè dặt trả lời.
“Đó là cách dạy ở trường, còn ở đời sẽ rất khác.” Người cha giàu mỉm cười nói. “Đời sẽ chẳng hề nói gì với con mà chỉ xô đẩy con thôi. Khi cuộc đời xô đẩy con, nó muốn nói rằng: Dậy đi thôi, có một cái mới để học đây! Khi bị đời xô đẩy, Một số người bỏ cuộc, một số người khác thì chiến đấu. Một số ít học được những bài học và tiếp tục đi...
Nếu con là lọai người không chút can đảm nào, con sẽ bỏ cuộc mỗi lần cuộc đời xô đẩy con. Khi đó con sẽ sống một cuộc đời sao cho an tòan, cố tránh những việc có thể không bao giờ xảy ra. Sau đó con sẽ chết như một ông già tẻ nhạt. Nhưng thật sự con là con đã để cho cuộc đời đẩy con đến bên bờ khuất phục. Tận đáy lòng con là nỗi kinh hòang khi phải mạo hiểm. Con muốn chiến thắng, nhưng nỗi lo sợ thất bại còn lớn hơn cả niềm vui chiến thắng. Con đã chọn sự an tòan mà.”
Tôi nhìn cha của Mike một lúc lâu, rồi bật hỏi: “Thế ra bác đã xô đẩy con ư?”
Người cha giàu mỉm cười. “Bác muốn cho con nếm thử chút mùi vị cuộc đời. Các con là những người đầu tiên đề nghị bác dạy cách làm giàu. Bác có hơn 150 nhân công, nhưng chẳng ai hỏi bác về điều đó cả. Họ hỏi bác về công việc, tiền lương mà không hề yêu cầu bác dạy về tiền bạc. Do đó, hầu hết mọi người dùng những năm tháng tốt nhất trong đời để làm việc vì tiền mà thật sự không hiểu họ đang làm việc vì cái gì.”
Tôi ngồi im lăng lắng nghe.
“Khi Mike nói với bác là con muốn học cách làm giàu, bác quyết định sẽ thiết kế một khóa học thật gần với cuộc sống thực. Vì thế mà bác để đời xô đẩy con một chút, khi đó con sẽ thấm những điều bác nói. Chính vì vậy, bác chỉ trả cho con 10 xu một giờ.”
“Vậy bài học mà con học được khi làm việc để có 10xu một giờ là gì? Là bác đã quá keo kiệt và bóc lột nhân công à?” Tôi vặn lại.
Người cha giàu bật cười thật to. 
“Đừng đổ lỗi cho bác và đừng nghĩ bác là nguồn gốc của mọi vấn đề. Nếu con nhận ra rằng vấn đề là ở chính bản thân con, con mới có thể thay đổi chính mình, học được cái gì đó và trở nên khôn ngoan hơn.
Hầu hết mọi người đều muốn người khác thay đổi chứ không muốn mình thay đổi. 
Khi không được như ý, họ nghỉ việc và đi tìm một việc làm khác, lương cao hơn, vì họ nghĩ rằng những đó sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng, họ đã lầm. Trong hầu hết mọi trường hợp thì không đâu.”
“Thế cái gì giải quyết vấn đề?” Tôi hỏi. “Tiếp tục làm việc với 10 xu một giờ và cố vui à?”
“Đó là điều mà người còn lại sẽ làm. Chấp nhận tiền lương thấp dù biết rằng họ và gia đình họ sẽ gặp khó khăn về tài chính. Họ trông chờ được nâng lương, hoặc làm thêm một công việc thứ hai, hy vọng rằng có nhiều tiền sẽ giải quyết được vấn đề...”
Tôi gằm mặt nhìn xuống sàn, bắt đầu hiểu ra bài học mà người cha giàu đang nói đến.
BÀI HỌC SỐ 1.
Ngừơi nghèo làm việc vì tiền bạc. Người giàu buộc tiền bạc phải làm việc cho mình.
Người cha tiếp tục giảng bài học đầu tiên cho tôi. “Bác rất mừng khi con nổi giận vì phải làm việc 10 xu một giờ. Nếu con không tức giận và chấp nhận nó một cách vui vẻ, bác sẽ không thể dạy con được. Con thấy đó, việc học thật sự phải mất công sức, phải có sự đam mê và khát khao cháy bỏng. Sự giận dữ là một phần lớn trong công thức đó, vì niềm đam mê là kết hợp của tình yêu và cơn giận. Khi nói đến đến tiền bạc, hầu hết mọi người đều muốn an tòan và bảo đảm. Vì vậy, không phải niềm đam mê mà chính sự e ngại sẽ hướng dẫn họ.
Nhiều tiền chưa hẳn giải quyết được vấn đề. Hãy nhìn cha con mà xem. Ông ấy làm ra nhiều tiền, nhưng vẫn không thể trả hết các hóa đơn.
Hầu hết mọi người được cho tiền vì để mắc nợ nhiều hơn mà thôi. 
Nguyên do vì ở trường, họ chẳng được họ gì về tiền bạc cả, vì vậy họ tin rằng phải làm việc để kiếm tiền.”
“Còn bác không nghĩ vậy à?”
“Không, không hẳn thế. Nếu con muốn học để làm việc vì tiền, hãy học ở trường. Còn nếu muốn học cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình, bác có thể dậy con, nhưng chỉ khi con thực sự muốn học mà thôi.”
“Thế không phải mọi người đều muốn học hay sao?”
“Không. Vì học làm việc để có tiền thì dễ hơn rất nhiều, nhất là sự e ngại là cảm giác đầu tiên khi nhắc đến tiền bạc.”
“Con không hiểu.” Tôi nhăn mặt nói.
“Chính sự lo ngại là nguyên nhân khiến người ta phải làm việc, họ lo không có đủ tiền, lo phải bắt đầu lại từ đầu. Đó là cái giá của việc học một nghề nghiệp nào đó, sau đó là phải làm việc vì tiền. Hầu hết mọi người trở thành nô lệ cho tiền bạc... và sau đó họ nổi giận với ông chủ.”
“Học các buộc tiền bạc làm việc cho mình là một khóa học hòan tòan khác hay sau ạ?” Tôi hỏi.
“Nhất định rồi,” Ngừơi cha giàu nói.”Nhất định là vậy.”
Chúng tôi ngồi im lặng một lúc lâu. Giờ này có thể các bạn đang bắt đầu trận bóng chày, còn tôi thì đang học những điều mà bạn bè tôi sẽ không được học ở trường.
“Lúc 9 tuổi, con đã được nếm thử cảm giác thế nào là làm việc vì tiền. Chỉ cần như một tháng vừa qua cho 50 năm, con sẽ hiểu hầu hết người ta làm gì suốt đời.” Người cha giàu nhẹ nhàng nói.
“Con không hiểu...”
“Con cảm thấy thế nào khi phải ngồi chờ bác để được thuê làm việc và để hỏi xin tăng lương?”
“Thật kinh khủng ạ !”
“Nếu con chọn làm việc vì tiền, cuộc sống của con sẽ như thế đấy.” Người cha giàu nói tiếp. “Và con cảm thấy thế nào khi bà Martin trả cho con 30 xu sau ba giờ làm việc?”
“Con cảm thấy không đủ. Có vẻ như nó không là gì cả. Con rất thất vọng.”
“Đó là cảm giác mà hầu hết các nhân viên cảm thấy khi họ nhận tiền lương, nhất là sau khi phải trả thuế và những chi phí khấu trừ. Ít ra mà con cũng được nhận 100% rồi.”
“Bác muốn nói là hầu hết mọi người không được nhận tòan bộ tiền lương sao?” Tôi kinh ngạc hỏi.
“Rất tiếc là không. Chính quyền sẽ lấy phần trước hết bằng các lọai thuế. Con phải trả thuế khi con làm ra tiền, con phải trả thuế khi con tiêu xài tiền. Con phải trả thuế khi con tiết kiệm tiền. Con phải trả thuế ngay cả khi con chết.”
“Sao lại như thế được ạ?” Tôi lúng túng hỏi. Tôi chẳng thích những điều tôi vừa nghe chút nào. Tôi biết cha tôi thường xuyên phàn nàn vì phải trả thuế quá nhiều, nhưng thật sự ông không làm gì cả. Có phải cuộc đời cũng đang xô đẩy ông hay không?
Ngừơi cha giàu chầm chậm đu đư chiếc ghế và lặng lẽ nhìn tôi. “Bác đã nói rồi, có rất nhiều điều để học.
Học cách khiến tiền bạc phải làm việc cho mình là phải học suốt đời. 
Hầu hết mọi người học đại học trong 4 năm, sau đó không học nữa. Họ đi làm, lãnh lương, cân đối thu chi, và thế thôi. Trên hết, họ vẫn tự hỏi tại sao họ gặp rất rắc về tiền bạc. Và họ nghĩ rằng có nhiều tiền sẽ giải quyết được mọi chuyện. Một số rất ít nhận ra rằng chính vì họ không có kiến thức về vấn đề tài chính nên mới nảy sinh các vấn đề khác. Hôm nay bác chỉ muốn xem liệu con có đủ say mê để học về tiền bạc hay không thôi. Hầu hết mọi người đều không có. Họ đến trường, học một số nghề gì đó, vui vẻ làm việc và kiếm được nhiều tiền. Một ngày khi họ thức dậy với những rất rối tài chính khổng lồ và không thể ngưng làm việc được nữa. Đó là cái giá của việc chỉ biết làm việc vì tiền thay vì học cách buộc tiền bạc làm việc cho mình. Vậy con có còn đủ say mê để học hay không ?”
Tôi gật đầu.
“Tốt lắm, “ Người cha giàu nói. “Bây giờ quay lại làm việc đi.
Lần này bác sẽ không trả cho con đồng nào cả.”
“Sao ạ?” Tôi kinh ngạc hỏi.
“Con nghe rồi đấy. Không trả gì cả. Con vẫn phải làm việc ba giờ mỗi thứ Bảy, nhưng lần này con không được trả 10 xu một giờ nữa. Con nói con muốn học không phải để làm việc vì tiền, do đó bác sẽ không trả cho con đồng nào hết.”
Tôi không thể tin vào những gì mình đang nghe nữa.
“Bác đã nói chuyện này với Mike. Nó đang làm việc, lau bụi và chất các thùng hàng mà không được nhận đồng nào cả. Có lẽ con nên nhanh lên và quay lại làm việc thôi.”
Tôi la lên: “Như thế là không công bằng. Bác phải trả con cái gì chứ !”
“Con đã nói là con muốn học mà. Nếu con không học bây giờ thì sau này con sẽ giống các nhân viên của bác, làm việc vì tiền và hi vọng không bị sa thải. Hoặc giống như cha con, kiếm thật nhiều tiền chỉ vì để nợ nần đến tận cổ, luôn hi vọng nhiều tiền hơn sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu đó là những điều con muốn, bác sẽ tiếp tục trả cho con 10 xu một giờ như lúc đầu. Họăc con có thể làm những điều mà hầu hết mọi người sẽ làm: phàn nàn là tiền lương quá thấp, nghỉ việc và đi tìm một công việc khác.”
Người cha giàu vỗ đầu tôi và nói tiếp: “Hãy dùng cái này. Nếu con biết dùng cái đầu của mình một cách tốt nhất, sau này con sẽ phải cảm ơn bác vì đã cho con một cơ hội, và con sẽ lớn lên thành một người giàu có.”
Tôi đứng đó, không tin nổi vào sự thỏa thuận non nớt của mình. Ban đầu tôi đến đây để đòi tăng lương, còn bây giờ tôi phải tiếp tục làm việc mà không được trả đồng nào cả.
* * *
Trong ba tuần kế tiếp, Mike và tôi làm việc ba giờ mỗi thứ Bảy và không được trả công. Công việc không làm tôi bực mình và mọi việc dần trở nên dễ dàng hơn. Điều vướng bận còn lại phải bỏ những trận bóng chày và không thể mua được vài cuốn truyện tranh nữa.
Vào buổi trưa của tuần làm việc thứ ba, người cha giàu ghé lại chỗ chúng tôi. Sau khi xem xét những việc đang diễn ra trong cửa hàng, ông bước đến tủ kem lạnh, lấy ra hai cây, trả tiền và ra hiệu cho tôi và Mike cùng ra ngòai đi dạo. Cha Mike đưa kem cho hai đứa tôi và hòi: “Mọi việc thế nào rồi, hai chàng trai?”
“Tốt thôi ạ.” Mike nói.
Tôi gật đầu đồng ý.
Người cha giàu lại hỏi. “Đã học được gì chưa?”
Mike và tôi nhìn nhau, nhún vai và đồng lọat lắc đầu.

TRÁNH NHỮNG CẠM BẪY LỚN NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI

“Các con thấy không, bà Martin và hầu hết những người ở đây phải làm việc cật lực để kiếm được một ít tiền, bám vào viễn ảnh của một công việc bảo đảm, mong chờ một kì nghĩ kéo dài 3 tuần mỗi năm và một số lương hưu bủn xỉn sau mấy chục năm làm việc. Nếu điều đó làm các con thấy hứng thú, cha sẽ nâng lương các con lên 25 xu một giờ...”
“Nhưng đó là những người làm việc chăm chỉ. Bác đang chế nhễu họ à?” Tôi hỏi.
Một nụ cười thóang qua trên gương mặt người cha giàu.
“Có thể những lời nói của bác có vẻ tàn nhẫn, nhưng bác đang cố gắng để các con thấy được một cái gì đó. Hầu hết mọi người không thấy được cái bẫy mà họ đang mắc vào chỉ vì tầm nhìn của họ quá hẹp.”
Mike và tôi ngồi ngẩn ra đó, không hiểu rõ hết những gì vừa nghe. Ngừơi cha giàu nói chuyện nghe thật tàn nhẫn. Tuy nhiên chúng tôi có thể cảm thấy ông ta đang rất muốn chúng tôi hiểu được một điều gì đó.
Người cha giàu mỉm cười. “25 xu một giờ nghe có vẻ tuyệt đấy chứ? Nó có làm cho tim các con đập nhanh hơn không?”
Tôi lắc đầu.
“Thôi được, 1 đôla một giờ.” Ngừơi cha giàu nói cùng với một nụ cười kín đáo.
Tim tôi đập mạnh. Trí óc tôi muốn hét lên: “Nhận đi !Nhận đi!" Tôi không thể tin vào những gì mình đang nghe nữa. Nhưng tôi vẫn không nói gì cả.
“À, thế thì 2 đôla một giờ.
Bộ óc và trái tim 9 tuổi của tôi gần như muốn nổ tung. Tôi không thể tưởng tượng là mình có thể kiếm được ngần ấy tiền. Tôi muốn nói: “Vâng ạ”. Tôi thấy rõ trước mắt một cái xe đạp mới, một bộ găng bóng chày mới và sự ngưỡng mộ bạn bè khi tôi xòe tiền ra. Nhưng không biết tại sao, tôi vẫn im lặng.
Cây kem chảy xuống tay tôi. Bây giờ chỉ còn lại cái que ở dưới đất và ở dưới đất là một đống vani và chocolate mà lũ kiến rất khóai. Người cha giàu nhìn hai đứa trẻ đang chăm chăm ngó ông, mắt mở to và đầu óc trống rỗng. Ông biết rằng có một phần trong chúng tôi muốn đồng ý thỏa thuận này. Ông biết trong tâm hồn của mỗi người có một phần yếu đuối và tham lam mà người khác có thể mua được. Và ông cũng biết rằng trong tâm hồn của mỗi người có một phần mạnh mẽ và quyết tâm không bao giờ mua được cả. Vấn đề chỉ đơn giản là phần nào mạnh hơn mà thôi.
“Thôi được rồi, 5 đôla một giờ.
Bỗng dưng lòng tôi chợt lắng lại. Điều đó đã thay đổi lời mời chào đã trở nên quá lớn và đâm ra lố bịch. Vào năm 1956 không có nhiều người lớn có thể kiếm được hơn 5 đôla một giờ. Sự cám dỗ biến mất và sự bình tĩnh trở lại. Tôi chầm chậm quay sang nhìn Mike. Nó quay lại nhìn tôi. Cái phần yếu đuối và tham lam trong con người tôi đã im lặng. Có một sự điềm tĩnh và chắc chắn về tiền bạc đến với trí óc, tâm hồn tôi. Tôi biết Mike cũng đang cảm thấy điếu đó.
“Tốt lắm. Hầu hết mọi ngừơi đều có một cái giá. Và họ có cái giá đó vì họ có những cảm xúc mà ta gọi là nỗi lo sợ và sự tham lam. Đầu tiên, nỗi lo không có tiền buộc họ phải làm việc, và khi họ lãnh lương thì sự tham lam hoặc lòng thèm muốn khiến họ bắt đầu nghĩ những thứ tuyệt vời mà tiền bạc có thể mua được. Khi đó thì một khuôn mẫu bắt đầu...” Người cha giàu dịu dàng nói.
“Khuôn mẫu nào ạ?” Tôi hỏi.
“Cái khuôn mẫu của việc thức dậy, đi làm, trả hóa đơn, thức dậy, đi làm, trả hóa đơn... Sau đó thì cuộc sống của họ kéo dài mãi với hai cảm giác: nỗi lo sợ và sự tham lam. Khi được đưa ra nhiều tiền hơn, họ sẽ tiếp tục cái vòng luẩn quẩn nêu trên bằng cách gia tăng các chi phí. Đó là cái mà cha gọi là cái vòng chuột ( Rat Race).”
“Có một con đường khác hả cha?” Mike hỏi.
“Có đấy, nhưng chỉ một ít người tìm ra nó. Đó là con đường cha hi vọng hai con sẽ tìm ra khi học và làm việc với cha. Chính vì vậy mà cha đề nghị đủ lọai tiền lương cho hai con.”
“Cha có ám chỉ gì không vậy. Tụi con cảm thấy rất mệt khi phải làm việc nặng, nhất là khi không được trả công gì cả.” Mike nói nho nhỏ.
“Các con có thấy những người làm việc cho cha không? Nỗi lo sợ không có tiền kiềm giữ họ trong cái cạm bẫy: đi làm, kiếm tiền, đi làm, kiếm tiền, hy vọng nỗi lo sẽ vơi đi. Nhưng mỗi ngày khi họ thức dậy, nỗi lo lắng đó thức dậy cùng họ, ngậm nhắm trái tim họ. Tiền bạc điều khiển cuộc sống của họ, nhưng họ không dám thú nhận sự thật đó. Tiền bạc điều khiển cảm xúc và làm chủ luôn cả tâm hồn họ...”
Mike và tôi lắng nghe nhưng không thật sự hiểu hết mọi điều... Tôi chỉ biết rằng tôi vẫn thường tự hỏi tại sao những người lớn luôn phải vội vã đi làm, và trong họ không bao giờ có vẻ hạnh phúc, như thể có một cái gì đó buộc họ phải đi làm vậy.
“Cha muốn hai con tránh được cái bẫy đó. Đó là điều mà thật sự cha đang dạy các con chứ không phải dạy cách kiếm tiền, bới vì tiền không giải quyết được vấn đề.”
“Không à?” Tôi ngạc nhiên hỏi.
“Không hề. Người ta ham muốn tiền bạc vì những niềm vui mà họ nghĩ có thể mua được. Nhưng niềm vui do tiền bạc mang đến thường rất ngắn ngủi, và người ta lại cần tiền để có những niềm vui khác, những điều thứ vị hơn, tiện nghi hơn, an tòan hơn. Vì vậy mà họ tiếp tục làm việc, nghĩ rằng tiền sẽ làm dịu đi tâm hồn đang khổ sở vì những nỗi lo lòng ham muốn của họ. Nhưng tiền không thể làm được điều đó.”
“Ngay cả với những người giàu sao?”
“Ừ, ngay cả những người giàu. Nhiều người giàu khao khát kiếm tiền không phải vì lòng ham muốn mà vì nỗi sợ bị nghèo túng, vì vậy họ tích lũy hàng tấn tiền để cho nỗi lo sợ ấy càng ngày càng tệ hại hơn. Cha biết nhiều có hàng triệu đôla lại càng sợ hơn khi họ không có đồng nào trong túi. Họ rất lo bị mất tiền. Nỗi sợ đã giúp đã họ giàu có nay lại càng tồi tệ hơn. Cái phần yếu đuối và tham lam trong tâm hồn họ đang hét lớn hơn. Họ không muốn mất những ngôi nhà lớn, những chiếc xe hơi và một cuộc sống cao sang mà tiền bạc đã đem đến. Họ lo không biết bạn bè sẽ nói gì khi họ không còn tiền bạc nữa. Rất nhiều người cảm thấy tuyệt vọng và bị căng thẳng thần kinh, dù trông họ rất lộng lẫy và đang có nhiều tiền.”
“Thế những người nghèo có hạnh phúc hơn không ạ?” Tôi rụt rè hỏi.
“Không, sự né tránh về tiền bạc cũng là một kiểu lọan thần kinh giống như gắn bó với tiền bạc thôi.Cha đã gặp rất nhiều người nói rằng họ không quan tâm đến tiền bạc, nhưng lại làm việc để kiếm tiền 8 giờ một ngày. Nếu họ không quan tâm đến tiền thì họ đi làm kiếm tiền để làm gì? Kiểu suy nghĩ đó có lẽ còn tệ hơn cả nhưng người chuyên tích cóp tiền bạc nữa...
Nếu lo không đủ tiền, thay vì phải chạy đi làm việc ngay lập tức để kiếm tiền, hãy tự hỏi rằng: Liệu một công việc có phải là giải pháp tốt nhất để vược qua nỗi lo này hay không? Theo cha thì câu trả lời sẽ là Không , đặc biệt là khi con nhìn qua suốt một đời ngừơi. Công việc chỉ là một giải pháp ngắn hạn cho một vấn đề dài hạn thôi. Cũng giống như câu chuyện về một con lừa kéo xe trong lúc người chủ treo lủng lẳng một củ cà rốt trước mũi nó vậy. Người chủ có thể sẽ đến được nơi mà ông ta muốn, còn con lừa thì chỉ theo đuổi một ảo tường. Nếu con lừa ấy có thể nhìn thấy tòan cảnh bức tranh này, có thể nó sẽ suy nghĩ lại xem có nên theo đuổi củ cà rốt nữa hay không...”
Trên đường quay trở lại cửa hàng, người cha giàu giải thích cho chúng tôi biết người giàu đã “làm ra tiền” như thế nào. Lúc đó, chúng tôi không hiểu ông đang nói gì, nhưng nhiều năm trôi qua thì mọi thứ dần dần sáng tỏ...

NHÌN THẤY NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC KHÔNG THẤY

Hai tuần nữa trôi qua, chúng tôi tiếp tục suy nghĩ, thảo luận với nhau và tiếp tục làm việc không lương. Điều đáng buồn nhất với tôi khi không được hưởng 30 xu mỗi thứ Bảy là không có tiền mua truyện tranh nữa...
Hết ngày thứ Bảy thứ hai, khi tạm biệt bà Martin, tôi chợt thấy bà làm một việc mà trước đây tôi chưa từng thấy, nói đúng ra là đã từng thấy nhưng không chú ý lắm.
Bà Martin đang cắt trang đầu quyển truyện tranh làm đôi. Bà giữ lại nửa trên bìa sách và quăng cả cuốn còn lại vào một thùng cạc tông lớn. Khi tôi hỏi bà đang làm gì, bà trả lời: “Bác bỏ nó đi. Bác đưa trả lại nửa trên bìa sách cho người giao truyện tranh khi ông ta mang sách mới đến. Khỏang một tiếng nữa ông ấy sẽ đến đây.”
Mike và tôi ngồi chờ. Khi người giao sách đến, tôi hỏi ông xem liệu chúng tôi có thể lấy những cuốn truyện tranh này không. Ông trả lời:"Các cậu có thể lấy chúng nếu các cậu làm việc cho cửa hàng và nếu các cậu không bán chúng lại...”
Nhà Mike có một căn phòng còn bỏ trống ở tầng hầm. Chúng tôi lau dọn căn phòng thật sạch sẽ và bắt đầu chất hàng trăm cuốn truyện tranh vào. Sau đó, thư viện truyện tranh của chúng tôi nhanh chóng được khai trương, với khách hàng là bọn trẻ trong xóm. Chúng tôi thuê chị gái cùa Mike, một người rất thích đọc sách, đến làm thủ thư. Chị ấy lấy mỗi đứa trẻ 10 xu khi vào thư viện, và trong hai tiếng mở cửa mỗi ngày, khách hàng của chúng tôi có thể đọc bao nhiêu cuốn truyện cũng được. Như thế bọn trẻ rất có lời vì mua một cuốn truyện tranh phải mất 10 xu, nhưng với 10 xu đó, nếu đến thư viện của chúng tôi, trong hai giờ có thể đọc đến 5, 6 cuốn.
Chị của Mike sẽ kiển tra bọn trẻ khi chúng ra về, để chắc chắn rằng chúng không đem quyển nào về nhà. Chị ấy cũng giữ gìn những quyển sách, ghi lại có bao nhiêu đứa trẻ vào xem, chúng tên gì và chúng bình luận gì... Tính trung bình sau ba tháng, Mike và tôi kiếm được 9.5$ một tuần. Mỗi tuần chúng tôi tra cho chị của Mike 1 $ và cho chị ấy đọc truyện thỏai mái, dù rất hiếm khi chị ấy đọc truyện vì lúc nào chị ấy cũng phải học bài cả.
Mike và tôi thu nhập tất cả truyện tranh từ những cửa hàng khác. Chúng tôi giữ lời hứa với người giao sách là sẽ không bán đi cuốn truyện tranh nào cà. Khi chúng bị rách nát, chúng tôi đốt đi. Chúng tôi cố gắn mở một chi nhánh nữa, nhưng không thể tìm ra người nào tốt bụng và có thể tin tưởng được như chị của Mike.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã hiểu được rằng: tìm được những nhân viên tốt là rất khó.
Người cha giàu rất vui vì chúng tôi đã học bài học đầu tiên rất tốt – học cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình. Không được trả lương cho công việc ở cửa hàng, chúng tôi buộc phải suy nghĩ để tìm ra cơ hội kiếm tiền. Khi bắt đầu công việc kinh doanh, mở cửa thư viện truyện tranh, chúng tôi tự quản lý vấn đề tài chính của mình, không còn phụ thuộc vào một ông chủ nào khác nữa, điều tốt nhất là việc kinh doanh này đã sinh ra tiền bạc cho chúng tôi, thậm chí cả khi chúng tôi không cần có mặt ở đó.
Thay vì trả công, người cha giàu đã cho chúng tôi nhiều hơn thế...



Đọc tiếp: Chương 3: Bài 2 Tại sao phải dạy con về tài chính