41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian
1901-2007 là người Do Thái
Không có dân tộc nào trên TG này chịu nhiều đau thương như người DO Thái.
Không có dân tộc nào trên TG này chịu nhiều đau thương như người DO Thái.
Xin trích dẫn 1 bài viết sau đây về người Do
Thái:
Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế
Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi
là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ
ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương
mại. Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ
dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm
qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua
đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu
bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên ....
Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế
giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to
lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại:
Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;
Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;
41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008) … là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng...
Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;
Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;
41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008) … là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng...
- Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác
động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn
cử vài người :
Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy.
Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ năm 2007, với tài sản cá nhân lên tới 26,5 tỷ USD.
George Soros giàu thứ 28 ở Mỹ (7 tỷ USD) nổi tiếng thế giới hiện nay về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn.
Michael Bloomberg có tài sản riêng 5,1 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế, đang được mong đợi sẽ là ứng cử viên Tổng thống Mỹ khóa tới...
Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy.
Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ năm 2007, với tài sản cá nhân lên tới 26,5 tỷ USD.
George Soros giàu thứ 28 ở Mỹ (7 tỷ USD) nổi tiếng thế giới hiện nay về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn.
Michael Bloomberg có tài sản riêng 5,1 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế, đang được mong đợi sẽ là ứng cử viên Tổng thống Mỹ khóa tới...
Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số
người Do Thái trên toàn thế giới là quần thể thiểu số thành công nhất ở Mỹ dù
chỉ chiếm 2,5% số dân. Khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ, 21 trong số
40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes là người Do Thái, và cộng
đồng Do Thái có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của nước này. Họ nắm
giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước
Mỹ nằm trong túi người Do Thái”. Nhờ thế trên vấn đề Trung Đông chính phủ Mỹ
xưa nay luôn bênh vực và viện trợ Israel.
Nước Israel nhỏ bé với hơn 5 triệu người Do
Thái tuy ở trên vùng sa mạc khô cằn nhưng nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế,
khoa học kỹ thuật đều rất phát triển, dân rất giàu, GDP đầu người năm 2003 bằng
19.000 USD. Nhờ sức mạnh mọi mặt ấy, quốc gia nhỏ xíu này đã đứng vững được
trong làn sóng hằn thù và công kích của cả trăm triệu người A Rập xung quanh
...
Nguyên nhân do đâu?
Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả
hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết
định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc
ấy.
Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc
này có lẽ ta cần tìm hiểu các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn
giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn
bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ,
truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua
đuổi, hãm hại, tàn sát dã man suốt 2000 năm qua. Có thể nói, nếu không có chất
keo ấy thì từ lâu dân tộc Do Thái đã bị tiêu diệt hoặc đồng hóa và biến mất
khỏi lịch sử. Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhất thành công trên cả hai mặt: giữ
được sự tồn tại của dân tộc và hơn nữa đưa họ vươn lên hàng đầu thế giới trên
hầu hết các lĩnh vực trí tuệ.
Muốn vậy, ta thử điểm qua vài nét về Kinh
thánh của người Do Thái (Hebrew Bible) – kinh điển này hơn 10 thế kỷ sau được
đạo Ki-tô lấy nguyên văn làm phần đầu Kinh Thánh của họ và gọi là Cựu Ước, nhằm
phân biệt với Tân Ước do các nhà sáng lập Ki-tô giáo viết. Ta cũng cần xem xét
một kinh điển nữa của đạo Do Thái gọi là Kinh Talmud, quan trọng hơn cả Cựu
Ước, có đưa ra nhiều nguyên tắc cụ thể cho tới thời nay vẫn còn giá trị về kinh
doanh, buôn bán.
Trước hết người Do Thái có truyền thống coi
kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người. Kinh Talmud viết: Tài sản có
thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các
ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ
khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể
cướp nổi. Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn
đến đâu cũng tìm cách cho con học hành; ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho
nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề. Người Do Thái có trình độ
giáo dục tốt nhất trong các cộng đồng thiểu số ở Mỹ, thể hiện ở chỗ họ chiếm tỷ
lệ cao nhất trong sinh viên các trường đại học hàng đầu cũng như trong giới
khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật.
Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài
sản và tiền bạc. Đây là một điểm độc đáo khác hẳn đạo Ki-tô, đạo Phật, đạo Nho,
ta cần phân tích thêm.
Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề
quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa
con người với nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia.
Heghel, đại diện nổi tiếng nhất của triết học cổ điển Đức từng nói: “Nhân quyền
nói cho tới cùng là quyền (sở hữu) về tài sản.” Chính Marx cũng nói: Chủ nghĩa
cộng sản “là sự phục hồi chế độ sở hữu của cá nhân trên một hình thức cao hơn”.
Rõ ràng, chỉ khi nào mọi người đều có tài sản, đều giàu có thì khi ấy mới có sự
bình đẳng đích thực, người người mới có nhân quyền. Một xã hội có phân hóa giàu
nghèo thì chưa thể có bình đẳng thực sự. Đạo Do Thái rất chú trọng nguyên tắc
làm cho mọi người cùng có tài sản, tiền bạc, cùng giàu có.
Triết gia Max Weber viết: “Đạo Ki-tô không làm
tốt bằng đạo Do Thái, vì họ kết tội sự giàu có.” Quả vậy, Chúa Jesus từng nói:
“Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Chúa” (Tân Ước, Mathew
19:24), ý nói ai giàu thì khó lên thiên đường, ai nghèo thì dễ lên thiên đường
hơn – qua đó có thể suy ra đạo Ki-tô thân cận với người nghèo khổ. Nho giáo và
đạo Phật lại càng khinh thường tài sản, tiền bạc, coi nghèo là trong sạch, giàu
là bẩn thỉu.
Ngược lại Cựu Ước ngay từ đầu đã viết: “Vàng ở
xứ này rất quý” (Genesis 2:12). Ý tưởng quý vàng bạc, coi trọng tài sản vật
chất đã ảnh hưởng lớn tới người Do Thái, họ đều muốn giàu có. Khái niệm tài sản
xuất hiện ngay từ cách đây hơn 3000 năm khi vua Ai Cập bồi thường cho vị tổ phụ
của bộ lạc Do Thái là Abraham, khiến ông này “có rất nhiều súc vật, vàng bạc”
(Genesis 13:2). Thượng Đế Jehovah yêu cầu Abraham phải giàu để có cái mà thờ
cúng Ngài. Thượng Đế cho rằng sự giàu có sẽ giúp chấm dứt nạn chém giết nhau.
Khi Moses dẫn dân Do Thái đi khỏi Ai Cập cũng mang theo rất nhiều súc vật.
Những người xuất thân gia đình giàu có hồi ấy như Jacob, Saul, David ... đều
được Cựu Ước ca ngợi là có nhiều phẩm chất tốt, lắm tài năng, lập được công
trạng lớn cho cộng đồng dân tộc và đều trở thành lãnh đạo, vua chúa. Ngược lại,
văn hóa phương Đông thường ca ngợi phẩm chất của những người nghèo.
Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do
Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ.
Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa
phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó
khăn. Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn
ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do
Thái cổ đại – về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp
tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào. Người ta nói dân Do Thái có
hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền
đẻ ra tiền – họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp
dụng với quy mô lớn (còn ai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng?).
Tuy vậy, sự quá gắn bó với tiền bạc là một lý
do khiến người Do Thái bị chê bai. Bạn nào đã đọc tiểu thuyết Ai-van-hô
(Ivanhoe) của Walter Scott chắc còn nhớ mãi hình ảnh ông lão Do Thái Isaac
(I-sắc) đáng thương, bố của nàng Rebeca xinh đẹp và thánh thiện, lúc nào cũng
khư khư giữ túi tiền và bị hiệp sĩ Đầu Bò nhạo báng khinh bỉ thậm tệ. Kịch của
Shakespeare đưa ra nhiều hình ảnh khiến người ta có cảm giác người Do Thái bần
tiện, ích kỷ, xảo trá. Tập quán cho vay lãi của người Do Thái bị nhiều nơi lên
án. Hệ thống cửa hiệu của người Do Thái ở Đức là đối tượng bị bọn Quốc Xã
Hitler đập phá đầu tiên hồi thập niên 30. Người Đức có câu ngạn ngữ “Chẳng con
dê nào không có râu, chẳng người Do Thái nào không có tiền để dành.” Karl Marx
từng viết: Tiền bạc là vị thần gắn bó với người Do Thái; xóa bỏ chủ nghĩa tư
bản sẽ kéo theo sự xóa bỏ chủ nghĩa Do Thái. Marx nói như vậy nghĩa là đã thừa
nhận người Do Thái tham dự sáng lập ra chủ nghĩa tư bản, một chế độ xã hội mới
thay thế chế độ phong kiến và làm nên phần chủ yếu trong cộng đồng quốc tế hiện
nay. Quả thật, người Do Thái có đóng góp rất lớn về lý thuyết và thực hành
trong việc xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế
với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; mỗi người đều phải quan tâm
tới tài sản; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và
không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không
phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác ... Có thể hiểu “Yêu
Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của
mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo. Quy ước này
đã đặt nền móng cho tư tưởng nhân ái, bình đẳng của văn minh phương Tây. Từ đó
ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu
lên, không có ai nghèo khổ.
Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề
của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã
hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình
để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm
và năng làm từ thiện. Soros từng cúng 4 tỷ USD (trong tổng tài sản 7 tỷ) cho
công tác từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của
mình. Từ đây có thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như
thế.
Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao
cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng
lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong
ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị cấm sở hữu mọi tài sản cố định
nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách kinh doanh hữu hiệu bằng các dịch vụ
như buôn bán, dành dụm tiền để cho vay lãi …
Muốn làm giàu, điều cơ bản là xã hội phải thừa
nhận quyền tư hữu tài sản. Kinh Talmud viết: ai nói “Của tôi là của tôi, của
anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình thường
(average); nói “Của tôi là của anh, của anh là của tôi” thì là kẻ ngu ngốc; nói
“Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly); ai nói
“Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil). Nghĩa là họ thừa
nhận quyền tư hữu tài sản là chính đáng, không ai được xâm phạm tài sản của
người khác.
Tuy thừa nhận quyền sở hữu tài sản và luật
pháp bảo vệ quyền đó, nhưng đạo Do Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản
tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà
thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của
cải đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi
người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Đây là một quan niệm cực kỳ
tiến bộ và có giá trị hiện thực cho tới ngày nay: tài nguyên thiên nhiên, sự
giàu có của đất nước là tài sản của toàn dân, tuyệt đối không được coi là của
một số nhóm lợi ích hoặc cá nhân.
Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về
kinh doanh. Chẳng hạn:
- Vay một quả trứng, biến thành một trại ấp gà;
- Bán nhiều lãi ít tức là bán 3 cái (lãi) chỉ bằng bán 1 cái;
- Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả;
- Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;
- Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;
- Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;
- Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v…
- Bán nhiều lãi ít tức là bán 3 cái (lãi) chỉ bằng bán 1 cái;
- Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin (tín dụng) là mất tất cả;
- Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;
- Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;
- Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;
- Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v…
So sánh Cựu Ước và Talmud với Tân Ước, có thể
thấy đạo Do Thái là tôn giáo của người muốn làm giàu, còn đạo Ki-tô là tôn giáo
của người nghèo. Khác biệt căn bản ấy là một trong các lý do khiến Giáo hội
Ki-tô ngày xưa khinh ghét người Do Thái (hy vọng trong một dịp khác chúng tôi
sẽ trình bày về vấn đề này).
Từ sự phân tích sơ qua về quan điểm đối với
tài sản và tiền bạc nói trên, có thể thấy hệ thống tư tưởng của đạo Do Thái rất
phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và chính vì thế nó tạo dựng nên
truyền thống văn hóa bất hủ của dân tộc Do Thái – nền móng vững chắc làm cho
dân tộc này dù phải sống lưu vong không tổ quốc hàng nghìn năm nhưng cuối cùng
vẫn là dân tộc thành công nhất trên hầu hết các hoạt động của loài người. Đồng
thời các nguyên lý chính của đạo Do Thái đã tác động không nhỏ tới giáo lý đạo
Ki-tô và đạo Islam; hai tôn giáo lớn này đều có nguồn gốc từ đạo Do Thái. Cuối
cùng, nhờ có những điểm độc đáo nói trên, văn minh Hebrew của phương Đông trong
quá trình giao lưu kết hợp với văn minh Hy-lạp của phương Tây đã sinh ra một
nền văn minh mới – văn minh Ki-tô giáo, sau rốt trở thành nền văn minh phương
Tây rực rỡ mấy nghìn năm nay. Có lẽ đây là thành tựu đáng kể nhất mà nền văn
minh Hebrew đã đóng góp cho nhân loại. Điều đáng nói là, do các nguyên nhân
lịch sử cực kỳ phức tạp, lâu nay người ta đã coi nhẹ nền văn minh Hebrew, và
bây giờ đã đến lúc loài người nên sửa chữa sai lầm đó.
Nguồn tác giả:Nguyễn Hải Hoành
Đông Tác
Đông Tác